Người Mỹ La tinh tại Florida đi bầu, có thể tiên đoán về cuộc bầu cử tại Mỹ?

Chiến dịch tranh cử của bà Clinton tại Florida

Chiến dịch tranh cử của bà Clinton tại Florida Source: AAP

Các cử tri đã bỏ phiếu sớm tại tiểu bang then chốt Florida, mà kết quả này sẽ cho biết thêm về khuynh hướng bỏ phiếu trong ngày bầu cử, bắt đầu vào tối thứ ba tại Mỹ.


Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump có vẻ đang trả giá đắt cho những lời lẽ công kích người Mỹ La tinh.

thường được xem là tiểu bang, được các chính trị gia quan tâm đến nhiều trong thời gian bầu cử, bởi vì nơi nầy thường giữ một vai trò quan trọng, thế nhưng năm nay, tiểu bang nầy còn giữ một vai trò then chốt hơn nữa.

Một cuộc thăm dò công luận ngay trước ngày bầu cử cho thấy, cả hai ứng cử viên, bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đều ngang bằng nhau tại tiểu bang, mỗi người được 45 phần trăm số phiếu thăm dò.

Trong khi đó, thành phố Miami là nơi có nhiều cư dân sinh ra ở ngoại quốc nhiều nhất nước Mỹ, với hơn phân nửa dân số tại đây chào đời tại một nước khác và 70 phần trăm dân số là người gốc La tinh.

Tại thành phố , nằm ngay trung tâm của cộng đồng thiểu số đông đảo người Mỹ gốc La tinh nhất Hoa kỳ, có 76 ngàn người dân gốc Cuba, có thể giữ vai trò tiên phong trong kết quả bầu cử.

Một cử tri người Mỹ gốc Cu ba là ông Ingenienero Santiago Portal cho biết, ông sẽ bầu cho ông Trump.

“Ông Trump là người quan trọng hơn trong thế giới ngày nay, và là người duy nhất hiểu biết công việc như thế nào. Chúng ta cần một doanh nhân trong Tòa Bạch Ốc, đó là ông Donald Trump”.                      

Tuy nhiên một cử tri khác có tên là Blanca cho biết, bà tin rằng Hillary Clinton là chọn lựa tốt hơn.

“Bởi vì bà ta ở trong Tòa Bạch Ốc nhiều hơn là ông Trump. Ông Trump có tính tình không tốt”.

“Vậy là bà không thích tính tình của ông ta à?”.

“Không”.

Nhiều người tại đây trốn thoát khỏi chế độ của ông Fidel Castro ở Cuba và nhiều người vẫn còn giận dữ trước quyết định của Tổng thống Obama, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với xứ sở cũ của họ.

Đó là quyết định của ông Donald Trump hứa hẹn, sẽ duyệt xét lại chuyện nầy.

“Tại sao chúng ta phải đi bầu để chỉ thấy có Clinton và Trump, tại sao?”. Một người tên là Raul nói.


Một cử tri tên là Pedro là một trong những người cho biết, ông thất vọng với chính sách của Tổng thống Obama.

“Ông ta chẳng cho Cuba thứ gì cả. Quí vị biết đó, vì vậy tôi nghĩ chuyện nầy là sai. Mỗi thỏa hiệp đạt được cho người dân Cuba hiện nay trên hòn đảo nầy, ông Trump sẽ cắt hết. Ông ta nói và hứa hẹn như vậy, tôi chẳng biết nữa”.

Một người khác tên là Raul, đến Mỹ vào năm 1994, sau khi trôi nổi trên một chiếc bè và tấp vào bờ, cùng với 5 người bạn.

Ông nầy là một trong số 35 ngàn người, vượt thoát đến Mỹ vào năm đó và đầu tiên ông đã ở trong trại ở , trong 14 tháng đầu.

Ông không bao giờ tha thứ cho Tổng thống thời bấy giờ, là ông Bill Clinton thuộc đảng Dân chủ.

Sau khi liều mình để sống trong một quốc gia dân chủ, ông bối rối với hai tên ứng cử viên trong lá phiếu.

“Nói thật tôi không tin cậy ông Trump và cũng chẳng tin bà Hillary, tôi nghĩ tại đất nước nầy, có hàng ngàn người rất xứng đáng trở thành Tổng thống của nước Mỹ”.

“Tại sao chúng ta phải đi bầu để chỉ thấy có Clinton và Trump, tại sao?”. Một người tên là Raul nói.

Được biết trong ngày cuối cùng của cuộc vận động tranh cử, bà Hillary Clinton đã dừng chân tại 3 tiểu bang ngang ngửa vào thứ hai, gồm North Carolina, Michigan và tại buổi hòa nhạc ở Philadelphia thuộc tiểu bang Pennsylvania.

Tại đây bà xuất hiện với chồng là ông Bill Clinton, con gái là Chelsea, cùng với vợ chồng Tổng thống Obama.

Còn ông Trump tiếp tục cuộc vận động mạnh mẽ qua nhiều tiểu bang, hơn bất cứ ứng cử viên nào trong lịch sử nước Mỹ.

Sau 5 cuộc tụ họp tại 5 tiểu bang khác nhau vào hôm chủ nhật, hôm thứ hai ông dừng chân tại 5 tiểu bang khác là Florida, North Carolina, Pennsylvania, New Hampshire và Michigan.

Trên khắp nước Mỹ, nhiều người suy đoán khác nhau trước khi phòng phiếu mở cửa vào sáng thứ ba, giờ tại Mỹ.

Hơn những lần trước, cuộc bầu cử lần nầy có lẽ chia rẻ người dân Mỹ, về các vấn đề kinh tế, giáo dục và các tầng lớp xã hội.

Nhiều người bỏ phiếu căn cứ vào tình cảm của họ về các vấn đề xã hội, như phá thai, hôn nhân đồng tính, các vấn đề mà những đảng phái về căn bản bất đồng nhau.

Những người khác bỏ phiếu, căn cứ vào các quyết định kinh tế và an ninh, cũng như những ai nghĩ sẽ giữ cho nước Mỹ an toàn và thịnh vượng hơn.

Chưa nói đến ai thắng ai thua, cuộc vận động tranh cử đã thay đổi nền chính trị tại Mỹ và tân Tổng thống sẽ kế thừa sự chia rẻ đã được phơi bầy trong cuộc vận động tranh cử.





 


Share