Sức khỏe là vàng (108) Phòng ngừa bệnh loãng xương - phần 2

Healthy Bone and Osteoporois Bone

Một số thông tin cần thiết về bệnh cúm. Cần chú ý, liên quan đến dịch này, Bộ Y Tế đang kêu gọi dân Úc đi chích ngừa trước tháng 5. Tiếp đó, trong phần hai sẽ là tiếp theo cuộc trao đổi với GS Nguyễn Văn Tuấn về cách phòng và trị loãng xương với những thông tin đáng lưu ý về việc một số người hiện vẫn coi thường với điều trị loãng xương. Chớ để gãy xương rồi mới lo phòng chống.


Thông tin cần lưu ý về bệnh cúm

Liên quan đến dịch cúm, Bộ Y Tế đang khẩn thiết kêu gọi dân Úc đi chích ngừa cúm trước tháng 5. Năm nay có cúm Brisbane là một trong những “sát thủ’ ghê gớm nhất  trong các dòng virus cúm trên thế giới. Bởi thế, quý vị không nên chủ quan với dịch này. Dưới đây là một số thông tin về bệnh cúm, theo ABC. 

Quan niệm sai lầm nhất

Theo các chuyên gia về bệnh cúm, một trong những quan niệm sai lầm nhất về bệnh cúm là cho rằng bệnh này không nghiêm trọng. Theo Alan Hampson, chuyên gia về virus học và nguyên là giám đốc của Nhóm chuyên gia đặc biệt về bệnh cúm,  là mọi người thường chủ quan trong điều trị bệnh cúm. Họ nghĩ nó cững tương tự như cảm lanh thông thường nhưng thực sự nó rất khác. Còn  Kanta Subbarao, nhà nghiên cứu miễn dịch học tại Viện Doherty của Melbourne và là người đứng đầu Trung tâm Hợp tác của Tổ chức Y tế Thế giới về bệnh cúm thì cho rằng: Cúm có thể gây ra bệnh đáng kể không chỉ ở người cao tuổi mà còn ở trẻ dưới 5 tuổi.  Và không chỉ trong thời gian dịch, bản thân cúm theo mùa cũng có thể gây ra thiệt hại rất lớn.

Tại sao bệnh cúm liên quan đến thời tiết lạnh?

Ở khí hậu ôn đới, cúm theo mùa xuất hiện trong thời tiết mát mẻ hơn của mùa đông và đầu mùa xuân. Nhưng tại sao cúm lại xảy ra trong thời gian này? Không ai biết, nhưng theo nhà dịch tễ học Jodie McVernon, tại Viện Doherty ở Melbourne, nói rằng có ba lý thuyết chính:

"Một là với độ ẩm tuyệt đối, vi rút tồn tại rất tốt trong môi trường có độ ẩm tuyệt đối. Thứ nữa, bệnh cúm phát triển trong một thời gian tương tự với nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, nên có thể khiến chúng ta dễ bị bệnh hơn. Cuối cùng, đây là khoảng thời gian chúng ta ở trong nhà nhiều, tiếp xúc gần gũi với nhiều người khác nên căn bệnh dễ lây lan”.

Còn ở các vùng nhiệt đới, nơi mà lượng virus có thể gia tăng gấp đôi hoặc tồn tại suốt cả năm, vấn đề thậm chí phức tạp hơn.

Chủng ngừa có thể khiến ta bị cúm không?

Không, bởi vì vắc-xin cúm không chứa virút gây bệnh. Chuyên gia dịch tễ học Đại học Monash, Allen Cheng, cho biết vắc xin sẽ đánh lừa cơ thể bạn để nghĩ rằng bạn đã bị nhiễm cúm; từ đó sẽ huấn luyện hệ thống miễn dịch của cơ thể để phản ứng với bệnh. Vắcxin có thể gợi ra một phản ứng cảm thấy giống như cúm, và thỉnh thoảng mọi người có thể bị sốt, nhưng nó không phải là bệnh cúm thực sự.

Dấu hiệu để biết mình thực sự bị cúm?

Các triệu chứng quen thuộc như sốt và ho là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn bị cúm, nhưng ở mỗi người lại có nét khác.

Theo Giáo sư McVernon, các virut hô hấp khác cũng có thể gây nên các triệu chứng tương tự. Và một số người có thể có triệu chứng bện cúm rất nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng.

Giáo sư Cheng khuyên rằng, nếu thực sự muốn biết bạn có bị cúm hay không, hãy kiểm tra với một bác sĩ đa khoa.

Tại sao người trưởng thành khỏe mạnh đôi khi vẫn bị cúm rất nặng?

Bạn có nhiều nguy cơ bị phản ứng nghiêm trọng hoặc tử vong do cúm nếu bạn trên 65 tuổi hoặc có vấn đề về sức khoẻ mãn tính.

Giáo sư Subbarao cho biết: "Hầu hết những người trẻ tuổi khỏe mạnh đều nghĩ rằng, bệnh cúm không phải là một vấn đề lớn đối với họ. Phần lớn họ vẫn tin rằng nếu bị cúm, họ có thể chỉ bị nhẹ. Tuy nhiên, đôi khi những người trẻ đã trưởng thành và khỏe mạnh vẫn có thể gặp phải phản ứng nghiêm trọng. Giáo sư McVernon dẫn chứng, những người tử vong vì cúm lợn trong đại dịch năm 2009 nhiều khả năng là những người trẻ tuổi và khỏe mạnh. Điều này là có thể, bởi một khi đã thành đại dịch, vỉuts cúm sẽ hỗn hợp các chủng mà không ai từng gặp trước đây. Và vì vậy không ai miễn nhiễm với nó.

