Hội nghị G7 kết thúc với tiến triển về Iran nhưng rất ít về chuyện khác

French President Emmanuel Macron and U.S President Donald Trump at the G7 media conference

French President Emmanuel Macron and U.S President Donald Trump at the G7 media conference Source: AAP

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chuẩn bị gặp gỡ Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong những tuần lễ sắp tới, trong một nỗ lực nhằm chấm dứt căng thẳng về hiệp ước nguyên tử của nước nầy.


Đây là một hành động của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, vốn thúc giục các nhà lãnh đạo hãy ngồi xuống để đạt được một thỏa ước.

Việc thông qua bế tắc ngoại giao diễn ra vào cuối cuộc họp thượng đỉnh G7 tại thị trấn Biarritz của Pháp, trong đó có ít tiến triển về vụ thương chiến, hoặc trận chiến chống lại các phần tử cực đoan trên mạng.

Tổng Thống Pháp, ông Emmanuel Macron thường bị xem là ‘một ông Trump thì thầm của Âu châu’ và nay qua việc tổ chức cuộc họp thượng đỉnh G7, cuộc họp do ông điều hành được xem là một chiến thắng ngoại giao.

Ông đã sắp xếp cuộc họp giữa Tổng thống Hoa kỳ và Tổng thống nước Iran.

Ông Donald Trump cho biết ông sẳn sàng.

“Nếu các điều kiện là đúng, tôi chắc chắn sẽ đồng ý với chuyện đó, thế nhưng trong lúc nầy họ phải tỏ ra là những tay chơi tốt".

"Chúng ta sẽ làm một số việc, có thể không ngay lập tức, thế nhưng tôi nghĩ cuối cùng chúng ta sẽ làm một số việc, như tôi đã nói Iran là một quốc gia khác biệt nhiều, so với một đất nước cách nay 2 năm rưỡi trước”, Donald Trump.

Tổng thống Pháp đã chơi ván bài lớn lao, bằng cách yêu cầu Ngoại trưởng Iran bay đến Biarritz, để tham dự cuộc họp thượng đỉnh với tư cách quan sát viên và dẫn đến việc phá vỡ bế tắc.

“Những gì tôi nói với Tổng thống Rouhani qua điện thoại là nếu ông chấp nhận cuộc họp với Tổng thống Trump, tôi tin tưởng là một thỏa thuận có thể đạt được".

"Chúng ta biết các điều kiện và các mục tiêu, thế nhưng nay chúng ta phải ngồi xuống chung quanh một cái bàn để đạt được mục tiêu đó”, Emmanuel Macron.

Được biết mối quan hệ giữa Iran và Mỹ ngày càng tệ hại, khi Tổng thống Trump rút lui khỏi hiệp ước năm 2015, nhằm giới hạn hoạt động nguyên tử của nước nầy.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Âu châu tìm cách cứu vãn hiệp ước từ đó, nhưng không thành công.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết, ông sẵn lòng ngồi xuống nói chuyện với đối tác Hoa kỳ.

“Tôi tin rằng để bảo đảm quyền lợi quốc gia của chúng ta, thì bất cứ phương tiện nào cũng được dùng đến".

"Nếu tôi biết sẽ có một cuộc họp và gặp gỡ một người có thể giúp cho đất nước phát triển, cùng giải quyết được các khó khăn, tôi sẽ không bỏ lỡ".

"Nguyên tắc là phục vụ cho quyền lợi quốc gia của chúng tôi”, Hassan Rouhani.

Các tiến triển hướng đến việc giải quyết bế tắc về hiệp ước nguyên tử, là một trong một vài giây phút hết sức thân thiện không ngờ, khi cuộc họp thượng đỉnh G7 đi đến chỗ bế mạc.

Tổng thống Trump đề nghị nói chuyện với Trung quốc, qua các cuộc hội đàm thương mại có thể tái tục và ông cũng ca ngợi con người, mà ông luôn chỉ trích trong nhiều tháng qua, qua việc lợi dụng biện pháp tiền tệ.

“Tôi nghĩ Chủ tịch Tập cận Bình là một lãnh tụ có bề thế và là một con người sáng suốt, ông ta không thể làm mất đi 3 triệu công việc trong một thời gian rất ngắn và việc đó sẽ nhân lên gấp nhiều lần nữa”, Donald Trump.

