Vinh danh những người bà qua cuộc triển lãm của các cộng đồng sắc tộc

Jewish grandmother Renata Singer

Jewish grandmother Renata Singer Source: SBS

Ông bà thường là cầu nối về ngôn ngữ và văn hóa trong các cộng đồng đa văn hóa tại Úc và nay việc nầy đang được công nhận.


Trong sự kiện diễn ra tại Melbourne lần đầu tiên, cộng đồng Trung Quốc, Ý, Hy Hạp, Hồi Giáo và Do Thái Giáo đã phát động các cuộc triển lãm tri ân các bậc ông bà.

Cuộc triển lãm mang tên 'Những Người Bà' được Viện Bảo Tàng Đa Văn Hóa Victoria tổ chức, nhằm tri ân cũng như tưởng nhớ đến bà, qua các tên gọi trong các ngôn ngữ như nonas, yiayas, waipos, jeddahs và bubbles của Úc.

Các tranh vẽ mỹ thuật, những cách thức dạy nấu ăn, các bài nguyện cùng những câu chuyện trong thời chiến, sự sống sót và di dân, tất cả giữ một vai trò quan trọng qua sự vinh danh những người bà của nước Ý, Hy Lạp, Trung Quốc, Hồi giáo và Do Thái giáo.

Người bà gốc Do Thái là Reneta Singer đến Úc từ Ba Lan nói về mối quan hệ mà bà đã thiếu vắng khi còn là một đứa trẻ, chỉ vì cuộc chiến trong Thế Chiến thứ hai.

"Tôi không hề có một bà nội hay ngoại cho chính mình và tôi cũng chẳng có hình ảnh nào của họ cả, bởi vì họ đã bị giết chết trong thời Hitler tại Treblinka, trước khi được 50 tuổi".

"Điều đó khiến tôi nhớ lại, rồi nỗi giận dữ và ganh tỵ chợt đến khi tôi còn ở các lớp tiểu học, do mọi người đều có bà của họ làm tôi muốn có một người bà rất nhiều".

"Tôi đã có một hình ảnh tưởng tượng về người bà, như là một người thích thú nấu ăn".

"Trong truyền thống Do Thái giáo mà tôi là một tín đồ, chúng tôi có một vật được gọi là Hecate bằng vàng, đó là một sợi dây chuyền vàng và là biểu tượng cho sự nối kết về ngôn ngữ và văn hóa của các bậc tiền bối cho đến đời con cháu của tôi", Reneta Singer.

Bà ngoại người Ý là bà Laura Mecca cho biết bà không bao giờ thấy được nonnas nữa, nonnas là tiếng gọi bà trong tiếng Ý sau khi sang Úc vào năm 1970 cùng với đứa con gái mới được 13 tháng tuổi.

Bà nay có 3 đứa cháu, tuổi từ 10 đến 14 và xem đứa cháu 15 tuổi của con gái bà, hiện sống trên đảo Tiwi là đứa cháu thứ tư.

Bà Mecca cho biết cuộc triển lãm tri ân những người bà, cũng như những người lớn lên tại Úc không có không có mẹ hay bà, khi phải nuôi dạy con cái một mình.

Bà cho biết người phụ nữ Ý trong thời hậu chiến, nay trở thành những người bà đã từng làm việc khó nhọc, cùng với việc duy trì sự gắn kết về văn hóa cho con cái họ.

"Quả là rất đặc biệt khi tri ân các phụ nữ Ý đến đây hồi thập niên 50, họ làm việc rất nặng nhọc, trở thành các nonas và vẫn còn làm việc cật lực như chính tôi với các cháu của mình. Đó là một tình yêu không điều kiện mà chúng tôi dành cho bà, qua việc dạy dỗ, truyền thừa các tập quán, cùngcác câu chuyện về quê cha đất tổ".

"Hầu hết các phụ nữ nầy đến đây và để lại mẹ và bà họ ở lại quê hương. Vì vậy những đứa trẻ sinh ra tại Úc có bà nội hay ngoại ở xa, chuyện nầy còn tùy thuộc mẹ của chúng có suy trì hình ảnh sống động của bà chúng hay không".

"Họ làm việc nầy một cách tốt đẹp qua cáctất cả  liên lạc như dạy nấu ăn, các tấm ảnh chụp và nhiều thứ khác nữa, tất cả đều rất là quan trọng", Laura Mecca.

Bà Wafa Fahour có 3 người con đến Úc vào đầu thập niên 1970, thế nhưng chỉ có một người con là theo mẹ, khi bà trốn chạy cuộc nội chiến ở xứ Lebanon để đoàn tụ với chồng ở Melbourne.

Bà trở thành jeddah tức người bà theo tiếng Ả Rập vào năm bà 42 tuổi, với đứa cháu đầu tiên chào đời.

Bà cho biết cảm thấy rất may mắn, khi lớn lên với sự thương yêu của người bà.

"Tôi quả may mắn khi lớn lên có những ngày sống với bà, bên cạnh mẹ tôi. Tôi đến Úc khi mới được 8 tháng tuổi và bà tôi theo sống với chúng tôi một vài năm sau đó, tôi rất yêu mến bà tôi".

"Tôi còn nhớ rất rõ khi bà sống gần nhà lúc tôi được 8 hay 10 tuổi chi đó, tôi thường chạy đến nhà bà và giúp bà trong các công việc lặt vặt".

"Tôi nhớ bà rất nhiều và hy vọng bà cũng nhớ đến tôi một cách trìu mến. Đó là cách thức tôi nhớ đến bà tôi", Wafa Fahour.

Cuộc triển lãm sẽ được tổ chức tại nhiều nơi trong viện bảo tàng, cùng sự đóng góp của các cộng đồng người Hoa, Ý, Hy Lạp. Hồi giáo và Do Thái giáo.

Không nghe thấy cộng đồng người Việt ở Victoria tham gia trong cuộc triển lãm về người bà, thế nhưng người bà luôn  chiếm vị trí rất cao trong gia đình qua những vất vả mà bà đã hy sinh sau bao năm tháng, theo lời ca trong bản nhạc Bà Tôi của nhạc sĩ Trần Tiến, với giọng ca của ca sĩ Ngọc Khuê.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share