Tranh tụng về người tỵ nạn và tầm trú trên đảo Manus

Manus Islands

Manus Islands Source: AAP

Tòa án tối cao Papua tân Guine đã giữ nguyên phán quyết và bác bỏ lời kêu gọi nối điện và nước lại cho trung tâm giam giữ cũ của Úc trên đảo Manus.


Có khoảng 600 người tỵ nạn và người tầm trú vẫn không chịu rời trại do lo sợ về an ninh sau khi trại nầy chính thức bị đóng cửa hồi thứ ba vừa qua với mọi dịch vụ đều bị chấm dứt.

Truyền thông quốc tế quan tâm đến tình trạng căng thẳng trên đảo và một người tỵ nạn nay đăng tải một băng video ca nhạc nhằm nêu lên số phận của họ.

Những người tỵ nạn trên đảo Manus, hiện gia tăng chiến dịch vận động đến giới truyền thông và cuốn băng video ca nhạc nầy, quay lại cảnh bên trong trung tâm giam giữ cũ.

Hồi thứ ba tuần qua, Úc chính thức đóng cửa trung tâm nầy.

Bản nhạc có tên là "Trốn Chạy Cuộc Chiến ", do Farhad Bandes sáng tác.

Có khoảng 600 người đàn ông hiện từ chối rời khỏi trại, do các lo sợ về an toàn và thiếu các dịch vụ hỗ trợ trên đảo Manus.

Hồi năm rồi Tòa án tối cao của Papua tân Guine đã phán quyết, trung tâm giam giữ là bất hợp pháp.

Trong một phiên xử hôm thứ hai, tòa án đã xét một đơn yêu cầu nối lại điện nước cho trung tâm cũng như quyết định xem ai là người chịu trách nhiệm và một phán quyết đã được đưa ra hôm qua thứ ba 7/11.

Luật sư Ben Lomai đại diện cho người tỵ nạn cho biết.

"Vị chánh thẩm nói rõ trong việc tranh luận của chúng tôi trước tòa rằng Papua tân Guine nay nên nhận trách nhiệm trong vụ nầy".

Cảnh sát Papua tân Guine đã vào trại hôm thứ hai, thế nhưng họ cho biết không dùng vũ lực để di dời những người tỵ nạn, còn các thường dân bị cấm vào trại.

Tổng trưởng Di trú Peter Dutton cho rằng, có 3 trung tâm thay thế trên đảo Manus đã sẵn sàng và có các dịch vụ.

Bộ Di Trú đã cung cấp cho SBS, với các tấm ảnh đã được công bố trước đây.

Thế nhưng phát ngôn nhân đối lập về di trú là ông Shayne Neumann cho biết, các chi tiết thích hợp hiện thiếu sót.

"Mọi chuyện không rõ ràng và không biết làm thế nào họ làm được như vậy. Với các bằng chứng tốt nhất của chúng tôi, họ chẳng có các cơ sở thích hợp cho đến những ngày tàn của họ trên đảo, quả là điều đáng tuyệt vọng".

Phát ngôn viên về nhập cư, TNS Đảng Xanh Nick McKim cho biết, có 3 cơ sở thay thế trên đảo Manus, nơi mà Papua tân Guine và Úc đề nghị những người bị giam chuyển đến đó.

Tuy nhiên TNS McKim nói với đài SBS rằng, một trong những cơ sở này vẫn đang trong quá trình xây dựng và không nằm trong danh sách tiếp nhận những người bị giam giữ.
 
"Có khoảng 450 giường ngủ đã sẵn sàng, và khoảng hơn 600 người ở trong trung tâm, vì vậy nếu Ngoại trưởng Julie Bishop và Tổng trưởng Di Trú Peter Dutton hoặc bất kỳ ai khác thuộc chính Phủ Úc đang tuyên bố rằng, có đủ giường ngủ cho cả 600 người thì đó chỉ là lời nói dối".
"Nếu quí vị xem cuốn băng video nầy, xin vui lòng hãy làm một điều gì đó, như biên một lá thư hay làm một chuyện gì. Cảm ơn quí vị rất nhiều", lời nhắn trong cuốn băng.
Luật sư Ben Lomai, ở PNG đại diện cho những người bị giam giữ cho biết, đang tranh luận về việc bảo vệ có hiệu lực đối với việc quyền con ngừời trong Hiến Pháp ở PNG đã bị vi phạm.

