Luật lệ quanh ta (Bài 33) Visa bảo lãnh cha mẹ

Obtaining a parent visa in Australia can be a long and costly exercise

Obtaining a parent visa in Australia can be a long and costly exercise Source: Getty Images

Hiện có hơn 40 ngàn hồ sơ bảo lãnh cha mẹ đang nằm trong danh sách chờ đợi 30 năm để có được thường trú. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều gia đình chọn một con đường ngắn hơn, mặc dù họ phải trả cái giá không hề rẻ.


Hầu hết các đơn xin visa bảo lãnh cha mẹ đều phải chờ đợi khá lâu, trong khoảng thời gian từ 2 năm đến 30 năm tùy thuộc số tiền mà người nộp đóng cho chính phủ.

Có hai loại visa bảo lãnh cha mẹ là không đóng tiền (non-contributory)đóng tiền (contributory).

Visa không đóng tiền non-contributory bao gồm visa subclass 103 và 804. Những thị thực này là lựa chọn ít tốn kém cho người nộp hồ sơ, nhưng có nhược điểm là phải chờ đợi rất lâu.

Visa đóng tiền (Contributory) bao gồm các loại subclass 143, 173, 864, và 884.

Trong đó visa 143 và 864 là visa cho phép ở lại Úc vĩnh viễn trong khi visa 173 và 884 là thị thực tạm thời cho phép ở lại hai năm. Những loại visa này được duyệt xét nhanh hơn nhưng đắt hơn rất nhiều.

Luật sư về di trú tại Brisbane, ông Zeke Bentley giải thích sự khác nhau về các loại visa bảo lãnh cha mẹ.

"Sự khác biệt chính là quý vị có bao nhiêu tiền để nộp cho chính phủ. Quy trình xin visa không đóng tiền vô cùng chậm chạp. Phải chờ 18 đến 30 năm. Cách nhanh chóng hơn là phải đóng phí cho chính phủ từ $45,000 đến $ 55,000 cho mỗi người cha hoặc mẹ. Đây là cách tốn kèm lắm nên một số người không có tiền thường chọn cách còn lại”.

Lệ phí hồ sơ của visa không đóng tiền là $3,900 cho người nộp đơn chính và thêm $ 2,000 cho vợ chồng phụ thuộc đi kèm.
sbs
Parent visa applicants need a sponsor who is an Australian citizen, permanent resident or eligible New Zealand citizen Source: Getty Images
Cha mẹ có thể ở lại Úc theo visa chờ (bridging visa) trong thời gian chờ có được PR để cư trú dài hạn.

"Visa chờ sẽ được cấp trong khi Bộ di trú xét duyệt hồ sơ xin thị thực, do đó visa này có nghĩa quý vị được phép ở Úc trong khoảng thời gian từ khi nộp hồ sơ đến ngày có quyết định của Bộ di trú. Hiện nay chính phủ không thể xét duyệt visa nhanh được vì có quá nhiều hồ sơ bảo lãnh cha mẹ đang phải xếp hàng".

Trong khi visa không đóng tiền là lựa chọn dễ dàng, luật sư Zeke Bentley cho biết vẫn có những rủi ro bất ngờ mà chúng ta nên xem xét.

"Vấn đề chính là quý vị phải vượt qua phần kiểm tra sức khỏe và nhân thân trong cả hai thời điểm nộp hồ sơ và trước ngày nhận visa", Zeke Bentley cho biết.

Những người nộp hồ sơ có thể bị bác quyền ở lại Úc sau khi chờ nhiều năm dài nếu họ gặp vấn đề về sức khỏe.
"Nếu quý vị chờ 20 năm, đến khi Bộ di trú xét hồ sơ và sẵn sàng cấp cho quý vị visa, họ sẽ yêu cầu người nộp đơn làm bài kiểm tra sức khỏe. Nếu quý vị có vấn đề sức khỏe nào đó trong vòng 20 năm qua thì quý vị sẽ bị từ chối cấp thị thực ở lại Úc. Lúc đó người nộp đơn sẽ phải rời nước Úc, dù họ đã chờ đợi mòn mỏi 20 năm rồi”. Zeke Bentley
Visa đóng tiền có tiến trình nhanh hơn rất nhiều, với chi phí khoảng $47,000 cho mỗi người cha hoặc mẹ.

Zeke Bentley cho biết visa đóng tiền đang trở thành một lựa chọn phổ biến với các khách hàng của ông.

"Việc đóng tiền để có được thường trú nhanh chóng tại Úc cũng đồng nghĩa là cha mẹ chúng ta sẽ có quyền được hưởng các lợi ích về an sinh xã hội và visa này sẽ không bị từ chối sau này nếu có vấn đề sức khỏe. Người nộp có cơ hội trở thành công dân Úc. Vì những lý do này mà rất đáng để chi ra thêm 50 ngàn đô la để có được những lợi ích này mà tránh được những rủi ro khác".

Không phải tất cả các gia đình đều có đủ khả năng để trả hơn $100,000 để bảo lãnh cả cha mẹ qua Úc sống lâu dài như vậy.

Đại diện một công ty di trú là Lakmal Isuru Yapa, làm việc cho công ty Sirus Migration tại Brisbane nói rằng có một con đường khác được nhiều người lựa chọn nếu chưa có đủ tiền.
"Nếu cha mẹ vẫn còn trong độ tuổi lao động, họ có thể xin visa 173 hoặc 884 tạm trú , ban đầu họ chỉ cần đóng mức phí là $ 29,130. Sau đó, họ được nhận visa tạm thời hai năm sống tại Úc. Họ có quyền được nhận Medicare và có thể làm việc toàn thời gian. Trong vòng hai năm, họ có thể kiếm đủ số tiền đó". Isuru Yapa
sbs
With only 1500 visa places offered this financial year, the Department of Immigration and Border Protection says applicants can expect a 30 year wait Source: Getty Images
Lựa chọn này cho phép người nộp hồ sơ tạm thời có thể tạm thời không cần đóng $19,000 trong giai đoạn đầu, mà chỉ phải đóng số tiền này khi chuyển sang visa subclass 143 để có thường trú trong thời hạn hai năm.

