Theo chân New Zealand, Úc thay đổi triệt để phụ cấp Centrelink

Social Services Minister Christian Porter

Social Services Minister Christian Porter Source: AAP

Chính phủ công bố đi theo mô hình New Zealand để chặn đứng tình trạng triền miên phải sống dựa vào trợ cấp xã hội của một số người.


Tổng trưởng An Sinh xã hội Christian Porter đã công bố một chương trình có tên Australian Priority Investment (Ưu tiên đầu tư tiếp cận cho dân Úc).

 Trong phúc lợi xã hội, đầu tư tiếp cận có nghĩa là gì?

 Theo ông tổng trưởng, đó là sớm sủa đến với những nhóm người có nguy cơ phải nhận phúc lợi xã hội lâu dài để sống, đưa ra những chương trình huấn nghệ đào tạo, với hy vọng họ sẽ sớm có việc làm để không nhận phúc lợi nữa

 Ý tưởng này dựa trên mô hình theo cách mà Tân Tây Lan đã làm trước đây.

Chính phủ đưa ra một chương trình đến 96 triệu đô la.

Theo đó các tiểu bang và các nhóm liên quan đến phúc lợi xã hội sẽ được gọi thầu để đưa ra được những chương trình có thể ngăn chặn được vòng xoáy phụ thuộc vào phúc lợi xã hội của một số người

Những chương trình này một khi được chấp nhận khi đem ra thực hiện sẽ bị giám sát, đánh giá cũng như sẽ bị ngưng ngay lập tức nếu không mang lại kết quả gì.

 Chính sách “Cây gậy và củ cà rốt”.

 Được biết New Zealand đã giảm được gánh nặng phúc lợi của nước này lên đến hàng tỷ đô la khi áp dụng một mô hình tương tự.

 Bộ trưởng dịch vụ xã hội của Tân Tây Lan đã nói với đài ABC rằng ở New Zealand, trừ các khoản trợ cấp bắt buộc không thể giảm được như y tế và trường học.

Các phụ cấp khác đã giảm được tới một nửa.

Về căn bản, chính phủ sẽ trả tiền, nếu một  người vẫn tiếp tục làm việc, nhưng nếu không làm tròn các nghĩa vụ xã hội đòi hỏi, trợ cấp sẽ bị cắt ngay lập tức.
"Chúng tôi đã nhìn thấy nhiều thập niên chính phủ ném tiền qua cửa sổ” Emma Bennet, bộ trưởng an sinh xã hội New Zealand.
“Nhưng tôi biết rằng nếu chúng ta giúp những người này sớm sủa và thực sự dành nhiều tiền hơn một chút cho họ thì về sau chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt.

 Kết hợp với chủ trương cây gậy và củ cà rốt tức là chủ trương có thưởng có phạt. Từ đó phải chắc chắn rằng chúng ta sau đó chống lưng cho họ bằng các cơ hội đào tạo và quản lý chặt chẽ".

 Nhóm người nào cần phải áp dụng cách đầu tư tiếp cận này?

 Các báo cáo về hậu quả của sống dựa vào trợ cấp xã hội lâu dài cho thấy hàng ngàn các cha mẹ trẻ vẫn còn phải lãnh phụ cấp xã hội trong một thời gian dài vì họ tiếp tục sẽ sinh thêm con.

 Theo ước tính về khoản này người thọ thuế sẽ tốn khoảng 2, 4 tỷ đô la một năm.

 Báo cáo trên còn cho thấy gần 30 % sinh viên đã mượn tiền để đi học sẽ không trả nợ hết trong vòng sáu mươi năm tới.

 Và báo cáo cũng cho biết một nửa trong số 11. 000 người trẻ tuổi đang chăm sóc người bệnh sẽ vẫn lãnh phúc lợi này trong vòng 70 năm tới khiến ngân quỹ tốn kém đến tỷ 2 đô la mỗi năm.

 Mục đích thực sự của phúc lợi xã hội là gì?

Ông Porter nói rằng cần có một cuộc cách mạng trong cách chi trả an sinh xã hội.

"Mục đích thực sự của phúc lợi xã hội không phải là để đạt được những mục tiêu xung quanh vấn để bất bình đẳng hoặc uy tín của một chính phủ.
“Nhiệm vụ thực sự của nó là cải thiện triển vọng của một cá nhân cho một cuộc sống tốt hơn, một cuộc sống thực có ý nghĩa hơn qua việc làm, bằng sự đóng góp cho cộng đồng và thông qua sự tự chủ của chính cá nhân đó" Tổng trưởng Christian Porter
Ông Porter nói một hệ thống phúc lợi không có gì tiến bộ nếu không đặt một nghĩa vụ công bằng và vững chắc trên những cá nhân có khả năng đảm nhận trách nhiệm ngày càng tăng với cuộc sống của chính mình.

 Ông nói rằng bất cứ nơi nào có thể, phúc lợi xã hội phải là một bàn tay chìa ra giúp đỡ người ta thoát ra khỏi sự phụ thuộc. Nếu không giúp đỡ có nghĩa hệ thống này khiến người ta tiếp tục lần quẩn trong vòng phúc lợi cho đến mãn đời.

 Ông cho biết:

"Nơi nào mà chúng tôi thấy có những nhóm người phụ thuộc triền miên vào phúc lợi xã hội thì mục tiêu của chúng tôi là làm giảm sự phụ thuộc đó và chuyển người ấy vào trạng thái tự lực cánh sinh. Mục tiêu của chúng tôi sẽ được đo lường có thành công hay không về cách các thành viên của các nhóm được nhắm tới có tự chủ được hay không?”.

 Bây giờ, tất nhiên về lâu dài nếu người ta có thể tự chủ được tôi nói có nghĩa là trong thời gian rất dài có khả năng được cải tiến hoàn toàn thì cũng ngẫu nhiên song song với sự phát triển bền vững của ngân sách phúc lợi"

 Chương trình này có thực sự hiệu quả?

 Thủ lãnh đối lập Bill Shorten cho rằng,bất cứ điều gì giúp cho mọi người ít phụ thuộc vào phúc lợi xã hội cũng là một điều tốt nhưng ông nói rằng chính phủ không thực sự cam kết cải thiện cho những người đang cần giúp đỡ.

 "Chúng tôi luôn tin tưởng vào các khoản đầu tư dài hạn trong phúc lợi xã hội.

Nhưng tôi nghĩ rằng nếu chính phủ thực sự tin tưởng vào phúc lợi cho từng cá nhân và giúp được mọi người ra khỏi cảnh nghèo đói.Họ không nên thắt chặt Medicare.Họ nên tài trợ cho các trường học và các nơi giữ trẻ đàng hoàng hơn.
"Và trong khi còn tại chức họ nên dành ít thời gian đầu tư vào các phúc lợi dài hạn của các ngân hàng lớn và đa quốc gia của ngoại quốc mà dành thời gian nhiều hơn trong việc săn sóc người về hưu cùng những người đang tìm kiếm công ăn việc làm một cách tuyệt vọng" Bill Shorten
Ông Porter nói Úc dành khoảng 160 tỷ đô la một năm cho phúc lợi xã hội và khoảnh này ngốn hết tám mươi phần trăm thuế cá nhân thu được ở Úc.

Ông cũng cho biết nếu không thắt chặt gánh nặng phúc lợi của Úc năm 2026 sẽ lên tới 277 tỷ đô la một năm, có nghĩa với dân số hiện tại của Úc ngân quỹ phúc lợi suốt đời sẽ là 4,8 ngàn tỷ Úc kim.


Share