Làm thế nào để phụ nữ di dân vượt qua các rào cản để khởi nghiệp?

Migrant businesswomen at the Casa Bonita Cultural and Empowerment Hub.

Migrant businesswomen at the Casa Bonita Cultural and Empowerment Hub. Source: SBS

Nhiều phụ nữ di dân rất tài năng và có tay nghề cao, thế nhưng khi tới Úc với nhiều bỡ ngỡ, họ đối mặt với vô số những rào cản trong việc tự thành lập cơ sở kinh doanh, để tận dụng các kỹ năng của mình. Một số các nền tảng và mạng lưới giờ đây đã được thiết lập để hỗ trợ họ trên con đường khởi nghiệp.


Tại một khu vực mua sắm nhộn nhịp ở nội ô phía Tây Melbourne, một số phụ nữ đang trên đường hiện thực hóa giấc mơ kinh doanh của họ.

Nhìn qua khung cửa sổ đầy màu sắc của Casa Bonita Cultural and Empowerment Hub, một doanh nghiệp xã hội ở Seddon, hiện diện sáu nữ doanh nhân - tất cả đều là người di cư đến Úc. Họ đang quây quần bên chiếc bàn chất đầy phụ kiện, đồ gia dụng và trang phục thể thao.

Họ đang sôi nổi thảo luận về chiến lược bán hàng cho sự kiện Ngày của Mẹ.

Mọi người sôi nổi đưa ra các gọi ý khi cuộc thảo luận hướng sang việc làm thế nào để gói các món quà để mang lại hiệu ứng tối đa cho sản phẩm.

Sự hợp tác kinh doanh này là điều mà Liliana Bravo Quiroz [[lil-EE-ana BRA-voh kee-ROS]] đã kỳ vọng, khi cô thành lập trung tâm này.
Chúng tôi cần tạo cơ hội cho những người không có kinh nghiệm ở Úc, bởi vì họ rất tài năng, và họ có thể mở ra một doanh nghiệp mới mà từ đó có thể hỗ trợ những phụ nữ khác, có thể tạo ra việc làm.
Bravo Quiroz biết rõ những thách thức trong việc khởi nghiệp ở một quốc gia mới tới.

Đến từ Colombia, cô tới Úc du học và sau đó quyết định ở lại vì những mối nguy hiểm ở quốc gia quê hương.

Nữ doanh nhân, đồng thời là một người mẹ, hiểu rằng muốn xây dựng sự tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh, thì cần phải luyện tập. Cô cũng biết rằng, việc xây dựng một mạng lưới từ điểm khởi đầu trong khi không có gia đình bên cạnh để hỗ trợ trông con, sẽ mất nhiều thời gian và là một thách thức lớn.

Một chương trình thử nghiệm tại trung tâm đã đưa đến cho năm sinh viên quốc tế những lời khuyên và kinh nghiệm thực tế về kinh doanh, bao gồm thương mại điện tử, tạo dựng phong cách và quan hệ khách hàng.

Từ chương trình này, Brenda Gil có được sự tự tin để phát triển dự án chậu thủ công và cây trồng của riêng mình, ngay tại sân sau của trung tâm, được gọi là El Boske Botanico.
Cô ấy đã cho tôi cơ hội làm quản lý của cửa hàng. Đó là cách mà tôi có thể học hỏi tất cả các quy trình, học cách xây dựng doanh nghiệp của riêng bạn, cách quản lý hàng tồn kho, và tất cả những điều bạn cần làm trong việc điều hành một doanh nghiệp.
"Và đó là lý do tại sao khi có cơ hội, tôi đã sẵn sàng để tự thành lập doanh nghiệp của mình."

Thuê một không gian pop-up nhỏ, với giá cả phải chăng tại trung tâm, nữ di dân đến từ Ấn Độ, Ridhima Sachdeva có thể kiểm tra thử mối quan tâm của khách hàng với các sản phẩm của cô, để từ đó giúp cô điều chỉnh doanh nghiệp của mình cho phù hợp với thị trường Úc, trước khi cô chuyển sang một cửa tiệm cố định.

Doanh nghiệp của cô, Hemera Labs, bán các tác phẩm nghệ thuật thêu tay treo tường, băng đô và khăn quàng cổ.
Bạn thực sự cần phải am hiểu thị trường. Thị trường ở đây rất khác so với nơi mà chúng tôi đến, từ quê hương của chúng tôi. Nó rất khác. Vì vậy hãy tìm cách nắm bắt thị trường, tìm hiểu về người tiêu dùng.
Sau khi học thêu tại Trường thêu Hoàng gia ở London và thành lập một cơ sở thiết kế giày ở Anh, Sachdeva hiểu rõ xu hướng tiêu dùng ở thị trường châu Âu và châu Á.

Thế nhưng khi chuyển đến Úc cùng chồng hai năm trước, cô phải bắt đầu lại từ đầu.

"Thành lập một doanh nghiệp đã là một thách thức rất lớn. Bởi vì tôi không biết những điều căn bản, hệ thống kế toán ở đây như thế nào? Bởi vì nó thực sự rất khác so với những gì tôi đã học ở Ấn Độ và sau đó ở London. Tôi giống như là phải học lại từ đầu vậy.”

Tất cả các doanh nhân gốc di cư và tị nạn đều gặp vô vàn thách thức khi tới mảnh đất mới. Trong đó, ngôn ngữ và việc thiếu các mạng lưới có thể là những rào cản đáng kể.

Bên cạnh đó, còn là việc thiếu sự công nhận về trình độ và kinh nghiệm ở nước ngoài, hệ thống thuế và kế toán khác biệt, cũng như các quy tắc hoạt động doanh nghiệp.

Phó giáo sư Afreen Huq từ chương trình Cử nhân Kinh doanh tại trường đại học R-M-I-T nói rằng sự phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc và tôn giáo cũng có thể xảy ra.
Những thách thức mà các doanh nhân nữ gốc di cư và tị nạn phải đối mặt rất khác, và có lẽ nhiều hơn so với nam giới.
Những trở ngại đối với phụ nữ di cư bao gồm các kỳ vọng từ xã hội ở quốc gia nơi họ sinh ra, cho rằng họ sẽ tuân thủ các chuẩn mực giới tính, trách nhiệm chăm sóc gia đình, và sự thiếu tự tin.

Trong thời gian phong tỏa ở Victoria do COVID-19 hồi năm ngoái, Luz Restrepo đã đồng sáng lập doanh nghiệp xã hội tên là Migrant Women in Business.

Tổ chức này vận động cho việc tạo ra các cơ hội cho các nữ doanh nhân nhập cư, và hỗ trợ họ biến ý tưởng của mình thành hiện thực.
Chúng tôi không phải là những người dễ bị tổn thương. Chúng tôi là những người bền bỉ, dũng cảm, thông minh, những người mà chỉ cần có cơ hội học cách định hướng trong môi trường mới.
Một trong những nỗ lực đầu tiên của tổ chức là tạo ra một nền tảng bán hàng trực tuyến, có tên gọi Made by Many Hands, được thiết lập dành riêng cho các doanh nghiệp của các nữ doanh nhân có gốc nhập cư.

85% số tiền bán hàng ngay lập tức được chuyển đến tay người bán ngay lập tức, 15% còn lại sẽ được chuyển đến Migrant Women in Business để duy trì nền tảng.

Một khi họ tiếp cận được với một thị trường ổn định, lợi nhuận từ trang web sẽ được dùng để tài trợ cho các chương trình nâng cao kỹ năng và kiến thức, giúp phụ nữ nhập cư trên chặng đường trở thành các doanh nhân độc lập.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share