Hướng dẫn định cư: Phá sản là gì và có ý nghĩa như thế nào?

A woman is having difficulty following conversations.

A woman is having difficulty following conversations. Source: Getty Images

Con số người Úc gặp khó khăn tài chính hiện gia tăng khiến có nhiều cảnh báo là sẽ có thêm nhiều vụ phá sản xảy ra khi nền kinh tế Úc chậm lại. Thế nhưng làm thế nào để đối phó với các món nợ không thể trả nổi?


Phá sản còn gọi là khánh tận, hoặc bị một chủ nợ tuyên bố khánh tận vì trước đó họ cho vay và con nợ không thể trả lại, đây là một vấn đề nghiêm trọng và có các hậu quả về mặt pháp lý.

Thế nhưng con đường đưa đến phá sản, thường bắt đầu với một số nợ nhỏ, nhưng không được trả đúng hạn và con nợ cũng quên mất.

Thế rồi với tiền lãi trả trễ hạn, cộng thêm tiền phạt và phân lời cao, khiến cho món tiền nhỏ có thể nhanh chóng trở thành một gánh nặng tài chính lớn lao.

Thêm vào các yếu tố cá nhân như thất nghiệp, đổ vỡ trong quan hệ gia đìnhhay bị bệnh nặng, khiến cho tình trạng khó khăn tài chính có thể nhanh chóng lâm vào tình cảnh thất vọng.

Bà Ma’ata Solofoni là một luật sư cao cấp, thuộc Trung tâm Luật pháp về Tài chính ở Surry Hills..

Bà hiện nhận được các cú điện thoại ngày càng nhiều, liên quan đến việc phá sản.

“Trong những tuần lễ mới đây nhất, chúng tôi chứng kiến các cuộc điện thoại gọi đến gia tăng, phần lớn là những chuyện khá phức tạp về chuyện phá sản".

"Rõ ràng chúng tôi thấy được sự gia tăng trong những cú gọi, để được giúp đỡ về tình trạng phá sản”, Ma'ata Solofoni.

Bà nói rằng, sự gia tăng trong việc tìm việc cố vấn thường là do các định chế tài chính đe dọa đưa ra tòa, do khách hàng thường không trả nợ đúng hạn.

“Những gì chúng tôi thấy rất nhiều, là mọi người không cần thiết phải lâm vào tình trạng phá sản".

"Chủ nợ gởi đến họ một thông báo là bắt đầu thủ tục phá sản với họ, vì vậy chúng tôi nhận được các cú gọi điện thoại nói trên thực sự quá trễ trong các thủ tục”, Ma'ata Solofoni.

Lâm vào tình trạng phá sản có thể do một món nợ không trả chỉ khoảng 5 ngàn đô la, thế nhưng cũng có các hậu quả không hài lòng khác, trong đó việc nầy vẫn còn nằm trong lý lịch của một số người suốt đời.

Ông Michael Parkinson thuộc Cơ quan An ninh Tài chính Úc châu, cho biết về hậu quả của phá sản.

“Việc phá sản tại Úc thường kéo dài 3 năm cộng thêm 1 ngày".

"Khi một người bị phá sản, họ mất quyền cầm giữ hay bán đi tài sản của họ và thay vào đó, một chuyên viên ủy quyền được bổ nhiệm sẽ từng bước bán đi tài sản của họ và có khả năng trả nợ từ lợi tức thu được”, Michael Parkinson.

Nói cách khác, người phá sản có thể mất đi nhà cửa của mình.

Việc phá sản cũng giới hạn chuyện đi lại của họ, như ông Michael Parkinson cho biết.

“Cá nhân phải được phép từ ban quản trị, nếu muốn đi ngoại quốc”.

Tệ hại hơn nữa, tên của người bị phá sản không được chính phủ giữ kín.

Mọi người đều có thể kiểm tra chuyện nầy, kể cả chủ nhà hay chủ nhân hoặc ngân hàng.

“Tên của cá nhân đó sẽ được ghi vào danh sách Các Cá nhân Không Trả Được Nợ Toàn quốc, vốn là một hồ sơ thường trực của mọi cá nhân không trả được nợ tại Úc".

