Liệu pháp đổi giới đồng tính nam vẫn chưa được qui định về luật pháp

LGBTQI+ advocate Roe Johnson

LGBTQI+ advocate Roe Johnson Source: SBS

Những người sống sót và các nhân vật tranh đấu hy vọng sẽ có luật lệ ngăn cấm các thủ tục biến đổi giới tính trong các cộng đồng tôn giáo. Trong lúc các nhà lập pháp đang xem xét một đạo luật mới, thì những người sống sót cảnh cáo về mục tiêu phải là giảm bớt sự nguy hại, chớ không chỉ là ngăn cấm mà thôi.


Được nuôi dưỡng trong một gia đình Anh giáo cực kỳ bảo thủ, cô Roe Johnson trải qua thời thơ ấu mà cô được cho biết là mình đã tan vỡ.

Eoe cho biết, cô sống trong một ý thức hệ về sự đàn áp, được lựa chọn giữa đức tin và bản sắc giới tính của cô.

“Câu chuyện của tôi bắt đầu khi tôi còn rất nhỏ, trong một gia đình có truyền thống là bị ảnh hưởng nặng nề và kiểm soát chặt chẽ, của các chủ thuyết tôn giáo".

"Cuộc sống của tôi là rất bảo thủ, bị kiểm soát mọi chuyện và phải trở thành con người của hệ thống gắt gao nầy".

"Khi tôi không cảm thấy dễ chịu khi bị đối xử, cùng với tính tình khá khó khăn của gia đình tôi, vốn diễn ra trong một thời gian dài và quả thật là hết sức khó khăn”, Roe Johnson.

Năm nay 49 tuổi sống tại Melbourne, bà cho biết đã tranh đấu từ nhỏ cho đến khi ở vào giữa tuổi teen.

Bà cuối cùng chọn cách giả vờ, khi đè nén giới tính thực sự của mình và trong chính lời nói của bà, là giả vờ trở thành một người đàn ông lưỡng giống, như gia đình mong muốn.

“Có nhiều chuyện trong một tín điều tôn giáo, cho rằng quí vị không tốt, quí vị bị tổn hại, căn bản là bị lỗi lầm và như vậy là không tốt".

"Vì vậy đối với tôi, là phải đến gặp vị trưởng giáo và luôn luôn nói chuyện với vị Mục sư trẻ hay bất cứ ai, trong đó một số người có vẻ quan tâm đến những gì bạn nói và cho biết, ‘Ồ không, chuyện đó không được, bạn không thể là như vậy được”, Roe Johnson.

Vẫn còn ở trong giáo hội, bà đã kết hôn 2 lần và có 3 đứa con.

Thế nhưng bà đã phải vật lộn với những chấn thương về tâm lý và tinh thần, mà một cuộc nghiên cứu của đại học La Trobe ở Melbourne khám phá năm 2018 là, có thể ảnh hưởng đến 10 phần trăm của những người thuộc cộng đồng LGBTQI+ tại Úc.

“Tôi chẳng bao giờ thực sự sống một cuộc đời như mình mong muốn, chẳng có gì giúp được cả".

"Công việc làm chẳng giúp được gì, các quan hệ cũng không giải quyết được chi cả".

"Các kinh nghiệm về chấn thương tâm lý trong cuộc sống, phần lớn bị tệ hại do một lý thuyết về sự tan vỡ, mà rõ ràng là không tốt cho một người như tôi”, Roe Johnson.

Bà nói rằng phải mất nhiều năm để tìm ra ngôn ngữ, nói về những chấn thương mà bà đã trải qua, một thực hành chuyển đổi phổ biến nhưng tinh tế.

Nay bà Roe và những người tranh đấu như Nathan Despott, thuộc Hệ thống Can Đảm - The Brave Network cho những người trong cộng đồng LGBTQI + là, những người có niềm tin tôn giáo hiện thúc giục các chính trị gia hãy xem xét vấn đề, để hiểu biết sâu xa hơn về một cách chữa trị chính thức.

“Hầu hết những gì chúng ta thấy không xảy ra trong các nội dung của những lễ nghi chính thức, nó diễn ra trong những qui định thông thường không chính thức và trong các nhóm nhỏ trong nhà thờ, nó diễn ra kín đáo và trong mối quan hệ về việc chăm sóc của vị Mục sư".

"Thông thường với các nhà lãnh đạo tôn giáo, như các vị Mục sư hay chức sắc, thế nhưng cũng với những người khác nữa".

