Các nhà bảo tồn hoan nghênh giới hạn việc bán voi rừng

Baby elephants play at the David Sheldrick Wildlife Trust Elephant Orphanage in Nairobi

Baby elephants play at the David Sheldrick Wildlife Trust Elephant Orphanage in Nairobi Source: AAP

Các quốc gia tham gia trong hiệp ước quốc tế chống việc mua bán các động vật có nguy cơ bị tận diệt đã đồng ý giới hạn việc mua bán voi rừng tại Zimbabwe và Botwana. Các nhà tranh đấu cho việc bảo tồn hoan nghênh hành động nầy tuy nhiên lại làm thất vọng một số quốc gia Phi châu.


Các chuyên gia về cuộc sống hoang dã cho biết, một nghị quyết đã được thông qua, với các quốc gia trong Hiệp ước Quốc tế Cấm các vụ mua bán đối với các động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, gọi tắt là CITES trong cuộc họp tại Geneva, được xem là một chiến thắng đáng kể cho các loài voi, vì nó giới hạn việc bán voi cho các sở thú.

Ông DJ Schubert là một nhà sinh vật học thuộc Viện Phúc Lợi Động Vật.

“Đa số các thành viên ký kết trong hiệp ước CITES quyết định rằng, voi châu Phi thuộc về Phi châu".

"Vâng, việc nầy vẫn có một số ngoại lệ, vẫn có một số điều khoản cho phép một số voi Phi châu, được xuất cảng sang cơ sở sẵn có".

"Thế nhưng cuối cùng thì đó là việc xuất cảng thông thường voi châu Phi đến những người trả giá cao nhất, hay những sở thú tại Mỹ hay Âu châu vân vân, những ngày đó đã qua rồi”, DJ Schubert.

Liên Âu đã tu chính ngôn ngữ trong nghị quyết, để đạt đến thỏa thuận nhằm giới hạn việc xuất cảng voi sống ra khỏi Phi châu, thế nhưng cho phép một số ngoại lệ liên quan đến Âu châu.

Các nhà bảo tồn giải thích sự thay đổi bằng cách cho một thí dụ, khi cho rằng thỏa thuận cho phép một con voi được nuôi tại Pháp, có thể chở sang Đức mà không cần phải trước tiên gởi lại Phi châu.

Thế nhưng nghị quyết mới cũng có nghĩa là các sở thú sẽ không còn có thể nhập cảng các loại voi rừng Phi châu bắt được để chở sang Mỹ, Trung quốc và nhiều nước khác, nơi có điều kiện tự nhiên khác biệt.

Nghị quyết được thông qua với 87 phiếu thuận và 29 phiếu chống cùng với 25 phiếu trắng, trong đó Mỹ bỏ phiếu chống.

Việc nầy đã được các nhà tranh đấu cho sinh vật hoan nghênh như bà Kristy Smith, giám đốc hành chính tại Quỹ Cuộc Sống Hoang Dã có tên là David Sheldrick, vốn cứu thoát và nuôi dưỡng các voi con mồ côi.

Thế nhưng bà cho biết, việc nầy có thể đi xa hơn nữa.

“Chúng ta muốn có một lệnh cấm gần như hoàn toàn việc xuất cảng các voi rừng con, thế nhưng đề nghị được thông qua với sự hậu thuẫn của Liên Âu thì tốt hơn nhiều so với tình trạng hiện tại, nó vẫn tốt hơn là chẳng làm gì cả và chúng tôi hết sức vui mừng, đó là một chiến thắng tuyệt vời”, Kristy Smith.

Được biết Botswana và Zimbabwe có số voi Phi châu nhiều nhất trên thế giới, tổng cộng đến khoảng 200 ngàn con.

Một số viên chức Phi châu nói rằng, đề nghị mới sẽ khiến họ không nhận được một số ngân khoản cần thiết.

Ông Munesuche Munodawafa là Tổng Thư Ký Thường trực của Bộ Môi trường và Du lịch của Zimbabwe.

“Zimbabwe có 84 ngàn con voi, chúng tôi có khả năng chăm sóc khoảng 54 ngàn con".

"Vì vậy chúng tôi có hơn 30 ngàn con voi, hơn là hệ thống sinh thái của chúng tôi có thể chịu đựng được".

"Hậu quả của vấn đề nầy là chúng tôi hiện phải đảm nhận gánh nặng đó cùng các chi phí, mà chẳng ai trên thế giới chia sẻ với chúng tôi cả”, Munesuche Munodawafa.

Thế nhưng bà Kristy Smith cho rằng, vấn đề cần được xem xét trên bình diện rộng lớn, hơn là chỉ với một vài quốc gia.

