Chính phủ hủy bỏ hàng trăm visa của các phạm nhân tội hình sự

The Government has sent more than 800 non-citizens home after cancelling their visas

The Government has sent more than 800 non-citizens home after cancelling their visas Source: AAP

Có hơn 800 phạm nhân bị tước quốc tịch Úc trong năm 2018 trong đó có hơn 12 phần trăm liên quan đến các tội trạng dính líu lạm dụng tình dục trẻ em.


Visa của họ bị hủy bỏ theo luật lệ hiện hành theo đó những người bị kết án trên 12 tháng trở lên sẽ bị mất visa.

Phần lớn trong số khoảng 500 người bị hủy visa liên quan đến các tội bạo lực.

Trong đó nhóm nầy có độ 100 người dính líu đến các tội lạm dụng tình dục trẻ em hay khai thác trẻ em làm mại dâm, 53 trường hợp về tội bạo hành gia đình , 34 tội liên quan đến tình dục và 13 là những kẻ sát nhân.

Ngoài ra có 125 người cũng bị hủy visa về tội tấn công người khác và 56 vụ dính líu đến tội cướp có võ trang.

Tổng trưởng Di trú, Quốc tịch và Đa văn hóa sự vụ, ông David Coleman cho biết việc trục xuất gởi một thông điệp mạnh mẽ là những hành vi tội phạm không thể không bị trừng phạt.

“Nước Úc là một quốc gia luôn hoan nghênh các di dân, chúng tôi chào mừng du khách từ mọi nơi trên thế giới đến đây, thế nhưng chúng tôi không dung thứ những tội ác chống lại người Úc, đó là một thông điệp rất đơn giản.

"Nếu những người không phải là công dân Úc phạm tội hình sự tại Úc, họ sẽ bị hủy visa,” David Coleman.

Con số mới nhất nâng tổng số những phạm nhân can tội hình sự, không phải là công dân Úc, bị hủy visa là 4150 người, khi các điều khoản về hủy bỏ visa đối với tội nhân hình sự bị án 12 tháng hay hơn nữa, được thêm vào Đạo luật Di trú.

Chính phủ liên bang đề ra dự luật gởi đến Quốc hội hồi tháng 10, theo đó có thể dẫn đến việc có nhiều tội phạm hình sự, sinh đẻ ở ngoại quốc bị trục xuất.

Theo dự luật nói trên, bất cứ ai phạm một tội có thể bị án ít nhất 2 năm tù thì có thể bị hủy bỏ visa, bất chấp người đó có ngồi tù trong thời gian ít hơn, hoặc ngay cả không ở tù ngày nào đi nữa.

Dự luật sẽ bao gồm các tội bạo hành và liên quan đến tình dục, trong đó có nổi loạn, xâm nhập gia cư trái phép, ăn cắp xe và các vi phạm nghiêm trọng về án lệnh bạo hành trong gia đình.

Ông David Coleman cho biết thêm.

“Khi Quốc hội tái nhóm, các luật lệ sẽ được thảo luận và sẽ tăng cường thêm nữa về các khoản trừng phạt, cũng như tăng cường việc trắc nghiệm về bản chất chiếu theo luật lệ về di trú, cũng như có những hướng dẫn sâu xa cho các nhà hoạch định chính sách ,để họ có những quan điểm mạnh mẽ đối với những người không phải là công dân Úc, phạm trọng tội trên nước Úc”.

Phát ngôn nhân đối lập về Di trú và Bảo vệ Biên giới là ông Shayne Newman cho biết, Lao động ủng hộ việc trục xuất những người không phải là công dân Úc, đã phạm tội hình sự.

“Tôi có thể nói là Lao động ủng hộ điều 501 của đạo luật di trú. Chúng tôi ủng hộ khi chính phủ đưa ra các tu chính án hồi năm 2014 và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy hôm nay".

"Nếu Tổng trưởng Di trú tin rằng, một người nào đó gây nguy hiểm cho cộng đồng người Úc, hay có những nghi ngờ hợp lý rằng họ không hội đủ tính chất cần thiết phải có, thì Tổng trưởng có thể trục xuất họ ra khỏi nước Úc nếu họ không phải là công dân Úc”, Shayne Neumann.
"Những trường hợp nầy phải được Tổng trưởng Di trú thẩm định và ông ta nên có quyền hủy bỏ visa trong các trường hợp nghiêm trọng, thế nhưng vào lúc nầy chúng ta có chính sách hủy bỏ visa tự động và việc nầy gia tăng sự bất công”, Steven Blanks.
Trong khi đó ông Steven Blanks, phát ngôn nhân của Hội đồng Tự do Dân sự New South Wales cho rằng, việc trục xuất là một phần của chính sách hết sức nghiêm khắc.

Ông cho biết, nhiều người bị trục xuất đã cư ngụ ở đây hàng chục năm cùng với gia đình và có những gắn bó chặt chẽ với nước Úc.

Ông Blanks cho biết, chỉ có khoảng 100 người hiện bị trục xuất, do việc phạm tội hết sức nghiêm trọng như sát nhân hay lạm dụng tình dục trẻ em, rồi ông tranh luận rằng những người còn lại, chỉ đe dọa chút ít đối với cộng đồng nói chung mà thôi.

“500 trường hợp khác có thể liên quan đến việc cộng đồng Úc bị thương tổn, khi họ mất người thân trong gia đình do những tranh chấp gây ra, dẫn đến những thiệt hại không cần thiết trong việc bảo vệ cộng đồng người Úc”.

Trong khi ông Blanks ủng hộ việc trục xuất những người phạm các tội nghiêm trọng, ông cũng không ủng hộ chính sách hiện nay về việc tự động trục xuất những người phạm tội nhẹ, hay bất cứ thay đổi nào thêm nữa đối với luật pháp hiện tại.

“Rõ ràng có những trường hợp có những người phạm trọng tội tại Úc, phải bị trục xuất sau khi thụ án xong".

"Thế nhưng chúng ta không nên có một hệ thống, theo đó việc trục xuất diễn ra một cách tự động".

"Những trường hợp nầy phải được Tổng trưởng Di trú thẩm định và ông ta nên có quyền hủy bỏ visa trong các trường hợp nghiêm trọng, thế nhưng vào lúc nầy chúng ta có chính sách hủy bỏ visa tự động và việc nầy gia tăng sự bất công”, Steven Blanks.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share