Abdul Aziz Adam, người tị nạn 24 tuổi đến từ Sudan đã sống trên đảo Manus 4 năm rưỡi.

Anh nói với đài SBS rằng, anh muốn chính phủ Úc xem xét lại các đề nghị tái định cư từ các nước như New Zealand.

Anh nói, những người đàn ông trong trung tâm tạm giam tập trung vào việc giúp đỡ lẫn nhau.

"Sự thật là, chúng tôi giúp đỡ lần nhau, Chúng tôi hỗ trợ nhau và chúng tôi thậm chí đoàn kết hơn bao giờ hết".

Trung tâm giam giữ Lomburn đã bị buộc phải đóng cửa, sau khi Tòa án Tối cao PNG phán quyết trung tâm tạm giam người tị nạn và người tầm trú của Úc là bất hợp pháp và vi Hiến.

Đã có 6 người bị giam chết trên đảo Manus, bao gồm một người đã bị giết chết, từ khi trại giam này mở cửa lại vào năm 2012.

TNS McKim cho rằng, Đảng Tự do và Đảng Lao động đang làm phức tạp tình hình trên đảo Manus.

Ông nói thêm, đặc biệt là sau khi tận mắt chứng kiến hoàn cảnh ở trung tâm tạm giam, ông cảm thấy những người bị giam cần phải được đưa đến nơi tự do và an toàn.
 
"Qủa thật là một sự xấu hổ! Tôi đã đi bộ một vòng quanh trại giam vào hôm qua và tôi đã tự hỏi chính mình rằng: làm thế nào, làm thế nào mà chúng ta có thể đánh mất đi lương tâm của mình như thế? Và vì sao việc đó lại đi xa đến như vậy?". 

"Úc có thể khẳng định một cách chân thật, trên bối cảnh toàn cầu rằng, Úc đã rất mạnh mẻ lên tiếng việc bảo vệ nhân quyền trong một thời gian dài, thế nhưng, chúng ta đã bước ra khỏi lịch sử tốt đẹp đó".

"Và chúng ta đang bước đi trên con đường mà ở đó chúng ta cố ý làm hại những người vô tội, tước đoạt tự do và quyền tự do của họ … và lịch sử bảo vệ nhân quyền của đất nước chúng ta sẽ mãi mãi bị lu mờ".

"Đó thật sự là một vết nhơ về lòng lòng nhân đạo của đất nước chúng ta và cả danh tiếng quốc tế của chúng ta", Nick McKim.

Trong khi đó, một trong các chiến hạm lớn nhất của Úc vừa đến thủ đô Port Moresby.

Bộ Quốc phòng Úc cho biết chiến hạm HMAS Adelaide chẳng có dính líu chi với Manus, thay vào đó nó có mặt ở đó, để chuẩn bị cho cuộc họp APEC vào năm tới.

Việc phong tỏa của Hải quân Papua tân Guine và của cảnh sát tiếp tục trên đảo Manus, nhằm ngăn cấm cư dân địa phương mang thực phẩm cho những người tỵ nạn bằng đường bộ hay trên biển.

Những người tỵ nạn hiện thúc giục người dân Úc hỗ trợ cho họ, bằng các hành động tiếp tục biểu tình như tại thủ phủ các tiểu bang hồi cuối tuần qua.

"Nếu quí vị xem cuốn băng video nầy, xin vui lòng hãy làm một điều gì đó, như biên một lá thư hay làm một chuyện gì. Cảm ơn quí vị rất nhiều".

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 





Share