“Tôi hiểu rằng các nước như Zimbabwe muốn giảm bớt đàn voi từ 80 ngàn con xuống ít hơn, thế nhưng tôi cảm thấy rằng chúng ta không nên xem việc giảm bớt đàn voi, như là một chủng loại mà thường khi là hàng triệu con, mà chỉ một thế kỷ qua hiện chỉ còn có 400 ngàn con sống trong rừng".

"Tôi nghĩ chúng ta cần xem xét các vấn đề phải đối phó, với sự kiện là họ cho rằng có quá nhiều voi, do các vấn đề xung đột giữa con người và thiên nhiên”, Kristy Smith.

Còn ông Schubert nói rằng, quyết định của CITES đã hóa giải thành công một số điểm dị biệt về quan điểm, thế nhưng vẫn còn một nguyên tắc căn bản.

“Các bên quyết định một cách căn bản là, nếu đó là một con voi rừng Phi châu, nơi đến thích hợp phải là châu Phi hoang dã”.

Được biết Zimbabwe bắt được và xuất cảng hơn 100 voi con, sang Trung quốc và Liên hiệp các Quốc gia Ả rập Thống nhất từ năm 2012.
"Tôi nghĩ trong tương lai, chúng ta sẽ thấy voi được đưa ra khỏi các sở thú, đưa ra khỏi các chuồng và thả chúng vào môi trường chúng có thể sinh sống cho hết cuộc đời, trong một môi trường bán hoang địa trên thế giới”, Paula Kahumbu.
Ông Munodawafa cho hay, nước ông cần xem xét làm thế nào để phát triển và vẫn giữ trong phạm vi của luật lệ mới.

“Hậu quả là điều đó thay đổi các điều kiện, theo đó Zimbabwe hiện cho phép việc mua bán voi".

"Rõ ràng chúng ta là một bên thua cuộc, chúng ta hiện xem xét cách thức đối phó sắp tới, qua con đường luật pháp và đang theo đuổi con đường nầy”., Munodawafa

Tuy nhiên dù cho đàn voi cộng đồng bảo tồn tốt đẹp như thế nào tại Bitswana và Zimbabwe, thì các nhà bảo tồn cho biết, không có cách nào tránh được sự kiện là, trên thế giới các con voi bị nhiều đe dọa.

Bà Susan Lieberman là phó chủ tịch về Chính sách Quốc tế, tại Hiệp hội Bảo Tồn Cuộc Sống Hoang Dã cho biết.

“Vâng, tôi nghĩ điều quan trọng là nâng cao nhận thức, về các chủng loại sinh vật đang gặp nguy cơ diệt chủng qua việc mua bán, thế nhưng nhiều vụ mua bán nầy còn tệ hại hơn,vì các yếu tố khác, do khí hậu thay đổi, do sự phát triển và các thói quen đã bị mất đi".

"Chẳng hạn như việc đốt rừng tại vùng Amazon, các chủng loại ở đó sẽ ra sao?

"Các chủng loại nầy gặp nhiều nguy cơ do nhiều đe dọa, trong đó có chuyện mua bán, thế nhưng các nguy cơ khác có mức độ còn cao hơn nữa”, Susan Lieberman.

Một số nhà bảo tồn tin rằng, cần có một thay đổi căn bản trong cách thức đối xử với các loài voi.

Tiến sĩ Paula Kahumbu có trụ sở tại Kenya, là Giám đốc của quỹ WildlifeDirect nói rằng, có các phương pháp thay thế để quản lý một số vấn đề, ngoài chuyện gởi voi con đến các sở thú.

“Chúng ta không còn tin rằng voi nên được nuôi dưỡng trong chuồng, vì vậy tôi không nghĩ rằng chuyện nầy đi xa hơn nữa".

"Tôi nghĩ trong tương lai, chúng ta sẽ thấy voi được đưa ra khỏi các sở thú, đưa ra khỏi các chuồng và thả chúng vào môi trường chúng có thể sinh sống cho hết cuộc đời, trong một môi trường bán hoang địa trên thế giới”, Paula Kahumbu.

Trong khi đó, Tổng thống Zimbabwe là ông Emmerson Mnangagwa đe dọa sẽ rút Zimbabwe khỏi hiệp ước CITES, sau khi không bảo đảm một thỏa thuận cho phép nước nầy giải quyết số ngà voi tồn trữ, trong một lần bán đi duy nhất.

Được biết Zimbabwe, Botswana và Namibia yêu cầu tái lập việc bán ngà voi, phần lớn bị cấm từ năm 1989, để dọn sạch số tồn trữ và tài trợ cho các hoạt động bảo tồn tại nước họ.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share