Hòa hợp đa văn hóa được người Úc xem là giá trị giúp Úc tốt đẹp hơn

Tet Festival 2017, Fairfield

Vietnamese Lunar New Year Source: ALC Community Engagement

Số đông người Úc tin rằng tôn vinh tinh thần đa văn hóa là tốt cho nước Úc, tuy vậy không có ít người vẫn có những cảm xúc tiêu cực đối với người Hồi giáo. Báo cáo thường niên lần thứ 12 của Scanlon Foundation về vấn đề hòa hợp xã hội. Báo cáo này cũng cho thấy một tỷ lệ đang gia tăng trong dân chúng Úc đến vấn đề biến đổi khí hậu.


Cuộc khảo sát về sự gắn kết xã hội năm 2019, một báo cáo thường niên do Tổ chức Scanlon thực hiện, cho thấy sự ủng hộ trong công chúng đối với giá trị đa văn hóa ở Úc vẫn ở mức cao 85%, và hơn 90% số người được hỏi nói rằng họ cảm thấy mình thuộc về Úc.

Nhưng bất chấp sự lạc quan về chủ nghĩa đa văn hóa, thái độ tiêu cực về người Hồi giáo vẫn ở mức cao. Và có một sự tương phản rõ rệt giữa những người được phỏng vấn và những người tự trả lời các câu hỏi khảo sát qua mạng trực tuyến.

Khi mọi người được hỏi về thái độ tiêu cực đối với các nhóm tín ngưỡng khác nhau -có từ 21 đến 25% những người được phỏng vấn có quan điểm tiêu cực về người Hồi giáo, nhưng tỷ lệ này là 40%, cao gần gấp đôi trong cuộc khảo sát thực hiện trực tuyến.

Giáo sư Andrew Markus từ Đại học Monash ở Melbourne là tác giả của báo cáo cho biết.

"Chúng tôi không lấy làm ngạc nhiên bởi đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi nhận được kết quả này. Trong ba năm 2017, 2018, 2019 về cơ bản kết quả báo cáo thu được đều tương tự. Tuy nhiên mức độ khác biệt là điều đáng quan tâm. Nếu nhìn vào kết quả giữa cuộc khảo hỏi trực tiếp và tự thực hiện trên mạng về suy nghĩ của họ đối với các nhóm tôn giáo khác như Kitô hữu, Phật giáo, Ấn giáo, thì mức độ chênh lệch khác biệt là 5-10%. Nhưng tỷ lệ này đối với nhóm Hồi giáo là 40%, cao hơn các nhóm khác gấp bốn lần. Kết quả khảo sát cho thấy về quan niệm khá tiêu cực trong công chúng đối người Úc gốc Hồi giáo."

Có tổng cộng 3.500 người được hỏi, gồm 1500 người qua các cuộc phỏng vấn qua điện thoại và 2.000 người qua cuộc khảo sát tự trả lời câu hỏi trên mạng.

Giáo sư Markus nói rằng, kết quả cho thấy có mối quan tâm tiềm ẩn với một số vấn đề mà mọi người không muốn tiết lộ trực tiếp với người phỏng vấn.

Về câu hỏi "bạn đã trải qua sự phân biệt đối xử trong 12 tháng qua trên cơ sở màu da, sắc tộc hay tôn giáo của bạn" - tỷ lệ đã tăng liên tục kể từ cuộc khảo sát đầu tiên năm 2007 từ khoảng 10% đến 19% trong các cuộc khảo sát gần đây.

Những người xác định là người Hồi giáo hoặc Ấn Độ giáo báo cáo tỷ lệ phân biệt đối xử cao hơn nhiều, ở mức 40%.

Mohammad Al-Khafaji là Giám đốc điều hành của Hội đồng Liên đoàn các Cộng đồng Dân tộc Úc nói rằng, tình cảm chống Hồi giáo là một vấn đề chính phủ cần phải giải quyết.

"Đó là một dấu hiệu cảnh báo cho tất cả chúng ta, đặc biệt là cho các nhà lãnh đạo, các chính trị gia để nhắc với họ rằng cần phải bảo đảm giải quyết vấn đề này trước khi nó trở thành một vấn đề lớn hơn. Chúng ta cần phải có các chính sách và chương trình gắn kết xã hội nhằm tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội gặp gỡ để họ hiểu nhau, hiểu về sự khác biệt, và đức tin cũng như văn hóa của nhau."

Cuộc khảo sát cho thấy mối quan tâm về mức độ nhập cư giảm nhẹ từ 43 phần trăm trong năm 2018 xuống còn 41 phần trăm trong năm nay, trong đó 53% thì cho rằng số lương nhận vào là hợp lý hoặc quá thấp.

Tổ chức Scanlon nói rằng mối quan tâm trong dân chúng về mức độ nhập cư giữ tỷ lệ thấp ôn định trong ba cuộc điều tra khác thực hiện trong năm 2019 với cùng một câu hỏi tương tự, trong đó cuộc khảo sát của viện Lowy Institute Poll cho thấy quan điểm cho rằng mức nhận vào 'quá cao' đã giảm từ 54% vào năm 2018 đến 47 phần trăm trong năm nay.

Hass Dellal, Giám đốc điều hành của Quỹ đa văn hóa và Chủ tịch của Đài SBS, nói rằng các cuộc thảo luận xung quanh vấn đề nhập cư đã giúp công chúng có nhiều thông tin rõ ràng hơn về vấn đề này.

"Tôi nghĩ rằng đã có một số nghiên cứu rất tuyệt vời, đặc biệt là nghiên cứu Deloitte với SBS, qua đó cho thấy lợi ích kinh tế thực sự của việc gắn kết xã hội. Rất nhiều phương tiện truyền thông hiện nay có thể kể những câu chuyện về gia đình, chuyện về người di cư và những đóng góp của họ. Qua đó, giúp mọi người hiểu rõ hơn về các đóng góp của họ, không chỉ có giá trị trong nền kinh tế mà còn các lợi ích xung quanh vấn đề gắn kết xã hội. Tôi nghĩ kết quả khảo sát cho thấy rằng khi công chúng có sự hiểu biết tốt hơn về vấn đề nhập cư và người nhập cư, thì sẽ giúp họ dễ dàng chấp nhận điều đó hơn."

Từ năm 2011, cuộc khảo sát cũng đã tìm cách xác định các vấn đề được quan tâm nhất trong cộng đồng, với câu hỏi được đặt ra là, 'Bạn nghĩ vấn đề quan trọng nhất của Úc hiện nay là gì?'.

Giáo sư Markus nói rằng những phát hiện với câu hỏi được đặt ra cũng nhấn mạnh việc thay đổi nhận thức của công chúng về các vấn đề môi trường.

"Một phát hiện thú vị khác là trong cuộc khảo sát của năm 2010 -2011, có rất nhiều người nói rằng vấn đề biến đổi khí hậu đã bị thổi phồng. Thế nhưng đến năm 2019 thì hầu như không có ai còn cho rằng vấn đề này đã bị thổi phồng nữa."

Hơn một nữa những người được hỏi trong độ tuổi từ 18 đến 24 tỏ ra quan tâm đến vấn đề khí hậu trong khi số người trên 65 thì tỷ lệ này là ít hơn nhiều.

Như vậy là ngoài những quan niệm tiêu cực về người Hồi giáo vẫn còn tồn động trong công chúng thì số người trẻ quan tâm đến môi trường đã tăng cao.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share