Việc đi lại bằng máy bay có làm tăng nguy cơ mắc cúm không?

Việc lên máy bay trong mùa cúm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhưng không hẳn do không khí tuần hoàn. Nguy cơ nhiễm trùng khác nhau còn tùy thuộc vào chỗ ngồi của bạn trên máy bay gần hay xa đến người bệnh.

Giáo sư McVernon cho biết: Nghiên cứu cho thấy, nếu bạn ngồi ở hai ghế trước hoặc hai ghế phía sau của một người bị bệnh, đó là khu vực có nguy cơ lớn nhất.

Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa bệnh cúm?

Khi nói đến phòng ngừa, giữ vệ sinh là rất quan trọng.

Đeo khẩu trang có thể phổ biến ở Châu Á nhưng chưa hẳn đã thực sự phá huy tác dụng trong cuộc sống hàng ngày. Khẩu trang có thể ngăn không để người khác chạm vào mặt bạn hay chuyển virut từ bề mặt tới mũi hoặc miệng. Tuy nhiên, thực tế, các hạt chứa vi-rút mà bạn thở ra rất nhỏ, và một mặt nạ đeo sơ trên mặt sẽ không thể ngăn virus xâm nhập vào không khí.

Giáo sư Cheng cũng cho rằng, một cách tốt để ngăn chặn việc lây lan bệnh hắt hơi vào chiếc khăn giấy và sau đó bỏ nó đi.

Ăn tỏi hay uống trà có tác dụng trong chữa cúm?

Giáo sư McVernon nói rằng, cho dù tỏi và hành tây có thể giúp diệt vi khuẩn, chúng ta không biết chúng hoạt động như thế nào để chống lại vi rút. Bởi vậy, việc gia thêm tỏi và hành tây vào món súp hay món hầm chẳng hạn, xét ra cũng không có hại gì. Nói chung, uống nước và nghỉ ngơi sẽ giúp giữ cho bạn khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch.

Giáo sư Cheng cũng đồng quan điểm khi nói rằng, không có bằng chứng sự hiệu quả của chúng. Những điều đó không có tác dụng trị bệnh một cách căn bản, nhưng nếu chúng khiến bạn thấy tốt hơn, đó cũng là điều tuyệt vời.

Loãng xương: hãy hành động trước khi quá muộn

GS Nguyễn Văn Tuấn cảnh báo những nhận thức nguy hiểm về loãng xương và đưa ra một số lời khuyên.

Nhận thức nguy hiểm về loãng xương

Hiện nay, theo GS Nguyễn Văn Tuấn, nguy hiểm nhất là nhiều người vẫn tỏ ra coi thường loãng xương. 80% những người bị gãy xương trước đó chưa từng được điều trị loãng xương.

Nhều người cứ nghĩ, bị gãy xương thì mới tìm bác sĩ điều trị, băng bó. Trong khi đây là nhận thức sai lầm. Bởi nếu gãy xương mà không điều trị thì nguy cơ gãy xương lần thứ hai, thứ ba rất cao; thậm chí có nguy cơ chết sớm. Có tới 25% các trường hợp gãy cổ xương đùi  tử vong trong vòng một năm. Còn nếu được điều trị thì họ đã có cơ hội kéo dài tuổi thọ lên đến 5 năm. Đây là vấn nạn lớn nhất trong chuyên ngành loãng xương hiện nay.

Bên cạnh đó, theo GS Nguyễn Văn Tuấn, người Á châu có mật độ xương thấp hơn người da trắng 10- 15%. Trong khi đó, việc chuẩn đoán loãng xương lại dựa vào mật độ của người da trắng. Do vậy, nếu chúng ta dùng tiêu chuẩn này cho người Việt thì sẽ có nhiều người Việt bị loãng xương. Ở phụ nữ trên 60 tuổi con số này có thể lên đến 50%. Nhưng nếu dùng tiêu chuẩn của người Việt để chuẩn đoán cho người Việt, thì tỉ lệ chỉ khoảng 25% mà thôi. Đây là vấn đề cần lưu ý khi chuẩn đoán loãng xương  được dựa theo tiêu chuẩn nào.

Uống bổ sung canxi, sao vẫn bị loãng xương?

Nhiều người uống sửa, thậm chí uống bổ sung canxi nhiều mà vẫn loãng xương. Bởi nếu ăn uống có canxi nhiều nhưng lại không đủ Vitamin D thì cũng như không, vì canxi sẽ theo đường nước tiểu ra ngoài hết. Nên nhớ, 95% canxi nằm ở xương, một số ít ở răng, nhưng để canxi vô được xương, cần có Vitamin D. Khổ nỗi trong cộng đồng chúng ta, nhất là phụ nữ, 70% thiếu Vitamin D. Đây là con số không chỉ ở Úc mà ngay cả ở Việt Nam cũng vậy. Đây có thể do văn hóa, do thói quen không thích ra nắng ở phụ nữ Việt Nam. Nên nhớ, canxi và Vitamin D phải đi đôi với nhau.   

Nếu nghi ngờ loãng xương?

Quý vị hãy gặp bác sĩ gia đình để nhận tư vấn thích hợp nhất. Hiện nay, trên thị trường có 15 loại thuốc điều trị loãng xương. Những loại thuốc này làm việc theo cơ chế ức chế tế hào hủy xương; số khác tăng tế bào tạo xương. Các loại thuốc này có sẵn trên thị trường và tương đối an toàn. Một số có thể gây ra vài biến chứng, nhưng hiếm gặp và cũng không quá quan trọng. Do vậy, nếu loãng xương và nhất là bị gãy xương, hãy cùng bác sĩ gia đình chọn một loại thuốc thích hợp.  

 

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share