Cây thánh giá Long Tân vĩnh viễn được trưng bày tại Canberra

The Long Tan Cross at the Australian War Memorial

Members of the public view the Long Tan Cross at the Australian War Memorial in Canberra Source: AAP

Từ trận đánh nổi tiếng của quân đội Úc trong rừng cao su ở Việt Nam đến Đài tưởng niệm Chiến tranh Úc, cây Thánh giá Long Tân cuối cùng cũng được đưa trở về.


Sau gần 50 năm cây thánh giá được dựng lên trong khu vực chiến tranh, đài tưởng niệm những người lính Úc được cho là thiệt mạng nhiều nhất trong cuộc chiến tại Long Tân, phía Nam Vũng Tàu Việt Nam đã được khánh thành tại Canberra và được sự tán đồng gần xa của các cựu chiến binh Úc.

Cây thánh giá Long Tân cao ba mét và nặng một trăm kilôgam, đã được dựng ở Đài tưởng niệm Chiến tranh Úc tại Canberra. 


Trên cây thánh giá khắc tên của 18 binh lính Úc đã thiệt mạng trong trận chiến tại đồn điền cao su, trong một cơn bão, năm 1966 tại Việt Nam. 
Dave Sabben, một trong những vị chỉ huy Trung đội trong trận chiến và là người được nhận Huy chương Anh dũng, ông nói rằng ông rất cảm kích.

"Tôi tin rằng cây thánh giá Long Tân nầy đã được đặt ở vị trí đúng đắn và lâu dài. Đây là một trong những cử chỉ thân thiện mà chính phủ Việt Nam dành cho chúng tôi."

"Chính điều này đã tạo điều kiện dễ dàng cho người Úc đến thăm viếng. Hàng ngàn khách du lịch đã đến nơi và thăm nơi di tích lịch sử này, nhưng, tại nơi này, trong tương lai sẽ mở cửa cho hàng triệu người đến thăm viếng."

Vào ngày 18 tháng 8 năm 1966, khoảng một trăm binh sĩ thuộc Tiểu đoàn 6, Trung đoàn Hoàng gia Úc, đang tuần tra tại một đồn điền cao su gần Long Tân. Tại thời điểm này, họ đối đầu với hơn 2,000 binh lính Bắc Việt, đây cũng là điều làm Dave Sabben hết sức ngạc nhiên.

"Lúc đầu, binh sĩ Úc cho rằng họ phải săn lùng binh lính Bắc Việt. Nhưng tại trận Long Tân, lính Bắc Việt đã tấn công họ trước. Và đây là sự đảo ngược những gì được học khi huấn luyện. Các binh sĩ quân dịch và binh sĩ chính quy đã vào vị trí chiến đấu ngay lập tức, nơi mà họ đã triển khai chiến thuật trong chiến tranh quy ước."

 Trong một trận mưa gió, binh lính Úc đã cố đẩy lùi các cuộc tấn công dồn dập của lính Bắc Việt, với sự yểm trợ từ pháo binh, các trung đội Úc thiết lập vùng an toàn trong vòng vài mét từ vị trí chiến đấu của họ. 

Lính Bắc Việt đã sử dụng chiến thuật "biển người" không thành công.

Sau khi trận chiến kết thúc, 18 binh sĩ Úc và ít nhất 245 binh lính Bắc Việt đã hy sinh.

Dave Sabben nói chiến thắng này đã trở thành một biểu tượng đáng chú ý về sự gan lì của Quân đội Úc, đặc biệt họ là những người thiếu kinh nghiệm trong chiến trường.

"Không có trận chiến nào giống trận chiến nào, những trận chiến mà chúng tôi trải qua ở Việt Nam đều có giá trị chiến lược khác nhau, mặc dù một vài trận chiến chúng tôi đã đạt được thành công về mặt chiến thuật. Năm mươi phần trăm số người chiến đấu là binh sĩ quân dịch và họ đều 21 tuổi."
Cựu quân nhân QLVNCH tham gia Vietnam Veterans Day ở Melbourne 18/8/2018
Cựu quân nhân QLVNCH tham gia Vietnam Veterans Day ở Melbourne 18/8/2018 Source: Supplied by VCA
Ba năm sau trận chiến, những binh sĩ của Tiểu Đoàn 6 đã có dịp quay trở Việt Nam.

Mặc dù Long Tân vẫn còn là chiến trận tại thời điểm đó, nhưng những người binh sĩ này đã trở lại để dựng lên một cây thập giá tưởng niệm cho các binh sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến.

Sĩ quan hành quân, Cựu Trung Tá Len Johnson nói rằng đây là điều ông mà ông chưa từng thấy.

"Đây là một thời khắc lịch sử, một trận tấn công với số lượng lớn khoảng 1.000 binh sĩ Úc và New Zealand đã thể hiện tấm lòng tôn vinh và tri ân sâu sắc đến 18 binh sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến Long Tan. Đây chính là biểu tượng mạnh mẽ của tinh thần Anzac."

Sau ngày đó, hành trình của cây thập giá Long Tan trở thành một câu chuyện bí ẩn.

Nó biến mất sau chiến tranh Việt Nam, sau đó được biết là người dân đã trưng bày nó trong trong đài tưởng niệm địa phương. Sau đó, vào những năm 1980 nó lại được phát hiện và được trưng bày tại các viện bảo tàng Việt Nam.

Năm 1989, người dân địa phương dựng lên một bản sao, đây được xem là hai đài tưởng niệm chiến tranh nước ngoài duy nhất được phép ở Việt Nam.

Chính điều đó đã thúc giục những cựu chiến binh Úc hành hương và đến thăm viếng nơi này, trong đó có ông Len Johnson.

"Hãy dành ra những giây phút trầm lặng để tưởng niệm và nhắc nhở bản thân về lòng can đảm của những binh lính đã chiến đấu trong lửa đạn và biết rằng mình phải chiến đấu cho đến chết. Hãy nhìn vào từng cái tên được khắc trên cây thánh giá, những binh lính họ đã nói rằng: Ai đã đem chúng tôi đến cuộc chiến này đến nỗi chúng tôi phải hy sinh, xin hãy nhớ đến chúng tôi."

Năm ngoái, vào ngày kỷ niệm lần thứ 50 của trận chiến, cây thánh giá được bí mật trả lại cho nước Úc.

Tuần này, cây thánh giá được đưa đến nơi "an nghỉ cuối cùng" tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh, lễ tưởng niệm này đã được công bố và có sự tham dự của hầu hết các cựu chiến binh, trong đó có Tổng Toàn quyền Sir Peter Cosgrove.


 "Cây thập giá được mang đến đây để tưởng nhớ không chỉ là Trận Long Tân và những người binh lính dũng cảm đã chiến đấu hết mình, mà điều này còn nhắc nhở chúng ta rằng chiến tranh, đó là tất cả những gì chúng ta mất mát trong suốt thời gian đó."



Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share