Liên hiệp quốc: Úc cần chấm dứt nạn kỳ thị đối với di dân

The Australian delegation give their opening statements.

The Australian delegation give their opening statements. Source: Supplied

Nước Úc cần chấm dứt nạn kỳ thị đối với di dân và người Thổ dân khuyết tật. Được biết một nhóm người Úc khuyết tật đã đến Geneva để trình lên một Ủy ban Liên hiệp quốc với các khám phá về quyền của người khuyết tật tại Úc.


Các luật lệ kỳ thị di dân, những lạm dụng xảy ra tại các cơ sở và việc đối xử với người Thổ dân, là một trong các chủ đề then chốt mà người Úc khuyết tật đang đối diện, đó là những lời của một nhóm 7 nhà tranh đấu, trình bày trước Liên hiệp quốc tại Geneva vào tuần nầy.

Trong khi chính phủ Úc, chuẩn bị đọc bản phúc trình về những tiến bộ trước Ủy ban Liên hiệp quốc, vốn giám sát việc hoàn thành Công Ước về Quyền của Người Khuyết tật được biết dưới tên là CRPD vào thứ năm hôm nay, ngày 12 tháng 9, các nhà tranh đấu cho rằng nước Úc còn một con đường khá dài, trong việc thực hiện quyền của người khuyết tật.

Bà Kelly Cox, thuộc phái đoàn thân hành đến Liên hiệp quốc.

“Chúng ta đang chứng kiến sự xuống cấp của các cơ sở dành cho những người khuyết tật, thế nhưng theo Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật NDIS, thì chúng tôi dường như sẽ thấy được sự gia tăng phẩm chất về cuộc sống cho người khuyết tật".

"Điều tương tự cũng xảy ra với các khóa học, chương trình trong ngày, những sắp xếp trùng lấp đối với mọi chuyện".

"Chúng tôi nên có được những chọn lựa thêm nữa, có thêm sự kiểm soát về cuộc sống của mình, mà hiện nay chẳng hề hiện hữu”, Kelly Cox.

Bà Cox 40 tuổi đến từ Ballina, phía bắc New South Wales, ngồi trên một chiếc xe lăn và bà tin rằng, cần phải hành động thêm nữa, để buộc chính phủ Úc không chỉ chịu trách nhiệm, mà còn phải thông báo đến công chúng về những rào cản thường bị giấu giếm, mà những người khuyết tật thường phải đối diện.

Bà cho biết, một trong các vấn đề với phụ nữ khuyết tật, là không nhận được sự hỗ trợ đòi hỏi, trong các dịch vụ y tế và bạo hành gia đình, mà người phụ nữ phải đương đầu.

Một vấn đề được giấu kín khác, là mức độ cao các tù nhân người Thổ dân khuyết tật, khi đối diện với hệ thống tư pháp.

Bà cho biết, trong khi có nhiều tiến bộ được thực hiện, thì cũng cần có nhiều sự hỗ trợ thêm nữa.

“Chương trình NDIS hiện nhận được nhiều chú ý, khiến đa số người dân Úc có lẽ nghĩ rằng mọi chuyện diễn ra tốt đẹp cho người khuyết tật tại Úc, thế nhưng không phải như vậy".

"Chúng tôi có những vấn đề đáng kể với NDIS, thế nhưng chúng tôi cũng có những vấn đề quan trọng khác bên ngoài NDIS, trong hệ thống trường học, hệ thống y tế, hệ thống tư pháp".

'Có những lãnh vực khác mà người khuyết tật cần được hỗ trợ, cũng như có những quyền hạn, mà chúng tôi chẳng hề có vào lúc nầy”, Kelly Cox.

Trong số các khuyến cáo then chốt, phúc trình kêu gọi chính phủ hãy chấm dứt nạn kỳ thị đối với những người không phải là người Úc bị khuyết tật, tìm cách đến Úc hay còn ở lại Úc.

Hiện tại, đòi hỏi y tế về di dân của chính phủ Úc ngăn cản bất cứ di dân nào, bị một chứng bệnh về thể xác hay tâm thần qua việc cấp visa, nếu trường hợp đó có vẻ quá tốn kém cho người thọ thuế Úc, hay gây nguy hiểm cho công chúng Úc.

Phúc trình kể ra hầu hết các ứng viên xin visa phải thỏa mãn các đòi hỏi y tế, vốn được tìm thấy gián tiếp kỳ thị những người bị khuyết tật.
"Ngoài ra còn có vấn đề liên quan đến việc tiếp cận tư vấn và hỗ trợ trong việc quyết định, vốn là những phần căn bản trong điều 12 của Hiệp định Liên hiệp quốc”, Christine Bigby.
Ủy viên Chống Kỳ thị Khuyết tật Úc châu là ông Ben Gauntlett, nói rằng vấn đề gia cư cũng là một khó khăn quan trọng.

“Tại Úc vào lúc nầy, chúng ta thiếu hụt khẩn cấp các nhà cửa thích hợp cho người khuyết tật để sống".

"Với khoảng 4 triệu rưỡi người khuyết tật, tương đương với khoảng 20 phần trăm dân số, trong đó 80 phần trăm người khuyết tật lại trên 18 tuổi, quả là vấn đề hết sức quan ngại”, Ben Gauntlett.

Trong khi đó, giáo sư Christine Bigby là giám đốc của trung tâm Nghiên cứu về cuộc Sống với Khuyết tật, thuộc đại học Latrobe.

Bà nói rằng, trong khi phái đoàn vạch ra những lãnh vực cải thiện, thì vẫn còn nhiều chuyện cần thực hiện.

“Tôi muốn nói NDIS là một cải tổ quan trọng, thế nhưng nó vạch ra vẫn còn một số khó khăn đáng kể, với những người hiểu biết về khả năng của họ và việc tiếp cận dịch vụ, còn những khó khăn thêm với những người bị thiểu năng về nhận thức nữa".

"Ngoài ra còn có vấn đề liên quan đến việc tiếp cận tư vấn và hỗ trợ trong việc quyết định, vốn là những phần căn bản trong điều 12 của Hiệp định Liên hiệp quốc”, Christine Bigby.

Hồi đầu năm nay, Thủ tướng Scott Morrison loan báo việc ngân khoản trị giá 527 triệu đô la, để thành lập một Ủy ban Hoàng gia Điều tra về các trường hợp bạo hành, đánh đập, bỏ quên và lạm dụng với người khuyết tật, sau nhiều nâm vận động của các nhà tranh đấu.

Các kiến nghị hiện được thu nhận, với bản phúc trình tạm thời dự trù sẽ được công bố, không trễ hơn ngày 30 tháng 10 năm 2020.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share