Liên Âu bênh vực cho chính sách chủng ngừa COVID-19 chậm chạp

A vaccination centre in Belgrade, Serbia

A vaccination centre in Belgrade, Serbia Source: AAP

Liên Âu tiếp tục bênh vực cho chính sách về vắc xin chống coronavirus, bất chấp một số quốc gia thành viên đặt hàng riêng cho họ, từ vắc xin do Trung Quốc và Nga phát triển. Liên Âu bị chỉ trích là quá chậm chạp, trong việc thực hiện chiến dịch chủng ngừa 450 triệu dân, tại 27 quốc gia thành viên.


Liên Âu tiếp tục bênh vực cho chính sách vắc xin chống COVID-19, trước những chỉ trích là chương trình nầy quá chậm chạp.

Một số quốc gia hội viên của Liên Âu hiện tách ra khỏi chiến thuật vắc xin của khối và đặt hàng với các nước khác để được cung cấp vắc xin.

Áo và Đan Mạch loan báo kế hoạch tham gia với Israel, trong việc sản xuất vắc xin thuộc thế hệ thứ hai chống lại các biến thể của virus.

Trong khi những nước khác đặt hàng với vắc xin do Trung Quốc và Nga chế tạo, mặc dù các vắc xin nầy không được cơ quan Dược phẩm Liên Âu chấp thuận.

Bất chấp các chỉ trích, phát ngôn nhân cho người đứng đầu Liên Âu là ông Eric Mamer nói rằng, các nước vẫn tin tưởng về chiến thuật chủng ngừa của khối.

“Những gì mà một số nước hội viên tìm kiếm, là làm thế nào để chuẩn bị cho tương lai".

"Đây là điều tôi hiểu rõ và được các nhà lãnh đạo cho biết là chúng ta hiện thảo luận, đặc biệt về việc chuẩn bị đối phó với các biến thể virus, vốn là chuyện mà chúng ta đang đối phó".

'Vì vậy chúng ta nên tiếp tục chiến thuật về vắc xin giống như trước và tiếp tục điều chỉnh khi tình thế biến đổi”, Eric Mamer.

Trong khi đó, lực lượng quân sự tại Ukraine nhận được mũi vắc xin chủng ngừa đầu tiên chống COVID-19, giữa lúc có những nghi ngờ của các quân nhân về hiệu lực của việc tiêm chủng.

Ukraine bắt đầu chiến dịch chủng ngừa vào hôm thứ ba ngày 2 tháng 3, sau khi nhận được 500 ngàn liều vắc xin AstraZeneca, chế tạo tại Ấn Độ.

Hai phần ba binh sĩ tại một căn cứ đã từ chối tiêm chủng.

Trong khi đó, cuộc thăm dò công luận tại Ukraine cho thấy có khoảng 40 phần trăm dân chúng nước nầy sẽ chống lại việc chủng ngừa.

Tại Hòa Lan, nhiều quán cà phê đã mở lại một cách tượng trưng, để chống lại việc phong tỏa tại nước nầy, khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Mức thu nhập trong dịch vụ ăn uống và khách sạn trong năm 2020 đã giảm xuống 33,9 phần trăm do đại dịch, với các quán cà phê bị thiệt hại nặng nề, khi doanh thu giảm xuống 70,4 phần trăm.

Các tiệm làm tóc, nơi massage, tiệm làm đẹp và nail, cũng như các nghề nghiệp có sự tiếp xúc, sẽ được mở cửa lại từ thứ tư ngày 3 tháng 3.

Chủ nhân của Tattoo Garden tại The Hague là bà Linda Berserik cho biết, bà vui mừng được trở lại công việc.

“Vâng chúng tôi đã đóng cửa hai tháng rưỡi rồi, chính xác là 10 tuần lễ".

"Quả là rất khó khăn khi trải qua thời gian như vậy và chúng tôi đã làm được, nay tôi rất vui mừng khi được mở cửa lại”, Linda Berserik.

