Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ quả quyết chính phủ Syria đứng đằng sau vụ tấn công hóa học

US defence secretary Jim Mattis

US defence secretary Jim Mattis Source: AAP

Trong khi đang nỗ lực xác định được kẻ nào phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công bằng vũ khí hóa học gây chết người hồi tuần trước ở Khan Sheikhoun, ông James Mattis nhấn mạnh điều mà ông cho là không còn gì phải nghi ngờ.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói chế độ Assad đã lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện vụ tấn công này.

"Chúng tôi đã trở lại tìm hiểu xuyên suốt vụ này cũng như các chứng cứ mà chúng tôi có thể tìm được.”

“Điều đó cho thấy rõ ràng kẻ đã lên kế hoạch, giật dây và tự mình thực hiện cuộc tấn công. Đó là điều chúng ta đều biết và chẳng cần gì phải nghi ngờ nữa,” ông Mattis nói.

Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ vừa khám nghiệm tử thi của 3 nạn nhân và xác nhận rằng khí sarin đã được sử dụng để gây hại cho những người này.

Tướng Mattis cũng đã tận dụng cuộc họp báo của ông để nhấn mạnh chính sách của Mỹ đối với Syria là không thay đổi.

Ưu tiên hàng đầu vẫn là cố gắng đánh bại tổ chức tự xưng là Nhà nước Hồi giáo IS.

Tuy nhiên, ông Mattis cũng nhận được một câu hỏi hóc búa, đó là điều gì đã thúc đẩy Hoa Kỳ can thiệp vào Syria theo cái cách mà trước đây chưa từng xảy ra, khi họ đổ những trái bom thùng xuống đất Syria để giết hại cả thường dân.

“Khi chúng ta nhìn vào những gì đã xảy ra với cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học này, chúng ta biết rằng không ai còn có thể chịu đựng được vấn đề này nữa.”
"Thực tế là Hoa Kỳ đang tiến hành cuộc chiến tranh này, cuộc chiến thay đổi chế độ hiện nay. Họ thực hiện việc này trong nhiều năm qua và bí mật thông qua CIA, để lật đổ chính phủ Syria,” Dân biểu Đảng Dân chủ tại Mỹ, Tulsi Gabbard
“Tuy nhiên, đó không phải là lời tuyên bố rằng chúng tôi có thể sẽ tham dự vào một cuộc nội chiến phức tạp nhất, có nguy cơ lan tràn ra khắp toàn cầu vào thời điểm này.”

“Vì vậy, mục đích của hành động này là để ngăn chặn vòng xoáy bạo lực trong khu vực, bởi vì ngay cả trong Chiến tranh thế giới thứ hai, vũ khí hóa học cũng chưa bao giờ được sử dụng trên các chiến trường,” ông Mattis nói.

Chốt lại phát biểu của mình, tướng Mattis đã đi xa hơn khi ông giải thích về sự can thiệp của Hoa Kỳ.

“Ngay cả trong chiến tranh thế giới thứ hai, vũ khí hóa học cũng không được sử dụng trên chiến trường, thậm chí trong Chiến tranh Triều Tiên, chúng cũng không được sử dụng đến.”

“Kể từ Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã có một công ước quốc tế về vấn đề này.”

“Và khi công ước đó bị vi phạm thì chúng ta phải hành động khẩn cấp vì lợi ích sống còn của chúng ta,” ông Mattis nói.

Thư ký Báo chí của Tòa Bạch Ốc, Sean Spicer cũng có chung quan điểm với tướng Mattis.

Ông cố thể hiện quan điểm ấy nhưng có vẻ lại đang bị vướng vào một cuộc tranh luận khác sau lời phát biểu của ông.

“Chúng tôi đã không sử dụng vũ khí hoá học trong Chiến tranh thế giới thứ 2.”

“Chúng ta thấy rằng một kẻ đáng khinh như Hitler, còn không sử dụng tới vũ khí hoá học,” ông Spencer nói.

