Hamas giải tán cơ cấu cai trị ở Gaza nhằm hòa giải với Fatah

Cha và con gái đi ngang qua các bích chương ở Gaza

Cha và con gái đi ngang qua các bích chương ở Gaza Source: Getty Images

Nhóm Hồi giáo Palestine là Hamas loan báo sẽ giải tán cơ chế cai trị tại dải Gaza và tổ chức tổng tuyển cử.


Việc nầy có thể cho thấy một bước tiến đến hòa giải trong nội bộ Palestine, với hy vọng sẽ cộng tác với cánh của Chủ tịch , hiện nắm quyền ở vùng .

Đã 12 năm trôi qua, khi nhóm Hamas của Palestine tổ chức cuộc bầu cử các cơ quan cai trị trên dải Gaza.

Theo sau việc đụng độ với nhà cầm quyền Palestine do phe Fatah nắm giữ tại vùng Tây ngạn, Hamas từ đó đã cai trị dải đất Gaza ven biển, với dân số là 2 triệu người.

Việc thống nhất hai lãnh thổ đã được bàn đến sau một thập niên, theo sau việc phe Hamas Hồi giáo và phe Fatah theo thế tục đã tranh giành nhau việc kiểm soát dải Gaza, nay việc thống nhất nầy có thể mang ý nghĩa là các vấn đề phức tạp, liên quan đến việc phân chia quyền hành, vốn đã làm ngưng trệ các cố gắng nhằm hòa giải hai phía trong quá khứ, hy vọng nay việc nầy có thể được giải quyết.

Đã có nhiều cố gắng nhằm hòa giải hai phe đối nghịch, trong vài lần suốt 10 năm qua.

Vào năm 2011 và 2014, đã có các nỗ lực nhằm đạt đến một chính quyền duy nhất cai trị các vùng Tây ngạn lẫn dải Gaza, thế nhưng đã thất bại và cũng có một số hy vọng là, hành động nầy có thể giải tỏa sự lạnh nhạt quan trọng đầu tiên, trong tình thế bế tắc trong băng giá từ lâu.

Hành động của Hamas trong việc tổ chức tổng tuyển cử hiện nay, là kết quả của các cuộc đàm thoại gián tiếp giữa các phe phái qua trung gian của Ai cập, vốn nước nầy có chung biên giới với dải Gaza.

Phát ngôn nhân của Hamas là ông Fawzi Bahroum, mô tả việc giải tán cơ chế cai trị hiện tại là một bước khó khăn, để cuối cùng sẽ mang lại lợi lộc cho người dân Palestine, vốn luôn mong mõi việc thống nhất.

“Nay Hamas đã có một quyết định hết sức dũng cảm, nghiêm trọng và ái quốc khi giải tán chính quyền cai trị, thế nhưng hành động của Fatah và Chủ tịch Palestine sẽ đáp ứng với quyết định nầy và với nỗ lực của Ai cập như thế nào?".

"Chúng tôi tin rằng AbuMazen và Fatah có một cuộc thử nghiệm mới, trong việc đáp ứng các nỗ lực của Ai cập và với việc đạt được khát vọng của dân tộc Palestine của chúng ta, trong việc tìm kiếm một chính nghĩa thống nhất của Palestine, để tất cả chúng ta được tự do trong việc đối phó với các thách thức và quan trọng hơn cả, là đối phó với việc chiếm đóng và định cư trên phần đất của Palestine”, Fawzi Bahroum.

Hành động của Hamas diễn ra, 6 năm sau khi cả hai phe phái tuyên bố về một chính phủ hòa giải dân tộc, mà họ đã cố gắng thực hiện thế nhưng thất bại, trong việc thành lập một ban lãnh đạo chung cho các lãnh thổ của người Palestine.
“Chúng tôi hy vọng họ thống nhất với nhau và có cùng một quan điểm, bởi vì kẻ thù là một kẻ đối nghịch còn đất đai lại là một chuyện khác, vị Tổng thống phải là một người duy nhất và còn có một vị Thủ tướng. Bởi vì cuộc sống chẳng có thể tồn tại, khi có hai cái đầu trên một cơ thể”, Maher Abu Abaid.
Một thành viên Trung Ương của Ủy ban Fatah là ông Abbas Zaki, hoan nghênh quyết định mới nhất của Hamas.