Một thỏa thuận đạt được, để gởi 20 triệu Mỹ kim đến giúp đỡ cho các nước tại vùng Amazon, nhằm chống lại các đám cháy và trợ giúp cho các cộng đồng bị ảnh hưởng.
"Thực vậy chúng ta nên ở lại thêm một giờ nữa và không ai muốn rời khỏi nơi đây”, Donald Trump.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Antionio Guiterres cho biết.

“Tôi nghĩ điều quan trọng là có lời kêu gọi mạnh mẽ đến cộng đồng quốc tế để hỗ trợ cho vùng Amazon, để chống lại ngọn lửa và sau đó là tái lập rừng, vốn là chuyện chính yếu để bảo tồn di sản không thể mất đi của nhân loại", Antonio Guiterres.

Thế nhưng vào cuộc hội thảo bàn về thay đổi khí hậu, Tổng thống Trump vắng mặt.

Tòa Bạch Ốc cho biết, ông bận rộn gặp gỡ các nhà lãnh đạo khác, vào lúc đó.

Sau đó ông cho các ký giả biết là, ông tự xem mình là ‘người tranh đấu cho môi trường’ và muốn có ‘không khí trong sạch’, thế nhưng ông nhấn mạnh rằng việc đó không thể xảy ra với một cái giá ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của Hoa kỳ.

Nước Úc tham dự G7 lần đầu tiên, như là một quan sát viên đặc biệt.

Thủ tướng Scott Morrison tham dự cuộc thảo luận về việc, làm thế nào để hoạt động cùng với các đại công ty kỹ thuật, hầu cải thiện sự đáp ứng của họ, nếu có nội dung cực đoan xuất hiện trên trang mạng.

“Đã có những ủng hộ mạnh mẽ bởi vì đó là một dự luật hết sức đơn giản, những qui luật mà thế giới kỹ thuật số phải giống như các qui định trên thế giới".

"Những gì quí vị mong đợi với các công ty trong thế giới thực tế, cũng là những gì quí vị chờ đợi với các công ty trong thế giới kỹ thuật số".

"Tôi muốn nói là quí vị không để cho một công ty sản xuất một sản phẩm tệ hại, một thứ đồ chơi cuả trẻ em trên kệ hàng và kêu gọi người ta mua nó, nuốt nó rồi nghẹn đến chết”, Scott Morrison.

Một lời hứa bất ngờ của các trang mạng xã hội, trong việc chống lại các nội dung thù hận đã không thực hiện, với việc Hoa kỳ chống lại do các lý do về pháp lý.

Cuộc họp thượng đỉnh năm nay diễn ra trong nhiệm kỳ của Tổng thống Emmanuel Macron và chú tâm về các vấn đề, được xem là được các nước Âu châu đồng ý rộng rãi.

Thế nhưng năm tới, Hoa kỳ sẽ tổ chức cuộc họp G7, với ông Donald Trump đề ra nghị trình thảo luận, dường như là rất khác biệt trong việc qui tụ các nước.

Tổng thống Mỹ đề nghị tổ chức cuộc họp tại nơi nghỉ mát của ông ở Miami và đang xem xét, liệu có mời Tổng thống Putin tham dự như một vị khách hay không.

Nga đã bị trục xuất khỏi hội nghị thượng đỉnh hồi năm 2014, do việc sát nhập Crimea.

Cuộc họp thượng đỉnh năm nay kết thúc, mà không có chuyện gì sôi nổi hay ầm ĩ.

Các dị biệt đã bị lướt qua, để cho phép các tiến triển hạn chế trong một số vấn đề then chốt.

“Có sự đoàn kết lớn lao và, đôi khi tôi đọc một chút tin giả và tôi cho quí vị biết có những tin tức như vậy".

"Thực vậy chúng ta nên ở lại thêm một giờ nữa và không ai muốn rời khỏi nơi đây”, Donald Trump.

Thế nhưng sau 3 ngày thảo luận, họ đã rời khỏi Biarritz, với tiến triển về vấn đề Iran, thế nhưng chẳng có sáng kiến quan trọng nào, trong thời gian diễn ra bên bờ biển nước Pháp.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share