Hàng ngàn người chủng ngừa coronavirus tại sân bóng bầu dục nổi tiếng ở Anh

Covid-19 vaccination staff with a Pfizer jab at Twickenham rugby stadium

Covid-19 vaccination staff with a Pfizer jab at Twickenham rugby stadium Source: AAP

Trung tâm chủng ngừa lớn nhất tại Anh quốc hiện mở cửa và hàng ngàn người trên 18 tuổi đã được tiêm chủng. Trong khi đó, Singapore loan báo kế hoạch chủng ngừa cho học sinh trên 12 tuổi trong thời gian nghỉ hè vào tháng 6, vốn là thời điểm quan trọng trong việc tiêm chủng.


Hàng dài những người xếp hàng và có đến hàng ngàn người chờ đợi, trước Sân vận động bóng bầu dục Twickkenham ở nước Anh.

Đó là trung tâm chủng ngừa lớn nhất Anh quốc hiện mở cửa.

Nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống lại biến chủng được xác định đầu tiên tại Ấn Độ, các mũi tiêm chống COVID-19 hiện được đề nghị cho mọi người ngay cả những người 18 tuổi, trong một ngày mà thôi.

“Đó là cơ may tốt nhất để trở lại cuộc sống thường nhật và cũng để bảo vệ những người dễ gặp nguy hiểm. Vì vậy rõ ràng là chúng tôi sẽ đi tiêm chủng”, một phụ nữ cho biết.

“Đặc biệt với biến chủng Ấn Độ, tôi nghĩ chuyện an toàn là phải đi chủng ngừa càng sớm càng tốt, đó là lý do vì sao tôi đến đây”, một phụ nữ thứ hai.

Trong khi đó tại Nhật Bản, một chuyến bay chở đội tuyển bóng mềm Olympic Úc đến đây vào thứ ba, vào một thời điểm mà các áp lực ngày càng gia tăng lên các nhà tổ chức Nhật Bản, với các cuộc thăm dò công luận cho thấy đa số người dân muốn đình hoãn hay hủy bỏ Olympic, vì đại dịch.

Đội bóng mềm của Úc hay softball và bóng mềm là một biến thể của bóng chày được chơi với bóng to hơn trên sân nhỏ hơn, được phát minh năm 1887 ở Chicago, bóng mềm còn được gọi là bóng chày trong nhà hay bóng chày nữ.

Đội Úc là một trong các đội đến Nhật Bản sớm nhất, do Thế Vận Hội Tokyo năm 2020 bị đình hoãn.

Trong khi đó, tại Singapore, Thủ Tướng Lý Hiển Long cho biết các hạn chế coronavirus hiện tỏ ra hữu hiệu và lệnh cấm ăn tối cũng như tụ tập sẽ nới lỏng sau ngày 13 tháng 6.

Được biết các biện pháp thắt chặt đã được áp dụng từ tháng 5.

Ông cũng cho biết có những tiến triển trong việc chủng ngừa, vốn bắt đầu từ tháng chạp năm rồi.

“Vì vậy chúng ta không chỉ xét nghiệm để xác định sự lây nhiễm khi một ca nhiễm mới xuất hiện, chúng ta cũng phải thường xuyên xét nghiệm mọi người trông có vẻ khoẻ, làm công việc bình thường trong xã hội hay cộng đồng, để chắc chắn rằng nơi chốn của họ được an toàn”, Lý Hiển Long.

Thủ Tướng Lý Hiển Long cũng loan báo kế hoạch chủng ngừa cho các học sinh trên 12 tuổi bắt đầu vào thứ ba, với kỳ nghỉ hè vào tháng 6 được dùng làm thời gian để tiêm chủng cho học sinh.

Trong khi đó, Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus ca ngợi các quốc gia thành viên khi chấp nhận giải pháp, theo đó có thể dẫn đến việc thành lập một hiệp ước quốc tế về đại dịch.

Ông nói rằng, sự cam kết hàng thế hệ sẽ tăng cường cho việc đáp ứng với các sự kiện trong tương lai.

“Hiện tại, các mầm bệnh có sức mạnh lớn hơn WHO, chúng đang xuất hiện thường xuyên hơn trong một hành tinh mất cân bằng".

"Đặc điểm nổi bật của đại dịch là thiếu sự chia sẻ dữ liệu, thông tin, mầm bệnh, công nghệ và tài nguyên".

"Đây là những thách thức mà chúng tôi đang phải đối mặt, đã và đang đối mặt, kể từ khi đại dịch bắt đầu và thậm chí còn trước đó nữa”, Tedros Ghebreyesus.
"Tôi đã ở đây từ 6 giờ sáng, tôi không có gì để ăn ngoài nước, bánh mì và không có gì khác”, Alicia Valdez.
Trong khi đó, các Bộ Trưởng trong 194 quốc gia thành viên của WHO sẽ gặp nhau vào tháng 11 sắp tới, để quyết định xem liệu có phát động việc thương thảo về hiệp ước đại dịch hay không.

Trong khi đó tại Nam Mỹ, ở Venezuela, chính phủ kêu gọi mở chiến dịch chủng ngừa qui mô, vốn là giai đoạn thứ hai trong chiến dịch tiêm chủng.

Việc nầy bao gồm những người trên 60 tuổi, trong đó bà Alicia Valdez 75 tuổi có mặt trong số hàng trăm người xếp hàng trên đường phố Caracas, để nhận được mũi tiêm chủng COVID-19.

“Đây thực sự là một đám đông, mọi người đã ngất xỉu ở đây ngay bây giờ, vì vậy không thể tiếp tục như thế này".

"Tôi đã ở đây từ 6 giờ sáng, tôi không có gì để ăn ngoài nước, bánh mì và không có gì khác”, Alicia Valdez.

Còn tại Peru, có báo cáo cho biết có sự gia tăng trong số tử vong vì COVID-19, với hơn 180 ngàn người chết kể từ khi đại dịch hoành hành tại quốc gia nầy hồi đầu năm rồi.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share