Hy vọng gì trong cuộc họp thượng đỉnh toàn quốc về An toàn cho Phụ nữ?

Minister for Families Anne Ruston at a press conference at Parliament House in Canberra. Wednesday, April 7, 2021. (AAP Image/Mick Tsikas) NO ARCHIVING

Minister for Families Anne Ruston at a press conference at Parliament House in Canberra. Wednesday, April 7, 2021. AAP Image/Mick Tsikas Source: AAP

Hội nghị toàn quốc về Phụ nữ được tổ chức trong tuần nầy để hình thành tiến trình tham vấn một kế hoạch toàn quốc, nhằm giảm bớt nạn bạo hành về giới tính tại Úc. Trước cuộc họp nầy, SBS News nói chuyện với 4 chuyên gia, nhà tranh đấu và nạn nhân sống sót về các nhu cầu cần bàn thảo.


Khi Kế hoạch Toàn quốc đầu tiên về việc Giảm Thiểu Tình trạng Bạo hành đối với Phụ nữ và Trẻ em được đề ra vào năm 2010, cứ 3 phụ nữ thì có một người đã trải qua nạn bạo hành thể xác kể từ lúc mới được 15 tuổi, trong khi cứ 5 người thì có gần một người bị bạo hành về tình dục.

Một thập niên trôi qua, người ta chứng kiến hàng trăm phụ nữ Úc bị người sống chung hiện tại hay quá khứ giết chết, rồi những cáo buộc tấn công tình dục trong hành lang Quốc Hội Liên bang, cũng như hàng ngàn cuộc biểu tình trên khắp nước đòi hỏi bình đẳng giới tính và công lý.

Vì vậy, đã có một kế hoạch thực sự đạt được bất cứ mục tiêu nào đã đề ra hay chưa?

Bà Patty Kinnersly là giám đốc của chương trình ngăn ngừa có tên là ‘Our Watch’ Chúng Tôi Theo Dõi, cho biết trong khi có nhiều việc cần làm thì kế hoạch nói trên là một công cụ khiến cho chính phủ liên bang phải cam kết sâu rộng hơn, trong việc gỉam thiểu nạn bạo hành đối với phụ nữ.

Bà cho biết, cũng có sự chuyển đổi về mặt văn hóa về việc làm thế nào, để sự bạo hành về giới tính và bình đẳng nên được quan niệm ra sao, từ một vấn đề chỉ riêng giới phụ nữ quan ngại để trở thành một đề tài mà mọi người đều quan tâm đến.

“Đây là một thành tựu lớn lao, nó không chỉ cho thấy sự thay đổi trong các dữ kiện, mà chúng ta còn nhận được sự kiện rất nhiều người quan tâm trong cuộc thảo luận nầy".

"Mặt khác chúng ta bắt đầu thấy được một số tiến triển trong sự chuyển đổi thái độ".

'Cũng có những dấu hiệu cho thấy sự chấp nhận rộng rãi về bình đẳng phái tính, chẳng hạn như có phụ nữ làm việc toàn thời tại các chỗ làm”, Patty Kinnersly.

Thế nhưng bà cho biết, với con số 29 phụ nữ bị sát hại trong năm qua, cùng mức độ lương bổng cách biệt gia tăng trong 6 tháng rồi, cũng như phụ nữ là một trong số những người bị mất việc do kết quả của đại dịch, thì nước Úc rõ ràng chẳng tiến bộ như mong đợi.

Được biết cuộc họp thượng đỉnh toàn quốc về An toàn Phụ nữ, sẽ tạo ra một phần tiến trình tham vấn cho kế hoạch toàn quốc mới, nhằm giảm bớt bạo lực do giới tính tại Úc và kế hoạch mới sẽ được thi hành vào năm tới.

Bà Kinnersky là một trong số 19 người trong nhóm cố vấn nói rằng, mục tiêu sẽ là việc ngăn ngừa những vụ bạo hành xảy ra, cùng với tổ chức toàn quốc có tên là ‘Change the story’, Thay đổi Câu chuyện.

“Chúng tôi nhất định phải đầu tư vào sự đáp ứng và đối phó sớm, trừ phi chúng ta chú tâm và vấn đề ngăn ngừa trước, không thì chúng ta vẫn trở lại 30 năm trước với những con số tệ hại mà thôi".

'Chúng ta phải thay đổi các điều kiện tiềm ẩn, vốn dẫn đến sự bạo hành đối với phụ nữ”, Patty Kinnersly.

Bà cho biết tình trạng bất bình đẳng giới tính là yếu tố chính yếu dẫn đến nạn bạo hành trong gia đình về thể xác hay tình dục.

