Kêu gọi hợp tác về vắc xin toàn cầu khi biến thể virus lây lan khắp Âu Châu

WHO epidemiologist Maria van Kerkhove

WHO epidemiologist Maria van Kerkhove Source: AAP

Thủ Tướng Anh Boris Johnson kêu gọi sự hợp tác quốc tế về vắc xin, nhằm đối phó với đợt 3 lây nhiễm coronavirus trên khắp Âu Châu. Các kế hoạch nhằm giảm bớt những hạn chế đã bị thu hồi tại một số nước ở Âu Châu, do biến thể virus lan rộng. Trong khi đó, người đứng đầu WHO cho biết tình trạng bất bình đẳng về vắc xin là kỳ lạ và vô đạo đức.


Chuông nhà thờ đổ trên khắp nước Cộng Hoà Tiệp để đánh dấu một năm, kể từ khi nước nầy chứng kiến cái chết đầu tiên do COVID-19.

Tổng cộng có hơn 24 ngàn người chết do coronavirus tại quốc gia nầy.

Với 1,47 triệu ca nhiễm trong một quốc gia có dân số 10,7 triệu người, Cộng Hoà Tiệp hiện có mức độ lây nhiễm so với đầu người cao nhất trên thế giới.

Trong khi đó, Anh quốc cũng đánh dấu kỷ niệm một năm phong tỏa vì coronavirus, với ‘Ngày Toàn quốc Tưởng niệm’.

Quốc Hội có một phút yên lặng, để tưởng nhớ đến hơn 126 ngàn người đã chết vì coronavirus tại nước nầy.

Thủ Tướng Anh Boris Johnson cho biết, việc hợp tác quốc tế về vắc xin là chuyện cần thiết một cách khẩn cấp.

“Quí vị có thể chứng kiến một cách đáng buồn, là trên lục địa Âu Châu hiện có một đợt lây nhiễm thứ ba và người dân trên đất nước nầy đừng nên có ảo tưởng, là các kinh nghiệm trước đây đã dạy cho chúng ta, khi một đợt tấn công bạn bè chúng ta, nó sẽ tấp vào bờ biển của chúng ta nữa".

"Tôi hy vọng là chúng ta sẽ cảm nhận được tình cảm nầy trong nay mai, đó là lý do vì sao chúng ta chủng ngừa nhanh chóng đến mức tối đa".

"Thế nhưng chiến dịch chủng ngừa hay phát triển vắc xin rồi thực hiện, đó là những dự án quốc tế đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu”, Boris Johnson.

Sau 6 tuần lễ chứng kiến sự sụt giảm về số tử vong do COVID-19 trên thế giới, con số người chết lại gia tăng trở lại.

Bà Maria Van Kerkhove thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, nói rằng đây quả là một tình trạng đáng buồn.

“Phải mất 6 tuần lễ, chúng ta mới thấy được con số tử vong giảm sụt".

"Thế nhưng trong tuần qua, chúng ta bắt đầu thấy sự gia tăng chút ít trong số người chết trên khắp thế giới".

'Điều nầy có thể dự đoán nếu chúng ta thấy các trường hợp lây nhiễm gia tăng, thế nhưng đó cũng là một dấu hiệu đáng quan ngại, vì vậy vẫn còn nhiều việc chúng ta có thể làm được”, Maria Van Kerkhove.

Bà cho biết hầu hết các vụ gia tăng về tử vong, là do các ca nhiễm mới ở Âu Châu.

“Nay là tuần lễ thứ năm trong một đợt diễn ra trên toàn cầu, khi chúng ta chứng kiến việc gia tăng trong số ca nhiễm".

'Trong tuần qua, các trường hợp gia tăng 8 phần trăm, còn tại Âu Châu là 12 phần trăm, ở một vài nước trên khắp lục địa Âu Châu".

"Nhiều trường hợp là do biến thể B117của virus, vốn được phát hiện tại Anh quốc và nay bắt đầu lây lan tại nhiều quốc gia ở Đông Âu”, Maria Van Kerkhove.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Liên Âu tổ chức cuộc họp thượng đỉnh qua trang mạng vào cuối tuần nầy, để thảo luận về việc làm thế nào để đối phó với đợt lây nhiễm mới, cũng như việc cung cấp vắc xin.

Việc gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh khiến nước Đức phải hủy bỏ các kế hoạch nhằm giảm bớt các hạn chế vốn được ban hành từ ngày 16 tháng chạp, thay vào đó nới rộng việc phong tỏa một phần, cho đến ngày 18 tháng 4.

Tại Pháp, gần 16 ngàn ca nhiễm được báo cáo trong 24 giờ qua, hơn gấp đôi con số trong cùng thời kỳ hồi tuần qua.

Chuyên viên hàng đầu về chủng ngừa của Pháp là ông Alain Fischer cho biết, có 11,8 phần trăm người lớn tại Pháp được chủng ngừa với một liều đầu tiên, mặc dù có các trở ngại qua việc cung cấp vắc xin AstraZeneca.

“Chúng ta đã nhận rõ hiệu quả của vắc xin chống COVID-19".

"Nếu quí vị nhìn vào trường hợp của các bậc cao niên trong các nhà dưỡng lão, có hơn 90 phần trăm được chủng ngừa và đây là một kết quả tốt đẹp, thế nhưng không dễ dàng".

"Chúng ta cũng biết, hiện nay số tử vong vì COVID-19 tại các viện dưỡng lão đã thực sự giảm bớt và chúng ta cũng thấy tỷ lệ tương tự, với những người trên 80 tuổi trong cộng đồng”, Alain Fischer.

