Ngày Quốc Tế Nhân Quyền: "Người Việt trong lẫn ngoài nước không tận dụng..."

Human rights day

Human Rights Day (10 December) Source: Getty Images

"...dù International Human Rights Day là cơ hội quý giá để đánh động công luận quốc tế về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam!"


Phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng (phần audio đầu trang)

Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là toàn thế giới tổ chức các sự kiện nhằm đánh dấu Ngày Quốc Tế Nhân Quyền đã được tổ chức hàng năm kể từ năm 1950.

Năm nay, Ủy ban Nhân quyền LHQ cũng tích cực vận động và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của chính phủ nhiều nước cũng như vô số các tổ chức nhân quyền lớn nhỏ trên thế giới.

Tuy nhiên theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc Tổ chức BPSOS:
Sự kiện quan trọng này, trong khi không được nhà cầm quyền VN quan tâm, cả người Việt trong lẫn ngoài nước cũng không nhận thức và hưởng ứng đúng mức để đánh động công luận quốc tế về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Ngoài những nhận định đáng chú ý trên, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cũng chia sẽ một sự kiện vừa diễn ra hồi gần đây có thể được xem là một minh chứng cho sức mạnh của các hoạt động nhân quyền đối với tình trạng vi phạm quyền làm người tại Việt Nam.

Tại sao phải tích cực hưởng ứng Ngày Quốc tế Nhân quyền Human Rights Day? 

Theo BPSOS:

"Mục đích tưởng niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền:

(1) Phát huy ý thức về nhân quyền nơi người dân trên toàn thế giới;

(2) Phổ biến các công việc của Hội Đồng Khoáng Đại LHQ nhằm thúc đẩy sự cải thiện nhân quyền;

(3) Tạo cơ hội để các thành phần xã hội khác biệt đến với nhau và hợp tác trong các lĩnh vực nhân quyền thuộc mẫu số chung;

(4) Khuyến khích các nhóm dễ tổn thương như phụ nữ, người thiểu số, giới trẻ, người nghèo, người khuyết tật, người bản địa, các cộng đồng bị bách hại vì lý do tôn giáo hay niềm tin… hoà nhập vào trào lưu phát huy nhân quyền toàn cầu và hành động để thay đổi hiện trạng của chính mình.

Trên nguyên tắc, là thành viên của LHQ nhà nước Việt Nam cũng phải tham gia và hỗ trợ người dân tổ chức các sinh hoạt kỷ niệm ngày 10 tháng 12 hàng năm. Vì nhu cầu hội nhập toàn cầu để sinh tồn, nhà nước Việt Nam tuy không sốt sắng trong việc phát huy và bảo vệ nhân quyền nhưng không thể ngăn cản hoặc trừng phạt người dân khi họ hưởng ứng lời kêu gọi của LHQ về kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền." 

BPSOS đưa ra một số ví dụ về các sinh hoạt cộng đồng nên hưởng ứng

- Cử hành lễ cầu nguyện cho các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo hoặc cầu siêu cho các nạn nhân đã bị đánh chết trong đồn công an;

- Tiến hành các buổi vinh danh tù nhân lương tâm hoặc buổi hội thảo để các cựu tù nhân lương tâm chia sẻ kinh nghiệm;

- Cầu an cho người dân Hồng Kông đã đứng lên đòi quyền làm người và kêu gọi quốc tế bảo vệ họ;

- Thắp nến tưởng niệm 39 nạn nhân tử vong ở Anh quốc vì quyền sống bị tước đoạt bởi đường dây buôn lậu người...

- Phân phối và phổ biến bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền rộng rãi đến thành viên trong cộng đồng, đến mọi người trong nhóm mình và đến quần chúng ngoài xã hội. 

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Quý vị có thể sử dụng bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, bà̉n dịch tiếng Việt của Việt của BPSOS

Nội dung Bản dịch tiếng Việt của BPSOS:
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền - trang 1
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền - trang 1 Source: BPSOS - Vietnam Advocacy Project
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền - trang 2
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền - trang 2 Source: BPSOS - Vietnam Advocacy Project
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền - trang 3
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền - trang 3 Source: BPSOS - Vietnam Advocacy Project
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền - trang 4
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền - trang 4 Source: BPSOS - Vietnam Advocacy Project


Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền - trang 5
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền - trang 5 Source: BPSOS - Vietnam Advocacy Project


Trang mạng lưu trữ các thông tin cập nhật về Ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm 2019 của BPSOS: 

Hãy ghi danh và cung cấp thông tin qua trang mạng  để BPSPOS giới thiệu với quốc tế và chuyển đến các toà đại sứ ở Việt Nam, các chính quyền quan tâm đến nhân quyền và các văn phòng LHQ để theo dõi và sẵn sàng can thiệp nếu cần.

Luật Tín Ngưỡng và Tôn Giáo của Việt Nam vi phạm nhân quyền

Trong bản phúc trình cập nhật được công bố ngày 22/11/2019, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) nhận xét tổng quát rằng Luật Tín Ngưỡng và Tôn Giáo của Việt Nam, có hiệu lực đầu năm 2018, vi phạm những tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu về nhân quyền, đặc biệt Điều 18 trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết. Luật mới cũng gây khó  khăn thêm cho các cộng đồng và tổ chức tôn giáo độc lập với nhà nước. Chi tiết trong (tiếng Anh).

Share