Trong khi đó, công nhân thuộc kỹ nghệ tình dục ở Hòa Lan vẫn chưa được phép hoạt động, việc nầy dấy lên một cuộc biểu tình bên ngoài Quốc Hội ở The Hague.

Một công nhân kỹ nghệ tình dục cho biết, thật hết sức khó khăn để sống còn.

“Chúng tôi phải trả tiền thuê cũng giống như những người khác khi làm việc, vì vậy tại sao mọi người được làm việc trở lại trừ chúng tôi, rồi ai sẽ trả tiền thuê nhà đây?

"Bởi vì chúng tôi không có bất cứ hỗ trợ tài chính, từ bất cứ ai về bất cứ khoản tiền nào, mà chính chúng tôi phải tự mình tiết kiệm”, một công nhân.
“Tôi nghĩ việc chấm dứt đại dịch cũng tùy thuộc vào nỗ lực của mọi người, cũng như nỗ lực trong việc cân bằng giữa việc chế ngự virus và phát triển kinh tế. Thế nhưng dù thế nào thì tôi cũng lạc quan, khi đi đúng đường vào lúc nầy”, Tống Nam Sơn.
Còn chiến dịch chủng ngừa COVID-19 ở nước Cộng Hòa Ghana ở Phi Châu tiếp tục tại 43 quận thuộc tâm dịch của nước nầy, cho đến ngày 15 tháng 3.

Các nhân viên y tế, những người trên 60 tuổi, lực lượng an ninh hay những người có bệnh nền, thuộc hạng ưu tiên nhận được chủng ngừa.

“Tôi cảm thấy thực sự rất tốt, do chúng tôi chờ đợi vắc xin từ lâu và nay sẵn sàng để tiếp nhận".

"Chúng tôi là những người chăm sóc cho bệnh nhân, vì vậy nếu tôi được chủng ngừa, việc đó sẽ giúp cho tôi và giúp tôi chống lại virus, hoặc nhiễm virus từ bệnh nhân”, một y tá.

Trong khi đó, các nhân viên y tế Ấn Độ ước lượng có ít nhất 10 triệu người đã được ghi danh để được chủng ngừa, kể từ khi nước nầy mở rộng chiến dịch sau khi đã chủng cho nhân viên y tế thuộc tuyến đầu.

Ấn Độ đã được phân phối hơn 14,8 triệu liều vắc xin chống COVID-19.

Còn các chuyên gia y tế của Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện yêu cầu các chính phủ và công dân các nước hãy cộng tác toàn cầu, để dập tắt đại dịch qua việc chia sẻ các biện pháp y tế công cộng như vắc xin và các liệu pháp.

Trong khi đó, người đứng đầu Viện Chống Dị Ứng và các Bệnh Truyền nhiễm là tiến sĩ Anthony Fauci, đã nói với tổng biên tập của một tạp chí y khoa, tiến sĩ Tống Nam Sơn.

Ông Fauci cho biết, thời gian tiên đoán tồn tại của đại dịch rất khó, thế nhưng có lý do để hy vọng trong việc đánh bại COVID-19.

"Chúng ta đã thành công trong quá khứ, qua sự cộng tác toàn cầu khi chống lại bệnh đậu mùa, bệnh sốt bại liệt và bệnh sởi".

"Không có lý do gì mà thế giới không thể làm tương tự với COVID-19, bằng việc kết hợp các biện pháp y tế công cộng và ứng dụng khoa học để can thiệp qua hình thức các vắc xin, các liệu pháp và những hình thức can thiệp khác”, Anthony Fauci.

Còn Tiến sĩ Nam Sơn cho biết, mỗi cá nhân có thể ảnh hưởng đến kết quả trong việc nầy.

“Tôi nghĩ việc chấm dứt đại dịch cũng tùy thuộc vào nỗ lực của mọi người, cũng như nỗ lực trong việc cân bằng giữa việc chế ngự virus và phát triển kinh tế".

"Thế nhưng dù thế nào thì tôi cũng lạc quan, khi đi đúng đường vào lúc nầy”, Tống Nam Sơn.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share