Sinh viên quốc tế và khách du lịch bụi bị ăn chặn tiền lương lên cả tỷ đồng

Backpacker Jannick Laschlott

Backpacker Jannick Laschlott Source: SBS

Một báo cáo đáng sợ đã phát hiện sinh viên quốc tế và du khách ba lô bị thiếu nợ được nợ hơn một tỷ đô la tiền lương bị đánh cắp hay ăn chặn. Fair Work Ombudsman cho biết họ đang xem xét một báo cáo cho thấy phần lớn các nạn nhân không làm gì để lấy lại số tiền đáng ra là của họ.


Khách du lịch ba-lô bụi người Pháp Rodolphe Lafont đã có một năm ở Úc visa vừa đi du lịch vừa làm việc, và anh đã làm trong một số nông trại trên khắp nước Úc.

Theo anh công việc thu hoạch hái trái cây ở Shepparton, Victoria, là tệ hại nhất.

Anh được trả côn g theo số trái cây hái được chứ không phải là theo giờ và anh nói anh thuờng xuyên bị trả thấp hơn mức lương tối thiểu.

"Bạn làm việc 8 tiếng mà chỉ được trả có 50 dollars. Họ tính theo năng xuất lao động. Tôi làm nhanh nhưng thậm chí khi bạn làm nhanh mà gặp những cây không đầy trái hay ngày đó thời tiết không thuận lợi thì bạn cũng không làm được bao nhiêu tiền."

Quản lý khách sạn Peter Manziere [[man-ZEER]] nói anh nghe những câu chuyện kinh khủng tương tự như chuyện của Lafont từ những khách du lịch ba lo khác rât nhiều.

"Mỗi người đều gặp một chuyện tương tự. Một số người bị trả chỉ có 5 dollars một giờ làm việc. Một số thì trả theo thúng nông sản thu hoạch chứ không theo giờ. Có đến 80% trong số họ gặp phải những chuyện tệ hại như vậy trên các nông trại."

Một báo cáo mới do hai đại học ở Sydney thực hiện cho thấy những chuyện vừa kể trên cho thấy có lỗ hổng trong hệ thống .

Nghiên cứu của họ đã khảo sát hơn 4,300 sinh viên quóc tế và khách du lịch ba lô trên khắp nước Úc.
Hơn một nữa trong số họ đã bị trả dưới mức lương và một phần ba chỉ được trả bằng một nữa mức lương tối thiểu.

Đồng tác giả báo cáo Bassin Farbenblum ước lượng số tiền trả thiếu có thể lên đến hơn một ty dollars.

"Rõ ràng Úc hiện có một số lượng rất lớn, hàng trăm ngàn người lao động thấp, lao động nhập cư bị trả lương thấp không thỏa đáng."

Hơn 90% trong số họ những người bị đánh cắp sức lao động và tiền lương đã không nói ra tình trạng của mình hoặc họ đã không được ai nghe thấy.

Trong số những người lên tiếng thì 2/3 trong số họ không đòi lại được gì cả.

Chỉ có 1/3 những lời phàn nàn là đến được Ủy ban Công bằng Nơi Làm việc - Fair Work Ombudsman, tuy nhiên ngay cả ở đây như bà Farenblum nói thì một nữa các trường hợp đã không lấy lại được tiền.

"Họ không biết phải làm gì cũng có khi họ thấy thủ tục giấy tờ quá phiền phức. Một số lớn thì sợ bị mât visa nếu như họ ra mặt và báo cáo về việc bị ăn chặn tiền công. Một tỷ lệ không nhỏ cũng tin rằng có làm thì cũng không đi đến đâu."

Khách du lịch ba lô người Đức Jannik Lasschlott học được bài học kinh nghiệm từ việc nói ra và tố cáo việc trả lương thấp. Hậu quả là anh bị mất việc.

Làm việc trên một nông trại trồng hoa ở New South Wales, anh và 14 người hái hoa khác đã đến khiếu nại ở Fair Work Australia về điều kiện sông tồi tàn.

"Họ đuổi chúng tôi ngay ngày hôm sau, khoảng bảy người có cả tôi là những người đã đến Fair Work để khiếu nại."

Luật sư về tuyển dụng Sharmilla Bargon nói nỗi sợ bị mất việc và ảnh hưởng đến visa đã khiến cho những lao động thời vụ nhập cư từ bỏ ý định tìm kiếm công lý.

"Sự lo sợ sẽ bị trục xuất thay vì có thể lấy lại $5,000 tiền lương bị ăn chặn hay lớn hơn khiến họ im lặng. Thậm chí có các khách hàng của tôi cho biết tiền lương họ bị chiếm dụng nếu đi đòi có thể lên đến $270,000 - thì cũng không đáng để họ đi khiếu nại, họ nghĩ vậy."

Cuộc nghiên cứu đã tìm thấy tiếng Anh kém là rào cản chính cho việc đi khiếu nại.

Còn về phần mình thì Fair Work Ombudsman cho biết họ đang xem xét bản báo cáo và sẽ có câu trả lời.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share