"Vì vậy nó thực sự không phải là những gì mà chúng ta liên kết, như là một liệu pháp cho việc biến đổi giới tính”, Nathan Despott.
"Nó đơn giản chỉ là một đạo luật đề nghị việc qui định về các tổn hại, có thể xảy ra cho mọi người mà thôi”, Luke Beck.
Hệ thống Can Đảm đã ủng hộ nỗ lực của chính phủ Victoria, khi soạn thảo một dự luật để đối phó với vấn đề, qua một đạo luật dân sự.

Các vụ tham vấn đã diễn ra đến 5 năm, khi tiểu bang tìm cách giải quyết vấn đề.

Ông Despott hy vọng đạo luật sắp tới của Victoria, có thể là một khuôn vàng thước ngọc cho các tiểu bang khác.

“Các hỗ trợ của những viện chăm sóc cho những người sống sót qua một vài loại chương trình xem xét lại, vốn đề cập đến sự chuyển giao về tư tưởng biến đổi giới tính, luôn tin tưởng rằng những người thuộc cộng đồng LGBTIQA+ là hư hỏng hay hết xài".

"Cũng nên nhìn vào các qui định chặt chẽ hơn về ý niệm mơ hồ trong việc chăm sóc của Mục sư, mà về văn bản đó là các thực hành về việc biến đổi giới tính nhiều nhất đã xảy ra”, Nathan Despott.

Queensland cũng có hành động, với một bản phúc trình về một dự luật sẽ trình ra vào ngày 21 tháng 2 sắp tới.

Theo dự luật đó, những người thực hành có thể bị án hình sự và bỏ tù, nếu bị bắt trong việc đưa ra các liệu pháp chuyển giới chính thức như trị liệu ác cảm, tâm lý trị liệu hoặc thôi miên.

Thế nhưng ông Despott cảnh cáo rằng, luật lệ tương tự tại Mỹ đã quá hạn chế, để có thể được hữu hiệu.

“Luật lệ đó thường được xem là biểu tượng mà thôi, thế nhưng thực sự đã chấm dứt được hầu hết các tổn hại xảy ra”, Nathan Despott.

Đạo luật đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức y tế như Hiệp hội Tâm lý Úc châu, thế nhưng các nhóm tôn giáo hiện tìm cách đẩy ngược lại.

Các trường học Tin Lành Úc châu và Hiệp hội Vận động Tin Lành Úc châu Australian Christian Lobby viết tắt là ACL, hiện khẵng định chống lại những thực hành chuyển giới một cách cưỡng bách.

Thế nhưng họ tranh luận rằng, bất cứ việc cấm đoán nào có thể ngăn cản các cố vấn trong việc giúp đỡ cách giải thích về đạo đức về tình dục Ki tô giáo.

“Tôi nghĩ có sự khác biệt về quan niệm ở đây, về vấn đề rất gần và rất thân mến với trái tim của mọi người, cũng như với lý lịch của họ nữa”, Martyn Iles.

Đó là lời của ông Martyn Iles, phát ngôn nhân của Hiệp hội Vận động Tin Lành Úc châu, ông cho biết tiếp.

“Không có ý nghĩa nào, trong đó tôi hay bất cứ người nào khác muốn phá vỡ tính cách hợp pháp trong các câu chuyện của họ, thế nhưng đó là một tình cảm mà chúng ta muốn nói lên là, ‘Được rồi có lẽ chúng ta học được vài điều từ câu chuyện của họ’ và thực sự là chúng ta có thể làm được chuyện đó".

"Thế nhưng đồng thời, nó không cho chúng ta một căn bản để tuân thủ luật pháp rất hữu hiệu, khi đi xa hơn trong việc ngăn cản các giáo điều căn bản của Thiên Chúa đang được bày tỏ”, Martyn Iles.

Còn giáo sư về luật Hiến Pháp tại đại học Monash là ông Luke Beck lại không đồng ý, khi nhấn mạnh rằng luật lệ khi thảo luận, không phải là vi phạm các lời giảng dạy về tôn giáo.

“Đó không phải là một tiểu bang, tìm cách điều hành những gì cho một tín hữu Tin Lành hay các nhóm tôn giáo khác, có thể và không thể tin tưởng vào".

"Nó đơn giản chỉ là một đạo luật đề nghị việc qui định về các tổn hại, có thể xảy ra cho mọi người mà thôi”, Luke Beck.

Trong khi các tiểu bang đi gần đến hành động, bà Roe Johnson chỉ muốn các chính trị gia biết được, quyết định của họ có thể cứu được bao nhiêu mạng người.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share