Giới trẻ ở Úc lâu thì kém lạc quan hơn so với thanh niên sắc tộc mới đến

ver 1,900 15 to 25 year olds across Australia were surveyed by Melbourne University (

ver 1,900 15 to 25 year olds across Australia were surveyed by Melbourne University Source: AAP

Một cuộc nghiên cứu toàn quốc đầu tiên trên thanh thiếu niên đến từ nhóm di dân và dân tị nạn đã phát hiện rằng những người này phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm vấn đề phân biệt đối xử và xung đột giữa các thế hệ. Nghiên cứu này cũng tìm thấy nhiều người có sự gắn kết mạnh mẽ với cộng đồng Úc.


Cuộc khảo sát của đại học Melbourne lấy ý kiến của  hơn 1.900 thanh niên ở độ tuổi từ 15 đến 25  trên khắp nước Úc vào năm 2017.

Kết quả nhận được đó là nghiên cứu Multicultural Youth Australia Census (MY Australia Census) - là nghiên cứu quốc gia đầu tiên về những người đến từ nguồn gốc di cư và tị nạn.

Đồng tác giả của nghiên cứu,  bà Rimi Khan, nói rằng nghiên cứu phác họa một bức tranh toàn cảnh rất cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách về những trải nghiệm và nhu cầu khác nhau của thanh niên có văn hóa đa nguyên.

"Có những nghiên cứu thường xuyên về thanh thiếu niên Úc nói chung, chứ không có nghiên cứu nào cụ thể đối với nhóm thanh niên tị nạn và di dân, và đó là một vấn đề thực sự. Bởi vì chúng ta biết rằng về cơ bản, một nửa số người trẻ Úc là di dân thế hệ thứ nhất hoặc thứ hai. Vì vậy, đây không còn là nhóm thanh niên thiểu số mà chúng ta đang nói đến. Đó là một bộ phận rất lớn trong xã hội của chúng ta và điều quan trọng là các nhà hoạch định và lãnh đạo chính sách của chúng ta hiểu thêm về kinh nghiệm của họ." 

Khoảng 75 phần trăm những người trong cuộc khảo sát được sinh ở nước ngoài.

Trong số đó, cứ năm người thì có bốn người còn đang đi học.

Bốn mươi chín phần trăm cho biết họ đã từng bị phân biệt hoặc đối xử không công bằng hồi năm ngoái.
Nhiều người đã là nạn nhân hoặc chứng kiến sự phân biệt chủng tộc ở nơi công cộng, trường học, nơi làm việc và khi nộp đơn xin việc.
50% số người này đã trải qua tình trạng bị thiếu giờ làm, so với 31 phần trăm những người khác cùng độ tuổi trong cộng đồng chung.

Mạng lưới Bênh vực cho Giới trẻ Đa văn hoá ở NSW, Multicultural Youth Advocacy Network NSW cũng tham gia vào cuộc nghiên cứu.

Giám đốc điều hành của cơ quan này,  Alex Long cho biết có những lợi ích cho nhà tuyển dụng khi họ thuê nhân viên mang nguồn gốc văn hóa đa nguyên.

"Họ nói được nhiều ngôn ngữ , họ thông hiểu nhiều nền văn hóa, họ có sự kiên trì và khả năng thích ứng. Vì vậy, đây là những người trẻ thực sự có thể đóng góp và mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Thật đáng thất vọng khi chúng ta vẫn thấy tình trạng thất nghiệp và thiếu hụt giờ làm ở nhóm thanh niên này."

Cuộc khảo sát đã xem xét ý nghĩa của sự gắn kết trong cộng đồng. 

Điều này đã tìm thấy mức độ tham gia trên một số hoạt động xã hội, cộng đồng và văn hóa.

Hơn ba phần tư số người mới đến Úc nói "Tôi cảm thấy mình gắn kết với nước  Úc, với khu vực địa phương mình và Tôi thấy gắn kết với trường học của tôi."
Những người đã ở Úc trong vòng năm năm hoặc lâu hơn thì lại ít lạc quan hơn đáng kể so với thanh niên sắc tộc mới đến. Vì vậy, điều đó thực sự cho chúng ta biết rằng chưa có đủ những hoạt động ở Úc, những dịch vụ hỗ trợ và những chương trình để duy trì tinh thần lạc quan giới trẻ đến Úc, trích lời bà Rimi Khan.
Bà Long nói rằng phát hiện này là phương thuốc xoa dịu trước những tin tức tiêu cực trên báo chí gắn liền với thanh niên có văn hóa đa nguyên.

"Họ cảm thấy nước Úc là nơi họ có thể thành công và đạt được những mục tiêu tương lai.  Họ cảm thấy được kết nối với cộng đồng của mình, họ cảm thấy được kết nối với toàn xã hội rộng lớn. Họ muốn tham gia , muốn làm việc hướng tới một nước Úc tốt đẹp hơn. Chúng ta thường không nghe đến những câu chuyện kiểu đó. Chúng ta chỉ thấy những vụ tội phạm đang diễn ra- như trường hợp ở Victoria- là các nhóm băng đảng gốc Phi. Nhưng thật ram những vấn đề kiểu này cũng đang  bùng phát ở  Sydney nữa."

Nhưng Rimi Khan nói rằng sự gắn kết mức cao phần lớn thuộc nhóm những người mới đến Úc, và giảm dần sau nhiều năm sống ở đây.

Bà tin rằng điều này có thể là do sự sụt giảm trong các dịch vụ hỗ trợ cho người tị nạn và di dân sau những năm đầu.

"Những người đã ở Úc trong vòng năm năm hoặc lâu hơn thì lại ít lạc quan hơn đáng kể so với thanh niên sắc tộc mới đến. Vì vậy, điều đó thực sự cho chúng ta biết rằng chưa có đủ những hoạt động ở Úc, những dịch vụ hỗ trợ và những chương trình để duy trì tinh thần lạc quan giới trẻ đến Úc."

Nghiên cứu cũng cho thấy thanh niên  văn hóa đa nguyên  có mối liên hệ chặt chẽ nhưng phức tạp với gia đình mình. Những thanh nhiên này được xem vừa là nguồn hỗ trợ vừa là nguồn cơn của những mối căng thẳng, với trách nhiệm gia đình đôi khi ngăn cản những người trẻ này được tham gia vào các lãnh vực khác của cuộc sống.

Share