Liệu hệ thống y tế Úc có thể đối phó với các ca nhiễm Omicron tăng vọt không?

An intubated patient inside the intensive care unit

An intubated patient inside the intensive care unit Source: Keystone

Việc lây nhiễm nhanh chóng của biến thể Omicron của COVID-19 nêu lên những nghi vấn, liệu hệ thống y tế của Úc có thể đối phó với các ca nhiễm ngày càng gia tăng hay không. Các trường hợp dương tính tại New South Wales đa tăng gấp đôi mỗi 2 hay 3 ngày và dự tính tiểu bang nầy có thể chứng kiến đến 25 ngàn ca nhiễm vào cuối tháng tới. Chuyện nầy hư thực ra sao?.


Biến thể Omicron của COVID-19 hiện đẩy mạnh con số các ca nhiễm mới hàng ngày lên mức độ cao kỷ lục và trong khi chẳng có nghi ngờ gì về mức lây nhiễm mạnh mẽ của chúng, hiện chưa có đủ dữ kiện về tính chất nghiêm trọng của biến thể nầy.

Với con số các ca nhiễm gia tăng gấp đôi sau 2 hay 3 ngày tại New South Wales, Bộ Trưởng Y tế Brad Hazzard cảnh cáo rằng, sự lây nhiễm có thể đạt đến mức độ chưa từng thấy tại Úc.

“Những gì sự kiện nầy cho thấy vào cuối tháng giêng năm tới, chúng ta có thể chứng kiến khoảng 25 ngàn ca nhiễm mới mỗi ngày”, Brad Hazzard.

Nếu các ca nhiễm tiếp tục gia tăng với mức độ như vậy, các nghi vấn then chốt là có bao nhiêu người sẽ phải vào bệnh viện và bao nhiêu người cần được chữa trị trong các phòng chăm sóc đặc biệt ICU.

Ông Hazzard cho biết, chính phủ tiểu bang đã làm rất nhiều việc để bảo đảm rằng, hệ thống bệnh viện đã chuẩn bị sẵn sàng.

“Chính phủ New South Wales đã làm đủ mọi chuyện để bảo đảm các phòng chăm sóc đặc biệt ICU có đủ khả năng đương đầu, các bệnh viện của chúng ta cũng có dư khả năng nữa".

"Là Bộ Trưởng Y tế, tôi xin cảm ơn mọi nhân viên y tế đã tiếp tục phấn đấu bất chấp mọi chịu đựng trong suốt 2 năm qua, họ tiếp tục chăm sóc chúng ta và sẽ luôn làm như vậy".

"Hệ thống y tế của chúng ta được trang bị đầy đủ, để đối phó với những gì có thể xảy ra”, Brad Hazzard.

Trong khi đó Tổng Thư Ký của Hiệp hội Y tế Và Hộ Sinh New South Wales là ông Brett Holmes đồng ý rằng, tiểu bang có đủ giường bệnh và trang bị cần thiết, thế nhưng lại không đủ y tá trong các phòng chăm sóc đặc biệt ICU.

“Chúng ta thiếu các y tá phụ trách phòng chăm sóc đặc biệt, cũng như thiếu các đáp ứng từ Bộ Y Tế và Y tế cấp quận, để bố trí đầy đủ y tá thích hợp".

"Vì vậy chúng tôi hiện phải gắng sức đến mức tối đa, thế nhưng cần phải tuyển mộ càng nhiều các y tá chăm sóc đặc biệt càng tốt, để giúp họ quen công việc và chuẩn bị cho những gì sắp tới”, Brett Holmes.

Ông cho biết mỗi phòng chăm sóc đặc biệt cần thêm ít nhất là 4 y tá nữa.

“Chúng ta cần từ 4 đến 8 y tá trong mỗi phòng chăm sóc đặc biệt ICU trong mỗi ca, cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ cho họ vốn phải chăm sóc cho từng bệnh nhân đang thở máy”, Brett Holmes.

Ngoài việc lo lắng về con số y tá, một điều quan trọng khác là nhìn nhận rằng lực lượng lao động hiện tại quá mệt mỏi, sau hơn 2 năm đương đầu với đại dịch.