Để có thể bảo lãnh cha mẹ thì người nộp hồ sơ phải là công dân Úc, có thường trú nhân hoặc công dân quốc tịch New Zealand.

Luật sư Zeke Bentley giải thích thêm: "Người con phải ở Úc ít nhất hai năm. Thời gian này chứng minh với Bộ di trú rằng bạn đã thực sự có cuộc sống ổn định tại Úc”.

Người nộp đơn phải bảo đảm sự cân đối trong quá trình kiểm tra thân nhân tại Úc.

"Người nộp hồ sơ phải chứng minh là hầu hết gia đình của họ đang sống tại Úc. Ví dụ, nếu như họ có 3 đứa con, thì họ phải cho thấy 2 con của họ đang sống tại Úc.

Nếu họ chỉ có 1 người con sống ở Úc và 2 người con còn lại sống ở nước ngoài thì không hợp lệ. Nếu có 1 người con sống ở Úc và 1 người con khác sống ở nước ngoài thì cũng vừa đủ để Bộ di trú chấp thuận".

Việc vượt qua bài kiểm tra về sức khỏe là yếu tố rất quan trọng.

"Người nộp đơn xin visa có những vấn đề sức khỏe có thể khiến Úc tiêu tốn hơn $40,000 trong vòng 5 năm hay không. Nếu như quý vì bị mắc bệnh HIV chẳng hạn, thì căn bệnh này đòi hỏi việc điều trị rất tốn kém.

Bên cạnh đó, việc mắc bệnh đau lưng mãn tính hay bị ung thư cũng có thể khiến quý vị bị đánh rớt trong bài kiểm tra sức khỏe nếu những điều trị  y tế tốn kém tiền bạc".
sbs
Applicants are also required to provide an Assurance of Support. Source: Getty Images
Ứng viên nộp hồ sơ cũng được yêu cầu một sự hỗ trợ để bảo đảm về an sinh của họ khi ở Úc gọi là Assurance of Support. Đây là sự phối hợp của chính phủ với Centrelink.

Visa đóng tiền yêu cầu đóng tiền thế chân $10,000 cho người nộp đơn chính và $4,000 đô la cho hồ sơ thứ hai đi kèm. Số tiền này sẽ được Centrelink giữ trong 10 năm.

Đại diện di trú Lakmal Isuru Yapa cho biết: "Nếu cha mẹ cần sự trợ giúp của chính phủ về an sinh xã hội và y tế, họ sẽ trích số tiền từ 10,000 đô la này".

Có khoảng 40 ngàn hồ sơ xin bảo lãnh cha mẹ không đóng tiền đang còn chờ đợi chính phủ duyệt xét.

Bộ di trú chỉ cấp khoảng 1500 visa không đóng tiền trong năm tài chính này, do đó chính phủ cho biết những người nộp đơn có thể chờ đợi 30 năm trước khi được xem xét cấp thị thực.

Trong khi đó có đến 7175 visa đóng tiền được duyệt xét trong năm nay – Bộ Di Trú ước tính sẽ mất từ 12 đến 24 tháng để quyết định cấp các visa này.

--

CÂU HỎI LUẬT PHÁP

1/ Em tên tú Nga, xin hỏi em có ba anh em, một bên Việt Nam, một bên Mỹ và em đang ở Úc. Má em hiện đang sống ở Mỹ mà không sống cùng anh, chỉ ở một mình, vậy em có thể bảo lãnh má em qua ở với em được không và xin đơn như thế nào?
LISTEN TO
http://audiomedia-sbs.akamaized.net/vietnamese_160617_510236.mp3 image

http://audiomedia-sbs.akamaized.net/vietnamese_160617_510236.mp3

00:36
2/Em qua Úc được 3 năm 4 tháng và đã có PR, giờ em chỉ ở cùng con gái và nhận trợ cấp của chính phủ. Em muốn bảo lãnh ba mẹ qua để đoàn tụ được không ạ? Nhưng em có 3 anh chị em và chỉ có em là ở Úc.  Em ở Úc không thân nhân bà con nên rất cần có ba mẹ hỗ trợ tinh than, Bộ di trú có chiếu cố trường hợp của em không?
LISTEN TO
http://audiomedia-sbs.akamaized.net/vietnamese_160617_510230.mp3 image

http://audiomedia-sbs.akamaized.net/vietnamese_160617_510230.mp3

00:51
3/Mẹ em đã qua Úc dạng visitor 1 năm từ 12/2014 - 12/2015 và em muốn bảo lãnh mẹ em sang Úc nhưng dạng 3 năm. Vậy em phải làm dạng nào ( holiday, or sponsor and visitor) và hồ sơ số mấy? Xin quí đài trợ giúp dùm em.
LISTEN TO
http://audiomedia-sbs.akamaized.net/vietnamese_160617_510218.mp3 image

http://audiomedia-sbs.akamaized.net/vietnamese_160617_510218.mp3

01:18
Quý vị có các câu hỏi, thắc mắc cần được giải đáp trong lĩnh vực luật pháp, xin gửi câu hỏi qua phần message của FB ban Việt ngữ hoặc email về địa chỉ vietnamese.program@sbs.com.au. Chúng tôi sẽ chuyển đến các chuyên gia.

Để có thêm thông tin về visa bảo lãnh cha mẹ, tìm hiểu tại:




Share