“Chúng tôi không muốn ngã theo bất cứ phe Ả rập hay phe phái quốc tế nào, họ chỉ tay vào chúng tôi và nói rằng chúng tôi là những trở ngại cho việc chấp thuận của người Palestine và quyết định về mọi phương diện do sự chia rẽ, hay là vì chúng tôi có lý do riêng".

"Chúng tôi hy vọng chúng ta sẽ như một trường học mà thế giới có thể biết được, bởi vì đó là một chính nghĩa đúng đắn và cả dân tộc nầy mong muốn một giới lãnh đạo có trách nhiệm, cũng như hòa hợp với người dân”, Abbas Zaki.

Tuy nhiên người dân Palestine nói rằng, hành động của giới lãnh đạo Hamas, dựa trên lý tưởng hơn là thực tế.

Chủ tịch Fatah là ông Mahmoud Abbas hiện giới hạn việc cung cấp điện nước cho khu vực thuộc dải Gaza, trong một cố gắng nhằm thúc đẩy Hamas phải từ bỏ việc kiểm soát lãnh thổ nầy.

Hiện nay, đối với những cư dân hết sức bất mãn tại thành phố Gaza trong đó có ông Diab Sukkar, thì chuyện chính trị chỉ đóng vai trò thứ yếu, so với những chuyện thực tế trong đời sống hàng ngày.

“Trên đường phố, chẳng ai quan tâm đến sự hòa giải của người Palestine. Họ chỉ quan ngại đến một việc, đó là tại sao không có nước để xài? Tại sao điện bị cắt? khiến người ta hết sức phẫn nộ".

"Việc hòa giải chẳng quan trọng chi đối với tôi là một người Palestine, bởi vì nói thật, sau khi chịu nhiều đau khổ do việc vây hãm suốt 10 năm hay hơn nữa, tôi bắt đầu hy vọng rằng, cả Fatah lẫn Hamas chẳng còn trở lại nắm quyền tại đây”, Diab Sukkar.

Thế nhưng các cư dân khác tại thành phố Gaza như ông Maher Abu Abaid hy vọng, một lãnh thổ thống nhất không chiến tranh, giúp cho người dân Palestine có thể chú ý đến các đe dọa lớn hơn từ bên ngoài.

“Chúng tôi hy vọng họ thống nhất với nhau và có cùng một quan điểm, bởi vì kẻ thù là một kẻ đối nghịch còn đất đai lại là một chuyện khác, vị Tổng thống phải là một người duy nhất và còn có một vị Thủ tướng. Bởi vì cuộc sống chẳng có thể tồn tại, khi có hai cái đầu trên một cơ thể”.

Trong khi đó, phần lớn thế giới Tây phương ủng hộ vị Chủ tịch Mahmoud Abbas 82 tuổi, vốn đã kéo dài nhiệm kỳ 4 năm ở chức vụ, nay đã được 8 năm.

Nhà lãnh đạo Fatah được xem là không được lòng dân Palestine, thế nhưng nhà cầm quyền Fatah không có dấu hiệu đứng sang một bên, trong một tương lai gần nào cả.
Được biết hai phe Hamas và Fatah đồng ý tổ chức các cuộc hội đàm, để thảo luận về việc làm thế nào để tổ chức cuộc tổng tuyển cử tại Gaza.

Đặc sứ hoà bình tại Trung đông của Liên hiệp quốc là ông Nickolay Mladenov, hoan nghênh bước tiến nói trên và nói rằng Liên hiệp quốc sẳn sàng hỗ trợ cho các cuộc hội đàm, nhằm giảm bớt những khó khăn cho người dân hiện sống trên dải Gaza.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share