Tổng trưởng Di Trú vẫn giữ nguyên lời bình luận về người tỵ nạn

Tổng Trưởng Di Trú Peter Dutton

Tổng Trưởng Di Trú Peter Dutton Source: AAP

Tổng trưởng Di trú Peter Dutton từ chối rút lại lời bình luận, về chuyện người tỵ nạn mặc quần jean hiệu Armani.


Ông Dutton hiện ở London để đọc bài diễn văn quan trọng về chính sách tỵ nạn và lập lại lời chỉ trích của ông, về 50 người tỵ nạn rời đảo Manus để định cư ở Hoa kỳ.

Đây là lời bình luận mới nhất và gây nhiều tranh luận nhất của ông Peter Dutton, Tổng trưởng Bảo vệ Biên giới của nước Úc.

"Một số người có lần nói với tôi rằng, một bộ sưu tập quần jean và túi xách Armani nhiều nhất thế giới được chở đến Nauru để chờ phân phát cho những người nầy trước khi họ lên đường định cư".

Ông muốn nói đến chuyện những người tỵ nạn vốn đã chờ đợi hàng năm trời trong các trung tâm tạm giam di trú ở ngoài nước Úc, hiện trên đường từ Papua tân Guine để định cư ở Hoa kỳ.

Khi đọc bài diễn văn về chính sách di trú tại London, ông Dutton tỏ ra không nhượng bộ.

Trong khi ông không lập lại câu chuyện cho rằng, người tỵ nạn đã đến nơi trên người mặc các quần áo sang trọng của hàng hiệu mang tên Armani, thì ông cho biết ông không hối tiếc khi đưa ra lời bình luận như vậy.

"Đây không phải là những người nghèo khổ nhất trên thế giới. Họ là những kẻ xua đuổi những người nghèo khổ nhất hay bị đàn áp và họ muốn tìm đến đất nước của chúng ta. Chúng tôi đã nói rất rõ về sự kiện đó nên họ sẽ không được định cư tại Úc".

Ông Dutton còn cho biết, những người tỵ nạn đã phải trả 20 ngàn đô la cho những tên buôn lậu người.

"Chúng tôi giúp đỡ những người đó đặc biệt khi họ thoát ra khỏi những vùng xung đột như Iraq hay Syria và chúng tôi đã hành xữ tốt hơn bất cứ nước nào khác trên thế giới, đây là những việc mà chúng tôi có thể hãnh diện".

"Thế nhưng chúng tôi sẽ không cho phép những người tìm kiếm cơ hội về kinh tế phá vỡ nguyên tắc nầy bằng cách nhảy ngang vào hàng những người đang chờ đợi", Peter Dutton.

Bà Michelle Grattan là giáo sư tại đại học quốc gia Úc châu cho rằng, lời bình luận của ông Dutton là một chiến thuật cũ, thế nhưng vẫn còn hữu hiệu.

Một thành phần then chốt trong chính sách bảo vệ biên giới của chính phủ là chê bai người tỵ nạn và gán cho họ những tiếng xấu và đó là một kỹ thuật xưa cũ và ông Dutton tiếp tục xử dụng ngay cả trong trường hợp những người tỵ nạn đầu tiên rời khỏi các trung tâm tạm giam di trú.

Người ta được biết ông Dutton và bộ của ông và ngay cả văn phòng Thủ tướng đặc biệt rất chống đối những đàn ông trong các trung tâm tỵ nạn.

Trong một số trường hợp trước đây, những người tỵ nạn Iran được chấp nhận là người tỵ nạn đã trở về thăm viếng quê hương đã bị gán cho là người tỵ nạn giả mạo, trên các tin tức hàng đầu.
"Thật hết sức đáng tiếc khi ông Peter Dutton xem nhẹ những hiểm nguy lớn lao của người người tỵ nạn nầy, vào một thời điểm mà Hoa kỳ xem xét để cảnh giác trong chương trình nhân đạo đến mức thấp nhất trong một thập niên qua",Graham Thomson.
Cũng theo giáo sư Michelle Grattan, lời bình luận của ông Dutton ngoài chuyện chỉ trích người tỵ nạn, thì những lời tuyên bố của ông cũng sai lầm nữa.

Những người được đi định cư tuần nầy được xét là những người tỵ nạn thực sự, trước khi họ được phía Mỹ cứu xét.

Bà so sánh những người nầy chẳng khác những người Do thái đút lót tiền bạc để tìm đường ra khỏi nước Đức trước Thế chiến thứ hai, họ chẳng kém trong tư cách tỵ nạn so với những người khác.

Còn Ân xá quốc tế mô tả những cáo buộc người tỵ nạn về chuyện mặc quần áo thời trang Armani, là chuyện hết sức mơ hồ và vô lý.

Điều hợp viên người tỵ nạn là tiến sĩ Graham Thomson cáo buộc ông Dutton đang phá hoại cơ hội của những người tỵ nạn dễ gặp khó khăn và bị chấn thương tâm lý, để họ được định cư an toàn trên đất Mỹ.

Ông Thomson cho đài SBS biết.

"Thật hết sức đáng tiếc khi ông Peter Dutton xem nhẹ những hiểm nguy lớn lao của người người tỵ nạn nầy, vào một thời điểm mà Hoa kỳ xem xét để cảnh giác trong chương trình nhân đạo đến mức thấp nhất trong một thập niên qua".

Được biết có đến 1250 người tỵ nạn hy vọng sẽ được định cư tại Mỹ.

Trong khi đó, một người tỵ nạn là Abdullah GhafarGhulami trong số 54 người đến Mỹ hồi tuần qua, ông nầy đứng giữa một căn phòng hầu như trống rỗng và mở ra một túi đeo lưng.

Ông lôi ra 3 cái quần dài, một ít áo thun vài hồ sơ và một quyển tự điển Anh văn Oxford, rồi để tất cả lên sàn nhà và cho biết đó là tất cả những gì ông mang đến từ đảo Nauru.

Ông lật ngược chiếc túi đeo lưng cho thấy chẳng còn gì trong đó.

Sau 4 năm và 15 ngày ở trên đảo Manus, ông nầy đến Louisville thuộc tiểu bang Kentucky hồi tuần qua.

Ông phẫn nộ với lời tuyên bố của ông Dutton và tự hỏi, tại sao ông Dutton lại nói dối như vậy và đó là tất cả quần áo của ông làm bằng chứng.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share