Khi được hỏi liệu ông có rõ mình đang nói gì khi cho rằng Adolf Hitler không sử dụng đến khí gây chết người, ông Spicer đã nhanh chóng đính chính lại phát ngôn của mình.

“Tôi nghĩ khi nói đến hơi độc Sarin, ý tôi là Hitler không sử dụng hơi độc với chính người dân của ông ta theo cái cách mà Assad đang làm.”

“Cảm ơn các vị đã nhắc tôi về điều này, tôi hiểu rằng Hitler đã dùng hơi độc ở các trại giam giữ và diệt chủng người Do Thái, ước gì điều đó chưa từng xảy ra.”

“Nhưng tôi đang nói rằng không thể theo cái cách mà Assad đang làm, ông ta đổ chất độc hóa học xuống các thị trấn, đổ xuống đầu những người dân vô tội.”

“Ý tôi là như vậy, cảm ơn vì đã xác nhận lại phát biểu của tôi,” ông Spencer nói.

Sau khi trình bày ngắn gọn với giới truyền thông, ông Spicer đã đưa ra một tuyên bố khác.

“Tôi không hề có ý bênh vực gì cho hành động diệt chủng của Hitler, mà tôi chỉ cố gắng phân biệt cho rõ chiến thuật sử dụng máy bay để thả vũ khí hóa học vào các trung tâm tập trung đông dân cư.”

“Bất kỳ cuộc tấn công vào người vô tội là đáng bị lên án và không thể biện minh được,” ông Spicer nói.
“Liệu có tiếp tục xảy ra các cuộc tấn công mới không? Chúng tôi có tin từ nhiều nguồn khác nhau về những hành động khiêu khích tương tự.” Tổng thống Vladimir Putin
Trong khi đó, Nga cũng đã một lần nữa nhấn mạnh lại quan điểm của mình.

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Mỹ tương tự như hành động mà họ đã làm hồi năm 2003, khi xâm chiếm Iraq với lý do Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Ông Putin nói, ông tin rằng Hoa Kỳ có âm mưu thực hiện các cuộc tấn công hóa học ở Syria rồi đổ lỗi cho Nga.

“Liệu có tiếp tục xảy ra các cuộc tấn công mới không? Chúng tôi có tin từ nhiều nguồn khác nhau về những hành động khiêu khích tương tự.”

“Tôi không thể gọi nó là gì khác , đó là việc đang được chuẩn bị cho các khu vực khác của Syria, bao gồm các vùng ngoại ô phía Nam của Damascus.”

“Đó là những nơi mà Mỹ đang có kế hoạch tạo một số chất và sau đó đổ lỗi cho các cơ quan Syria về việc sử dụng nó,” ông Putin nói.

Tuy nhiên, không chỉ có ông Putin đặt câu hỏi về động cơ của Hoa Kỳ.

Dân biểu Đảng Dân chủ, Tulsi Gabbard đã bị chỉ trích việc Hoa Kỳ đến nay vẫn chưa chứng minh được chính phủ Syria có trách nhiệm trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học vừa qua.

Bà Gabbard đã có chuyến công du Damascus vào tháng Giêng và đã gặp Tổng thống Assad. Bà cũng khẳng định Hoa Kỳ đang cố lật đổ ông Assad bằng thứ mà bà gọi là "cuộc chiến thay đổi chế độ".

"Thực tế là Hoa Kỳ đang tiến hành cuộc chiến tranh này, cuộc chiến thay đổi chế độ hiện nay.”

“Họ thực hiện việc này trong nhiều năm qua và bí mật thông qua CIA, để lật đổ chính phủ Syria.”

“Hậu quả của âm mưu này là sự đau khổ của người dân Syria, hàng trăm ngàn người đã chết, hàng triệu người tị nạn và tăng cường sức mạnh của các nhóm khủng bố ở Syria như al-Qaeda và ISIS, nhằm mục đích lật đổ chính phủ Syria,” bà Gabbard nói.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson hiện nay đang có mặt ở Moscow tham gia các cuộc hội đàm sau khi thất bại trong việc giành sự ủng hộ của nhóm G7 để áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga.


Share