Kỹ nghệ xây dựng kêu gọi có thêm di dân để giảm bớt áp lực

Industry calls for increased migration to ease pressure on builders

Properties under construction on the Gold Coast Source: AAP

Một loạt các dự án xây dựng bị đình trệ, nêu bật áp lực gia tăng lên ngành kỹ nghệ xây cất nầy. Nhu cầu nhà ở bùng phát, tình trạng thiếu hụt lao động và giá cả vật liệu xây dựng tăng vọt khiến nhiều công ty xây dựng ở bên bờ vực, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng có rất ít việc có thể làm được ngoại trừ thời tiết mưa bão.


"Một cơn bão hoàn hảo" là từ ngữ phổ biến được sử dụng, để mô tả những áp lực mà ngành xây dựng của Úc, đang phải đối mặt ngay bây giờ.

Và bà Kelly, người không muốn cho biết họ thật của mình, là một trong số rất nhiều người trong hoàn cảnh nầy.

Người phụ nữ 40 tuổi và chồng đã bắt đầu xây dựng ngôi nhà mơ ước của họ, trên Đảo Phillip ở Victoria.

Họ đã bỏ ra 235 ngàn đô la sau đó, thế nhưng có vẻ như rất ít cho ngôi nhà.

“Đó là một ngôi nhà của gia đình gồm hai tầng xinh đẹp, có 4 phòng ngủ và 3 phòng tắm, cũng như nhìn ra biển".

"Quí vị biết chúng tôi đã làm việc cật lực, để đổ tiền vào ngôi nhà nầy”, Kelly.

Đôi vợ chồng ký một khế ước xây nhà với công ty xây dựng Langford Jones, vốn có kinh nghiệm gần 50 năm trong lãnh vực nầy.

Thế nhưng công ty lâm vào tình trạng thanh lý hồi tuần qua, khi thiếu các chủ nợ đến hơn 10 triệu đô la.

Theo tổ chức thanh lý RSM, công ty Langford Jones để lại khoảng 65 ngôi nhà đang xây cất dang dở ở các giai đoạn khác nhau, trong đó có nhà của bà Kelly ở San Remo.

“Họ đã để lại rất nhiều thứ lộn xộn, chẳng hạn như chúng tôi có một cái khung, rồi một đống rác".

"Chúng tôi cũng có những thứ giống như bức tường chắn, mà mọi người đến lấy trộm túi ngủ cũng như bất cứ thứ gì khác, thực sự bị đánh cắp. Quả là một cơn ác mộng”, Kelly.

Được biết Langford Jones là một trong nhiều công ty xây dựng nổi tiếng, đã hoạt động trong năm nay.

Nổi tiếng nhất là công ty xây dựng khổng lồ Probuild, đã bị đưa vào tình trạng quản lý hồitháng Hai.

Thế nhưng sự kết hợp của các yếu tố, cũng đã khiến nhiều nhà xây dựng nhà nhỏ hơn, lâm vào tình trạng trên bờ vực thẳm.

Ông Phil Dwyer là Chủ tịch của Builders Collective of Australia, một nhóm phi lợi nhuận đại diện cho các nhà xây dựng nhỏ và người tiêu thụ.

“Hiện tại chúng tôi có một tình huống rất tế nhị, do một số vấn đề bắt đầu với COVID".

"Nhưng ngoài ra, các vấn đề như ngành xây dựng đang nóng lên, bạn không thể tìm được thợ xây ở đâu, thiếu hụt nhân lực trong ngành, rồi chuỗi cung ứng nguyên vật liệu nữa".

"Ngoài ra chi phí nguyên vật liệu leo ​​thang, cũng là một vấn đề lớn".

"Vì vậy, tất cả những điều này được tập hợp lại thành một, tạo ra thứ mà chúng ta có thể gọi là một cơn bão hoàn hảo”, Phil Dwyer .

Ông cho biết sự kết hợp của các điều kiện có nghĩa là, một số công ty xây dựng về căn bản đang trả tiền, để hoàn thành việc xây dựng nhà cho mọi người.

“Chúng tôi gọi đó là sự bùng nổ không có lợi nhuận, nói cách khác các nhà xây dựng không kiếm được bất kỳ khoản tiền nào".

"Họ đã bị mắc kẹt với các hợp đồng có giá cố định, phải chịu đựng với sự leo thang chi phí, thiếu hụt nhân công hoặc nhà thầu để thực hiện công việc, hoặc kỹ năng trong ngành".

"Có một số vấn đề đã tạo ra tình hình và sẽ tiếp tục tạo ra tình trạng tương tự cho nhiều người khác".

"Chúng tôi nhận thấy, đó là sự khởi đầu của tình trạng như vậy và nó sẽ tiếp tục”, Phil Dwyer .