Trong khi đó, có gần 1 phần 3 người Pháp bắt đầu bị phong tỏa trong một tháng hồi cuối tuần qua, với nhiều người bày tỏ sự mệt mõi và lẫn lộn qua một loại các hạn chế mới nhất.

Ngoài ra, một cuộc khảo sát của công ty phân tích dữ kiện của Anh là YouGov cho thấy, đại đa số dân chúng tại các quốc gia lớn nhất tại Liên Âu, bao gồm Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Ý, đều xem vắc xin là không an toàn.

Còn Iceland hay Băng Đảo cùng với một số quốc gia Bắc Âu cho biết, họ đang điều tra về vắc xin AstraZeneca thêm nữa, trước khi tái sử dụng.

Một vài quốc gia đã tái tục việc sử dụng, sau khi Cơ quan Điều hành Dược phẩm Âu Châu bác bỏ các quan ngại, về các trường hợp riêng rẻ bị đông máu, khi cho rằng vắc xin là an toàn và hữu hiệu.

AstraZeneca cho biết, kết quả của một cuộc nghiên cứu tại Mỹ với 30 ngàn người cho thấy, vắc xin hữu hiệu 100 phần trăm trong việc ngăn ngừa các bệnh nặng.

Người đứng đầu công ty là ông Mene Pangalos cho biết, ông hy vọng các khám phá sẽ tái lập niềm tin vào vắc xin.

“Tôi nghĩ rằng nó sẽ trả lời cho những người không nghĩ rằng vắc-xin có hiệu quả, thế nhưng chúng tôi luôn bị thuyết phục bởi hiệu quả của vắc-xin".

"Tôi nghĩ rõ ràng đó là một câu chuyện đơn giản hơn, bởi vì bây giờ chúng ta có một nghiên cứu duy nhất được thực hiện với cùng một lô chất thử nghiệm lâm sàng, với cùng một điểm cuối".

"Vì vậy, đó là một nghiên cứu rõ ràng hơn nhiều và đó là lý do tại sao rất hay khi báo cáo hiệu quả của vắc-xin 79%".

"Một lần nữa với các bệnh có triệu chứng, vắc xin hữu hiệu 100 phần trăm khi chống lại bệnh nặng”, Mene Pangalos.
"EU đang làm gì? Họ đang vận động hành lang cho các công ty dược phẩm hay sao?”, Vladimir Putin.
Trong khi đó, cố vấn đặc biệt của WHO là ông Bruce Aylward cho biết, bên ngoài Âu Châu nhu cầu về vắc xin rất cao và ông có một thông điệp gởi đến các nước có số tồn trữ vắc xin mà họ hiện không sử dụng đến.

“Vấn đề không phải là thiếu nhu cầu, mà ngược lại".

'Tôi nghĩ rằng nếu có một điều chúng tôi làm, nếu có bất kỳ quốc gia nào lo ngại hoặc không sử dụng đầy đủ vắc xin, hãy cung cấp vắc xin đó cho cơ sở COVAX vì chúng tôi có một danh sách dài các quốc gia rất rất muốn sử dụng vắc xin, vắc xin AstraZeneca".

'Đơn giản là chúng tôi không thể có đủ vắc xin nầy”, Bruce Aylward .

Được biết có đến 430 triệu liều vắc xin hiện được hiến tặng trên toàn cầu, phần lớn từ các quốc gia giàu có.

Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus cho biết, đó là một điều kinh ngạc khi thấy một số quốc gia giàu có, hiện chủng ngừa cho những người trẻ hơn hay những người khỏe mạnh ít có nguy cơ bị nhiễm COVID-19, trong khi các nước khác chẳng có vắc xin.

“Khoảng cách giữa con số những người được chủng ngừa tại các nước giàu và con số nhiều người được chủng theo chương trình Covax, ngày càng cách biệt hàng ngày và trở nên kỳ quặc".

'Một số quốc gia hiện chạy đua trong việc chủng ngừa cho người dân nước họ, trong khi các nước khác chẳng có gì cả".

"Việc nầy có thể mang lại sự an toàn trong ngắn hạn, thế nhưng đó là một ý nghĩ sai lầm về tình trạng an ninh toàn cầu”, Tedros Ghebreyesus.

Trong khi đó, Tổng Thống Nga Vladimir Putin cho biết ông có kế hoạch chủng ngừa vắc xin vào tuần nầy, để khích lệ những người dân Nga khác.

Việc nghi ngờ vắc xin vẫn còn là một khó khăn tại Nga, với một cuộc thăm dò hồi tháng nầy cho thấy, có không đầy 1 phần 3 sẵn sàng đi tiêm chủng và gần 2 phần 3 cho biết, họ tin là coronavirus là một vũ khí sinh học do con người tạo ra.

Ông Putin cũng bác bỏ các chỉ trích từ các quốc gia Tây Phương, là Nga sử dụng vắc xin Spunik 5 là một khí cụ tuyên truyền.

“Chúng tôi không áp đặt bất cứ điều gì cho bất kỳ ai, hoặc bất kỳ quốc gia nào".

"Khi chúng tôi nghe những tuyên bố như vậy từ các viên chức, có một câu hỏi đặt ra là các viên chức của Liên minh châu Âu, đang bảo vệ lợi ích của ai?.

"Đó là lợi ích của các công ty dược phẩm, hay lợi ích của công dân Châu Âu?.

"EU đang làm gì? Họ đang vận động hành lang cho các công ty dược phẩm hay sao?”, Vladimir Putin.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share