“Chúng ta cần cổ võ cho vấn đề bình đẳng giới tính trên các lãnh vực, như nơi làm việc, thể thao, tại nhà, trên truyền thông và chúng ta cần các chính phủ có cái nhìn và hiểu biết trong việc phát triển các chính sách”, Patty Kinnersly.

Bà nói rằng nếu muốn thái độ, tính tình và cơ cấu thay đổi, thì phái nam cần có mặt trong tiến trình nầy.

“Chúng ta cũng cần nam giới trong vai trò lãnh đạo để dẫn đến các thay đổi, chúng ta cần những người cha để làm gương, cần những mối quan hệ để cho thấy các tình cảm lành mạnh chẳng hạn".

"Chúng ta cần họ như là người quan sát để thách thức, khi họ có những tính tình kỳ thị giới tính”, Patty Kinnersly.

Được biết phụ nữ Thổ Dân và dân bán đảo Torres có thể trở thành nạn nhân bạo hành gấp 45 lần những phụ nữ không phải là Thổ Dân.

Họ cũng được chữa trị tại bệnh viện gấp 30 lần và tử vong gấp 10 những người khác.

Tuy nhiên bất chấp ‘Diễn đàn Dịch vụ Luật pháp và Ngăn Ngừa Bạo hành Gia đình Toàn quốc’ là nhóm cố vấn duy nhất cho các nạn nhân và những người sống sót Thổ Dân và dân bán đảo Torres, đồng chủ tịch là bà Wynetta Dewis cho biết, tổ chức đã phải tranh đấu để có một chỗ ngồi trong cuộc họp thượng đỉnh.

“Chúng tôi đại diện cho 14 thành viên làm việc tại chỗ với các phụ nữ và trẻ em Thổ Dân, chúng ta thấy tận mắt những hậu quả đối với gia đình và những vụ bạo hành về tình dục trong cộng đồng của chúng ta, thế nhưng thường khi tiếng nói của chúng tôi bị làm ngơ và không được nghe đến”, Wynetta Dewis.

Bà Dewis cho biết, kế hoạch toàn quốc hiện hành đã làm rất ít để đối phó với tình trạng mà bà gọi là, ‘cuộc khủng hoảng toàn quốc’ về bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em Thổ Dân.

“Quí vị thấy các vấn đề về việc chỗ ở chật chội trong nhà, khi chúng ta có nhiều gia đình sống chung với nhau và rồi tạo ra nhiều khó khăn dẫn đến bạo hành trong gia đình và mọi vấn đề xã hội nổi lên”, Wynetta Dewis.

Bà nói rằng, có những thiếu sót về các dịch vụ có phẩm chất và tài trợ đầy đủ, cũng như các phụ nữ Thổ Dân không cảm thấy an toàn, khi báo cáo kinh nghiệm bị bạo hành của họ với cảnh sát.

“Tôi chỉ hy vọng rằng cuộc họp thượng đỉnh nầy sẽ không phải là một buổi tiệc bàn bạc mà chính phủ cảm thấy như họ đã được tham vấn, tụ họp mọi người với nhau, thế nhưng không hành sử theo cách thức dẫn đến thực sự thay đổi”, Wynetta Dewis.

Bà cho rằng Diễn đàn Toàn quốc cần một kế hoạch tế nhị và thích hợp cho phụ nữ Thổ Dân trong nhiều năm tới.

“Đó là quan điểm của chúng tôi khi cho rằng, đề cập đến tỷ lệ bất tương xứng mà phụ nữ Thổ Dân và dân bán đảo Torres đã trải qua, không thể đạt được qua một kế hoạch quốc gia bao quát. Phải có kế hoạch tách biệt, dành riêng cho phụ nữ và trẻ em Thổ Dân”, Wynetta Dewis.

Trong khi đó, bà Saxon Mullins là một người sống sót sau khi bị tấn công và nay là Giám đốc Nghiên cứu và Cố vấn về Hãm hiếp và Tấn công Tình dục.

Bà cho biết cần hành động với những người trẻ, chẳng hạn như những người tham gia chương trình ‘Chấm dứt nạn Hãm hiếp tại Sân Trường Đại học Úc Châu’.

“Điều rất quan trọng là có những tiếng nói kèm theo, bởi vì đó là tương lai của hành động nầy, còn loại trừ họ là từ bỏ một tỷ lệ lớn lao những người sống sót, những người đã trải qua những gì chính xác mà chúng ta đang bàn đến”, Saxon Mullins.

Bà cho biết cần quan tâm nhiều về tình trạng bạo hành tình dục và lắng nghe các câu chuyện của những người sống sót thuộc các cộng đồng khác nhau.