Ông tiên đoán tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn trong vòng 6 đến 12 tháng tới, trước khi nó ổn định.

Ông khuyên bất cứ ai đang nghĩ đến việc bắt tay vào xây dựng, hoặc sửa sang một ngôi nhà mới, hãy hủy bỏ những kế hoạch đó trong thời gian ngắn sắp tới.

Trong khi đó ông John Goymour là một thợ xây dựng từ năm 1969 đến nay là 53 năm, hiện làm việc tại vùng Blue Mountains thuộc New South Wales.

Ông nói trong khi công việc kinh doanh của riêng mình đang tốt đẹp, nhưng ông có mối quan tâm đến ngành công nghiệp rộng lớn hơn.

“Bởi vì bạn sẽ thấy rất nhiều người vỡ nợ, do rất nhiều người có nhà xây dở dang".

"Ý tôi là đó không phải là những gì chúng tôi muốn ngành công nghiệp này làm".

"Chúng tôi chỉ muốn vận hành với một tốc độ đồng đều tốt đẹp".

"Có một câu nói cũ kỹ trong ngành, là ‘không ai kiếm được tiền trong thời kỳ bùng nổ’, lần này điều đó đã đúng một lần nữa".

"Điều đó có nghĩa, là do mọi người đều quá bận rộn trong thời kỳ bùng nổ, đến mức không ai có thể kiếm được lao động hoặc vật liệu, vì vậy công việc của bạn mất nhiều thời gian hơn để làm. do đó bạn thực sự không kiếm được tiền".

"Bí quyết kiếm tiền trong ngành xây dựng, là tham gia và thoát ra. Nói cách khác, vào là nhận dự án xây dựng và ra ngoài nhận tiền trong ngân hàng".

"Một dự án nằm ở đó càng lâu, thì chi phí đầu tư của dự án đó càng ăn vào tỷ suất lợi nhuận”, John Goymour.
"Nếu có một việc mà chính phủ có thể làm để giảm bớt một số áp lực vào lúc này, thì đó sẽ là đẩy nhanh tốc độ mà những người di cư có tay nghề cao có thể quay lại Úc”, Geordan Murray.
Được biết dữ liệu từ cơ quan tín dụng Equifax cho thấy, tỷ lệ vỡ nợ trong ngành xây dựng tăng hơn 30% trong 12 tháng tính đến tháng Năm.

Thị phần của lĩnh vực xây dựng trong những con số đó, đã tăng lên và hiện chiếm 28% tổng số các vụ vỡ nợ ở Úc.

Thế nhưng trong khi những con số này nghe có vẻ thảm khốc, ông Scott Mason của Equifax nói rằng chúng thực sự đại diện cho một sự điều chỉnh, đối với mức độ trước đại dịch.

“Rõ ràng đã có một vài vụ vỡ nợ nổi tiếng, hoặc các doanh nghiệp phá sản, vì vậy có một số lý do để lo lắng".

"Tuy nhiên, tôi có lẽ ôn hòa hơn một số người khác, bởi vì những gì bạn phải nhớ rằng, chúng tôi đã có mức mất khả năng thanh toán thấp kỷ lục, trong hai năm qua do COVID".

"Ngay cả khi nhìn vào mức tăng hàng tháng trong tháng 4 và tháng 5, chúng tôi đã thấy mức tăng 47% và 43%, nhưng chúng tôi vẫn chưa tăng đến mức trước COVID”, Scott Mason.

Ông Geordan Murray thuộc Hiệp hội Kỹ nghệ Gia Cư đồng ý.

“Cho đến nay tỷ lệ vỡ nợ không gia tăng quá mức bình thường trước khi có COVID, mặc dù chúng tôi biết rằng ngành kỹ nghệ nầy chịu nhiều áp lực vào lúc nầy”, Geordan Murray.

Trong khi thấu hiểu rằng các công ty xây dựng đang chịu nhiều áp lực, ông cho biết sẽ không có việc sửa chữa nhanh chóng đối với tình trạng nầy.

“Hiện tại với việc chuỗi cung ứng được mở rộng trên toàn cầu, chúng tôi không thể nhập cảngthêm nguyên liệu như chúng tôi làm trong một chu kỳ thông thường".

"Với biên giới đã bị đóng cửa trong hai năm, chúng tôi có một thị trường lao động đặc biệt thiếu hụt trong nước, điều này gây khó khăn để tăng lực lượng lao động trong ngành nghề".

"Nếu có một việc mà chính phủ có thể làm để giảm bớt một số áp lực vào lúc này, thì đó sẽ là đẩy nhanh tốc độ mà những người di cư có tay nghề cao có thể quay lại Úc”, Geordan Murray.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share