"Việc đăng ký công khai nầy, được Cơ quan An ninh Tài chính Úc châu gọi tắt là AFSA duy trì và bất cứ ai cũng có thể tìm vào với một lệ phí”, Michael Parkinson.

Các thỏa ước báo cáo về tín dụng cũng giữ hồ sơ về những người phá sản ít nhất là 5 năm và việc đi vay tiền từ một định chế tài chính có tiếng tăm, sẽ gặp khó khăn hơn nhiều.

Theo Ngân hàng Dự trữ Úc châu, thì người dân Úc nợ thẻ tín dụng hơn 50 tỷ đô la.

Còn các dịch vụ mới như Afterpay, Alipay, Splitit đặc biệt thông dụng, chiếm tử 18 đến 35 tỷ đô la.

Thế nhưng nhiều người thường xuyên cố gắng giới hạn việc chi tiêu trong phạm vi ngân sách của mình và hầu hết không hề biết về hậu quả của việc mắc nợ, như cô Sofija Petrovic 23 tuổi.

Cô tin rằng một số việc chi trả bị đình hoãn, có thể khiến cho nhiều người trẻ thêm khốn khổ.

“Lý do là vì các món nợ được tiếp thị với chúng ta, không có vẻ gì là một điều dễ sợ".

"Tôi không nghĩ, có bất cứ ai thực sự giải thích chuyện nầy có ý nghĩ thế nào, khi chúng ta mua một món hàng mà không phải trả ngay tiền".

"Tất cả mặt nạ nầy là vô số phương pháp khác nhau, trong việc trả tiền theo định kỳ, hay miễn tiền lời được quảng cáo đến mọi người, cho đến khi họ đến một điểm mà chi tiêu nhiều hơn là họ có được”, Sofija Petrovic.
“Tôi có nói chuyện với một số người, họ cho rằng giải pháp duy nhất mà họ có thể nghĩ đến là tự tử, do bị nhiều căng thẳng vì số nợ gây ra”, Ma'ata Solofoni.
Cô cho biết, hầu hết các bạn của cô không có ý kiến gì, về ý nghĩa của việc không trả nợ, hay những khó khăn của việc phá sản.

“Tôi không nghĩ là những người trẻ biết rõ khi đi vào giai đoạn trả tiền sau khi mua hàng và những cơ chế đó thực sự biết được những gì đang chờ đợi họ, đó là mặt trái của thẻ tín dụng hay bất cứ hình thức nợ nần nào”.

Bất chấp sự chấp nhận rộng rãi của công chúng rằng, nợ nần là một phần của cuộc sống của chúng ta, điều cấm kỵ có tính cách xã hội khi bị phá sản, theo bà Ma’ata Solofoni thì vẫn còn mạnh mẽ

“Chắc chắn như vậy rồi, tôi nghĩ chuyện nợ nần được xem là một điều cấm kỵ lớn lao. Về mặt văn hóa, thì nó được xem là một chuyện cá nhân".

"Nhiều người nghĩ rằng, đó là một vấn đề tư riêng của cá nhân và họ không cần sự giúp đỡ, đặc biệt với những người thuộc nguồn gốc sắc tộc thường rất bối rối, khi nói với một người nào về nợ nần. Họ cũng không tìm sự giúp đỡ sớm, để tránh việc phá sản hay những việc tương tự như vậy”, Ma'ata Solofoni.

Từ kinh nghiệm của một luật sư với Trung tâm Luật pháp về Tài chính, bà nghĩ rằng khó khăn của món nợ không thể quản lý được, thường thịnh hành tại một số cộng đồng sắc tộc, hơn là các con số thống kê chính thức cho thấy.

Bà cho biết, có nhiều người quá thất vọng về tình trạng tài chính của họ, đến nổi họ nghĩ quẫn tới việc kết liễu cuộc đời của mình.

“Tôi có nói chuyện với một số người, họ cho rằng giải pháp duy nhất mà họ có thể nghĩ đến là tự tử, do bị nhiều căng thẳng vì số nợ gây ra”, Ma'ata Solofoni.

Những người nầy có thể gọi đến từ 9 giờ 30 sáng đến 4 giờ 30 chiều, từ thứ hai cho đến thứ sáu, với số điện thoại 1800 007 007 xin lập lại đó là số 1800 007 007.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share