“Người ta thường cho rằng bạo hành tình dục là một loại đứng hàng thứ hai về bạo hành trong gia đình".

"Người ta cảm thấy là đôi khi nó không thực sự đưa ra một đường lối nhằm mang lại kết quả và những gì mà chúng ta thực sự muốn thay đổi“, Saxon Mullins.
"Sau đó chúng ta cần theo dõi và duyệt xét để chắc chắn rằng, chúng ta minh bạch trong việc làm thế nào thực hiện kế hoạch mới”, Michal Morris.
Bà nói rằng trong số những thay đổi mà tổ chức ‘Nghiên cứu và Cố vấn về Hãm hiếp và Tấn công Tình dục’ hiện đẩy mạnh, là luật lệ về sự đồng thuận đang phát triển tại một số tiểu bang.

“Sẽ không có ý nghĩa gì nếu một số tiểu bang, như Tasmania và sắp tới là New South Wales, có mô hình đồng ý khẳng định này, nhưng các tiểu bang khác không có điều đó”, Saxon Mullins.

Bà cho biết sự không nhất quán cũng mở rộng đến giáo dục về sự đồng ý và phòng ngừa, mà bà cho rằng cần phải mở rộng ra ngoài phạm vi trường học đến các khu vực khác của xã hội, như nơi làm việc chẳng hạn.

“Tôi nghĩ rằng, chúng ta thực sự cần phải tóm lại những thứ thực sự căn bản, mà chúng ta không thể bỏ qua được nữa".

'Tôi có thể hối tiếc khi sử dụng từ này, nhưng tôi nghĩ chúng ta cần phải cấp tiến hơn một chút trong suy nghĩ của mình".

"Chúng tôi cố gắng và thúc đẩy ý tưởng của chúng tôi thành những gì chính phủ sẽ làm, nhưng chính phủ nên thúc đẩy những gì họ sẽ làm thành ý tưởng của chúng tôi”, Saxon Mullins.

Phản ứng toàn quốc đối với phụ nữ di dân và tỵ nạn là những gì bà Michal Morris, giám đốc của tổ chức ‘Trung tâm Đa văn hóa chống lại Bạo hành trong gia đình’ mà bà cho biết rất muốn thấy được.

“Chúng ta cần phải có nhiều tham vọng hơn và cần phải táo bạo hơn".

"Chúng tôi cần phải nhìn tổng thể về các kế hoạch dịch vụ của mình, về mặt xem xét các nhóm dân cư khác nhau, những người bị thiệt thòi và đảm bảo rằng họ là một phần của hệ thống”, Michal Morris.

Bà cho biết không có một dữ kiện hiện thời, cho thấy nạn bạo hành gia đình và bạo hành tình dục xảy ra trong các cộng đồng di dân và tỵ nạn như thế nào, rồi họ tiếp nhận các tin tức từ đâu và muốn trợ giúp như thế nào.

“Một trong những điều quan trọng nhất chúng ta cần làm, là hiểu biết về việc tìm sự giúp đỡ và những đường lối để giúp đỡ, cũng như chắc chắn rằng chúng ta đã được bảo vệ, các phụ nữ sống trên nước Úc hiểu biết về việc tìm sự trợ giúp từ nơi nào và khi nào khi họ cần đến”, Michal Morris.

Bà nói rằng, nguồn gốc của hơn 1600 phụ nữ mà tổ chức có trụ sở tại Victoria đã giúp đỡ hồi năm rồi, phản ảnh trực tiếp đến chương trình di dân của nước Úc.

“Ba nhóm trên cùng là di dân, cũng là 3 cộng đồng hàng đầu mà chúng ta đã chứng kiến".

"Tôi không thể nói cho quí vị biết nếu đó là chuyện bất thường, hay nếu đó là những gì đang xảy ra trên khắp đất nước".

"Còn có nhiều việc mà chúng ta không biết, hơn là chúng ta biết được”, Michal Morris.

Và trong khi vẫn còn những phụ nữ tại Úc không được an toàn và không biết cách nào để được giúp đỡ, bà Morris cho biết cần rất nhiều việc phải làm.

"Chúng ta cần suy nghĩ về chuyện nầy như là một vấn đề dài hạn và kiến tạo các giải pháp lâu dài, rồi tài trợ thích hợp".

"Sau đó chúng ta cần theo dõi và duyệt xét để chắc chắn rằng, chúng ta minh bạch trong việc làm thế nào thực hiện kế hoạch mới”, Michal Morris.

Quí thính giả muốn biết thêm thông tin về bạo hành trong gia đình hay các trợ giúp, có thể gọi số 1800 RESPECT hay số 1800 737 732.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share