Giới trẻ trong nước và ngày 30/4

Trên một con đường ở Sài Gòn ngày 29/4/2021

Trên một con đường ở Sài Gòn ngày 29/4/2021 Source: vietmaisau

"Ngày xưa ở nhà mình mọi người hay có truyền thống, mà mình thấy nhiều nhà người miền Bắc cũng thế, đó là kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30/4. Nhưng mình nhớ rõ là đến ngày 30/4/2012 (...) chính mình là người khởi xướng một cuộc cãi vã rất khốc liệt về ngày 30/4 ngay giữa mâm cơm (...) và từ đó gia đình mình cũng không tổ chức ngày 30/4 nữa."


Ngày 30/4 là dịp mà chính quyền trong nước mỗi năm đến ngày này cho treo cờ kết hoa, tổ các chương trình văn nghệ ca hát quy mô khắp các tỉnh thành.

Ngoại trừ hai năm 2020 2021 do ảnh hưởng của COVID không có những buổi tụ tập đông người tuy nhiên chủ trương và tinh thần kiên định của chính quyền về ngày 30/4 vẫn không thay đổi, vẫn là ngày giải phóng ngày lễ lạc trọng đại và ngày mà dân chúng được cho nghỉ lễ để khuyến khích họ vui chơi. 

Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ lên nhận thức nhiều người Việt về ngày 30/4.

Tháng Tư đối với người Việt gần như là một tháng của sự phân cực và đối lập về cảm xúc. 

Tháng của chiến thắng của thống nhất đất nước của vui chơi lễ lạc đối với người này và tháng của tan nhà nát cửa, mất mát kinh hoàng và đau buồn khó nguôi ngoai. 

Tháng Tư đối với rất nhiều gia đình người Việt là tháng của làm giỗ cho người thân đã ngã xuống đã bị sát hại, đã tuẩn tiết đã bỏ mình cách nay 46 năm. 

Tháng Tư cũng là tháng đánh dấu sự chia ly, đổ vỡ, tan nát, của việc một buổi sáng đẹp trời thấy cả gia đình mình ngơ ngác nơi rừng hoang nước độc được gọi bằng một cái tên mỹ miều là "vùng kinh tế mới" để tự cào cấu sinh nhai, và đói. Đói triền miên, đói đến thẩn thờ ngây dại là điều mà nhiều người hơn 40 năm sau vẫn không quên được. 

Tháng Tư là tháng của các trí thức tinh hoa Việt bị chà đạp nhân phẩm trong cái gọi là re-education camp trại cải tạo , bị đày ải đằng đẳng khổ sai để không còn nhận ra mình là người.

Tháng Tư là tháng lao mình ra biển. 

Tại bãi Tha Sala ở Thái còn miếu thờ 11 cô gái Việt, không một mảnh áo quần, bị trói cổ vào nhau, thả trên biển trôi dạt vào đây. Xác các cô  được người địa phương thương tình chôn cất. 

Theo nhà văn Trần Mộng Tú, "Tha Sala không chỉ vớt Mười Một Cô, Tha Sala còn vớt thêm bao nhiêu cái xác trôi đơn lẻ, trôi hai ba, trôi năm bẩy, giạt vào bờ".

Còn bao nhiêu nhiêu người Việt khác đã không bao giờ tìm tới bờ.

Có người nói rằng những chuyện đau thương mất mát buồn thảm xảy ra đã quá lâu không nên nhắc lại "hãy để ngày ấy lụi tàn".

Một vị khác bày tỏ "Mong ước ngày 30/4 là ngày vui thống nhất và hoà hợp dân tộc của mọi ngừời dân, đó mới là một bước tiến của lịch sử dân tộc!"

Báo chí trong nước ngày 29/4/2921 chạy bài phát biểu của ông Bí thư Tp HCM Nguyễn Văn Nên "tại buổi họp mặt kỷ niệm 46 năm Ngày thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2021):

"Trong những lớp người, chiến sĩ góp phần xây dựng TP.HCM, có những người từng làm việc cho Việt Nam Cộng hòa, có người từng là con cháu của tướng lĩnh, lãnh đạo cấp cao, không chỉ là chiến sĩ cách mạng mà thậm chí cả người ở phía bên kia. Họ đã tiếp tục sự nghiệp xây dựng đất nước chúng ta. Họ đại diện cho một lớp người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng là những người yêu nước, lẽ sống của họ là phục vụ nhân dân, Tổ quốc", ông Nguyễn Văn Nên nói.

Phát biểu của ông Nguyễn Văn Nên tạo nên một sự xôn xao trên mạng xã hội. Không ít ý kiến tỏ ra vui mừng cho rằng đây là lần đầu tiên một bí thư thành ủy nhắc đến những đóng góp của những người VNCH, và gọi chính thể VNCH bằng đúng tên gọi của họ chứ không phải bằng những từ ngữ miệt thị. 

Những người khác tỏ ra nghi ngờ cho rằng đây chỉ là lời nói suông và rằng "người Cộng Sản nói và làm không trùng hợp" chưa tính đến bản chất của người cộng sản là lừa dối bịp bợm gian ác kể cả khát máu" như lời bình của một facebooker Ha Thai trên trang của nhà báo Lưu Trọng Văn.

Và cũng trong bài phát biểu này thì ông Nguyễn Văn Nên văn gọi ngày 30/4 là "sự kiện lịch sử", là "dấu mốc son chói lọi nhất, mang tầm vóc quốc gia và quốc tế." 

Tuy nhiên vẫn có những người trẻ rất trẻ có suy nghĩ khác về ngày này.

Sáu bạn trẻ trong đó một bạn sinh ra ở miền Nam còn lại là sinh ra ở miền Bắc, tất cả đều sinh sau ngày 30/4/75 và hoàn toàn lớn lên trong mái trường XHCN, họ nghĩ khác về ngày 30/4. Từ đâu mà họ có được suy nghĩ đó?

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


 


Share