Lao động hứa hẹn sẽ giải quyết chuyện ép buộc kết hôn nếu thắng cử

Screenshot from Choice not Force video

Screenshot from Choice not Force video Source: SBS

Bài trừ nạn cưỡng bách kết hôn tại Úc là một mục tiêu mới trong cuộc bầu cử do đảng Lao Động liên bang phát động.


Trong khi có đến một ngàn người ước tính bị lâm nguy mỗi năm trên khắp nước Úc, Lao Động hứa hẹn sẽ thực hiện những thay đổi nhằm giúp đỡ bảo vệ và hỗ trợ cho các nạn nhân trong khi chính phủ liên bang cho biết đã tìm phương cách cải thiện vấn đề.

Đó là một quảng cáo trong chiến dịch nâng cao nhận thức chống lại hình thức hôn nhân cưỡng bách trong những năm gần đây, qua một đạo luật đặc biệt được ban hành vào năm 2013.

Bà Jenny Stanger thuộc Tổ chức Liên Kết Tự Do nhằm Chấm dứt Nô Lệ Thời Hiện Tại của Đạo Quân Cứu Tế Salvation Army cho biết, những thay đổi trong luật pháp cho thấy có thêm nhiều người gặp nguy nan đã lên tiếng, với nhiều người tiết lộ tình trạng khó khăn của họ với các chuyên viên tâm lý tại trường học.

"Sau năm 2013, chúng tôi thực sự bắt đầu thấy được có thêm nhiều trường hợp liên hệ với những người trẻ bị nguy cơ đưa ra ngoại quốc, có thể là trong một chuyến nghỉ hè của gia đình, hay bị dụ dỗ với một câu chuyện giả tạo nào đó để ra nước ngoài, rồi cuối cùng bị buộc phải kết hôn dù họ không hề muốn lập gia đình".

Thế nhưng mặc dù có thêm nhiều nhận thức về tình trạng nẩy, nữ phát ngôn nhân về tư pháp của đảng Lao Động là bà Clare O'Neil cho biết cần phải sửa đổi trong hệ thống luật pháp và hỗ trợ cho các nạn nhân.

"Hệ thống luật pháp tìm cách bảo vệ các nạn nhân nầy ngày nay, về căn bản đã không hữu hiệu, đó là một hệ thống không ngăn cản được các cuộc hôn nhân cưỡng bách xảy ra, đó cũng là một hệ thống không đưa những người vi phạm ra trước tòa".

"Chúng ta không hề có việc truy tố nào thành công, về những vụ hôn nhân cưỡng bách trên bình diện liên bang và ngược lại đó là một hệ thống thực sự lại ngăn cản các nạn nhân lên tiếng", Clare O'Neil.

Cộng tác với các nhóm hỗ trợ, Lao Động hiện hứa hẹn sẽ thực hiện những thay đổi, nếu thắng cử trong cuộc bầu cử liên bang kỳ tới.

Trong số các thay đổi, là lời hứa sẽ bãi bỏ các đòi hỏi đối với các nạn nhân có thể gặp nguy cơ, phải gặp cảnh sát để được giúp đỡ.

Bà Laura Vidal thuộc tổ chức Good Shepherd tại Úc và Tân Tây Lan, giải thích sự xung đột.

"Những gì chúng ta được biết là, phần lớn những người quen sắp xếp các cuộc hôn nhân cưỡng bách là gia đình hay cha mẹ của các nạn nhân và những người nầy không muốn báo cảnh sát về cha mẹ của họ, cũng như những gì họ nói với tôi là chuyện trong quá khứ, 'tôi không muốn cha mẹ tôi gặp khó khăn, nhưng tôi không muốn kết hôn'.
"Một cách thức khá khôn khéo, là sẽ làm làm việc theo một phương pháp tận gốc với các cộng đồng", Jennifer Burn.
Đó là một vấn đề mà chính phủ Turnbull đã xem xét, với việc thử nghiệm trong 1 năm, một phần bỏ đi tình trạng bất lực khi cần được giúp đỡ mà không có cảnh sát can dự.

Phe đối lập cũng hứa hẹn đẩy mạnh với một ngân khoản nhiều triệu đô la và các sắc lệnh bảo vệ về mặt dân sự để cho phép tòa án can thiệp nhân danh những người lớn gặp nguy cơ, những chuyện mà chính phủ cũng đang xem xét.

Bà Clare O'Neil của đảng Lao Động giải thích về mục đích của các sắc lệnh bảo vệ về mặt dân sự.

"Một người hiện bị đe dọa bắt buộc kết hôn, thì có thể đến tòa án và yêu cầu được bảo vệ theo luật pháp, để làm những chuyện đơn giản là cho phép người trẻ nầy có thể tiếp tục đi học hay làm những gì cần thiết, để cuộc hôn nhân cưỡng bách không thể xảy ra".

Trong thời gian 5 năm kể từ khi luật mới được ban hành, đã có 232 cáo buộc về việc cưỡng bách hôn nhân đã được chuyển đến cảnh sát liên bang.

Thế nhưng chỉ có 2 trường hợp bị truy tố và cho đến nay, chẳng có vụ nào dẫn đến kết quả về việc kết tội cả.

Bà Jennifer Burn thuộc Hiệp Hội Chống Nô Lệ Úc châu nói rằng, mục tiêu đo lường sự thành công nằm trong việc ngăn ngừa hơn là truy tố ra tòa.

"Luật hình sự là một công cụ không hữu hiệu thay vì có một chỗ hay một vai trò quan trọng, thế nhưng chúng ta thấy những vụ nầy hiện được biết đê trong các cộng đồng".

"Do đó một cách thức khá khôn khéo, là sẽ làm làm việc theo một phương pháp tận gốc với các cộng đồng", Jennifer Burn.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share