“Chúng ta cũng đang hoạt động với lực lượng nhân viên y tế đang mệt mỏi, khi cả hệ thống đang dốc toàn lực trước khi bị biến chủng Delta tấn công".

"Và nếu chúng ta đối phó với vòng kế tiếp, có nghĩa là chúng ta đang hoạt động với mức độ rất cao trong hơn 2 năm qua và sẽ đến 3 năm, nếu quí vị nhìn lại các nhu cầu gia tăng chưa từng có trong hệ thống y tế của chúng ta”, Brett Holmes.

Trong khi đó người đứng đầu Học Viện Hoàng gia Úc Châu Đào tạo Bác sĩ Gia đình, tiến sĩ Karen Price quan ngại về con số nhân viên trong mùa hè, khi hệ thống y tế đối diện với nhiều thử thách trên các mặt trận.

Bà cho biết, các bác sĩ gia đình hiện rất bận rộn với chương trình tiêm chủng liều tăng cường và các yêu cầu sẽ gia tăng vào tháng tới, khi trẻ em từ 5 đến 11 tuổi bắt đầu được chủng ngừa coronavirus.

Bà nói rằng, các bệnh viện thường rất bận rộn vào dịp hè.

“Các áp lực lên các bệnh viện của chúng ta rất đáng kể và nói chung, chúng ta hiện ở trong tình trạng để giảm bớt các áp lực đó".

"Chúng ta chắn chắn sẽ làm được và sẽ gia tăng việc nầy, thế nhưng đó chỉ là các gánh nặng trên cùng và dĩ nhiên mọi người đều rất mệt mỏi".

"Đó chỉ là một chút quan ngại, liên quan đến lực lượng y tế của chúng ta”, Karen Price.
"Việc thông gió cũng rất quan trọng, dù đó là ở nhà, nơi làm việc hay những nơi khác có mái che ”, Brett Sutton.
Trong khi đó những người đi mua sắm sẽ không phải mang khẩu trang tại các cửa hàng bán lẻ ở New South Wales, thế nhưng trưởng cố vấn y tế là tiến sĩ Kerry Chant cho biết họ nên mang khẩu trang.

“Đó là một giá nhỏ phải trả, tôi biết việc mang khẩu trang có thể làm mờ kính đeo mắt và có thể gây khó chịu, thế nhưng đó chỉ là một hành động hết sức nhỏ bé, khi quí vị thực sự bảo vệ cho chính mình và quan trọng hơn là quí vị cũng bảo vệ cho những người khác".

"Tôi chỉ lưu ý rằng, quí vị thường không biết mình bị nhiễm virus và trở thành người lây nhiễm cho người khác".

"Hãy nhớ rằng, quí vị bị nhiễm bệnh trước khi nhận thấy các triệu chứng, đôi khi chỉ là triệu chứng nhẹ mà thôi".

"Hành động đơn giản đó lại là sự kiện khiến cộng đồng quan tâm và tôi khuyến khích chúng ta hãy tiếp tục mang khẩu trang ngay cả trong nhà”, Kerry Chant.

Trong khi đó Victoria quyết định bắt buộc mang khẩu trang tại các cửa hàng bán lẻ và chính phủ tiểu bang xác nhận rằng, quyết định nói trên là do sự xuất hiện của biến chủng Omicron.

Cố vấn trưởng y tế là giáo sư Brett Sutton lập lại rằng tầm quan trọng của các biện pháp nhằm giảm thiểu sự lây lan của COVID-19, chẳng hạn như thông gió và mang khẩu trang.

“Khẩu trang hết sức quan trọng, vì vậy chúng ta bắt buộc mang chúng ở những nơi bán lẻ".

'Chúng tôi mạnh mẽ đề nghị quí vị nên mang chúng, tại các sự kiện trong nhà".

"Việc thông gió cũng rất quan trọng, dù đó là ở nhà, nơi làm việc hay những nơi khác có mái che ”, Brett Sutton.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share