Luật sư Trung Quốc bị giam giữ được giải thưởng nhân quyền cao quí

Xu Yan and her husband, Chinese lawyer Yu Wensheng pose for a selfie in Beijing in 2017

Xu Yan and her husband, Chinese lawyer Yu Wensheng pose for a selfie in Beijing in 2017 Source: AAP

Một luật sư Trung Quốc bị giam giữ kể từ năm 2018 do các hoạt động tranh đấu cho quyền thượng tôn luật pháp, dân chủ và cải cách chính phủ, đã nhận được giải thưởng cao quí về nhân quyền. Ông Dư Văn Sinh được giải Martin Ennals năm 2021, trong một buổi lễ được tiến hành qua trang mạng tại Geneva, Thụy Sĩ, do đại dịch coronavirus.


Ông Yu Wensheng hay Dư Văn Sinh, đã gác lại sự nghiệp thành công của mình với tư cách luật sư của một công ty, để nhắm vào các vụ việc liên quan đến nhân quyền một thập niên trước đây.

Việc nầy dẫn đến ông tuyên bố về sự thượng tôn luật pháp, dân chủ và cải cách chính phủ tại Trung Quốc, cũng như bênh vực cho các đồng nghiệp bị bắt trong các vụ bố ráp của chính quyền chống lại hoạt động của họ hồi năm 2015.

Giấy phép hành nghề luật sư của ông bị bãi bỏ vào năm 2017và một năm sau đó, ông bị nhà cầm quyền Trung Quốc bắt giữ.

Năm nay 54 tuổi, ông bị bản án 4 năm tù sau khi bị xét có tội trong một phiên xử bí mật hồi năm rồi, về tội ‘xúi giục lật đổ nhà cầm quyền’.

Nay ông được vinh danh qua giải thưởng Martin Ennals năm 2021, về hoạt động của ông.

Vợ ông là bà Từ Yến nhận giải thưởng nhân danh ông, trong một buổi lễ qua trang mạng tại Geneva.

Bà cho biết, việc nầy là một động lực quan trọng hỗ trợ cho chồng bà, hiện bị giữ cô lập tại một nơi không rõ ở Trung Quốc, cũng như không được tiếp xúc với luật sư.

“Cho phép tôi nhân danh ông Dư Văn Sinh, thành thật cảm ơn giải Martin Ennals về Người Bảo vệ Nhân quyền, Hiệp hội Martin Ennals, Hội đồng Phát Giải và những người giúp cải thiện tình hình nhân quyền và hệ thống luật pháp tại Trung Quốc".

'Xin cảm ơn về sự khích lệ và vinh danh ông Dư Văn Sinh”, Từ Yến.

Bà Từ Yến hiện bị chính phủ Trung Quốc giám sát chặt chẽ.

Bà cho biết, giải thưởng không chỉ là vinh danh cho chồng bà, mà còn là khích lệ cho các luật sư và những người bảo vệ tranh đấu nhân quyền Trung Quốc, hiện vẫn kiên trì tranh đấu, bất chấp nỗi lo sợ bị đàn áp.

“Kiến nghị của ông về việc sửa đổi Hiến Pháp và cổ võ trong việc cải tổ hệ thống chính trị, là các lý do chính khiến ông bị bắt".

'Nay những người bảo vệ nhân quyền chẳng dám cất lên tiếng nói nữa".

"Những lời của tôi nhằm khuyến khích mọi người hãy lên tiếng, luật sư đại diện các vụ kiện và các nhân viên thuộc tổ chức phi chính phủ, hãy cổ vũ cho phúc lợi xã hội".

'Tất cả chuyện nầy, sẽ trở thành một thách thức lớn lao”, Từ Yến.

Được biết giải thưởng Martin Ennals vinh danh các cá nhân, đã tỏ ra dũng cảm phi thường trong việc cổ võ và bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới.

Trong khi đó, bà Loujain el Hathloul của Ả Rập Saudi là người vào chung kết giải thưởng năm nay, do việc vận động cho nữ quyền, đáng kể nhất là việc chấm dứt lệnh cấm trong nhiều thập niên qua, đối với việc lái xe của giới phụ nữ.

Bà nầy 31 tuổi bị bắt vào tháng 5 năm 2018, cùng với khoảng một chục nhà tranh đấu nữ quyền khác, trước khi bị án 5 năm hồi tháng 12 năm 2020, cùng 8 tháng tù vì tội có liên hệ với khủng bố.

Bà được phóng thích hồi tuần nầy, sau gần 3 năm bị giam giữ, thế nhưng vẫn bị quản chế tại gia và không được rời Ả Rập Saudi.

Người em gái của bà là Lina el Hathloul, là một trong các ủng hộ viên mạnh mẽ của bà.

“Trong nhiều năm qua, chính quyền Saudi tìm các bôi lọ hình ảnh và tìm cách thủ tiêu bà".

'Thế nhưng thời gian càng lâu thì bà chứng tỏ cho thế giới biết về sự kiên trì, dũng cảm và gắn chặt với các giá trị của chính bà". 

Câu chuyện của họ đã truyền cảm hứng cho vô số câu chuyện nhân quyền can đảm khác, theo những cách thức lớn và nhỏ”, Nada el Nashif.
'Bà là một biểu tượng cho những người bảo vệ nhân quyền tại Ả Rập Saudi, bởi vì có hàng ngàn tù nhân chính trị tại đất nước nầy”, Lina el Hathloul.
Cũng được đề cử là bà Soltan Achilova, một ký giả điều tra và là một thông tín viên tại Turkmenistan.

Bà nầy 71 tuổi, đã theo dõi các vấn đề ảnh hưởng đến các công dân nước nầy, bao gồm việc trục xuất cưỡng bách, vấn đề an ninh lương thực và sự kỳ thị với người khuyết tật trong hơn 10 năm qua.

Bà luôn bị giám sát và theo dõi, nhà của bà bị cắt internet còn điện thoại bị nghe lén.

Thế nhưng bất chấp các đe dọa thường trực, bà tiếp tục gởi tin tức cho các tổ chức truyền thông ngoại quốc.

Bà cho biết bà rất vinh dự khi được đề cử̀ và hy vọng việc nầy sẽ giúp cộng đồng quốc tế hiểu nhiều hơn về tình hình tại Turkmenistan.

“Tôi không mong đợi tình hình nhân quyền tại nước tôi được cải thiện nay mai".

"Nhà cầm quyền hiện làm mọi chuyện để đàn áp người dân thường, chỉ vì họ đòi quyền của họ".

"Ký giả cộng tác với truyền thông ngoại quốc bị trấn áp".

"Mọi người phải im lặng, thế nhưng tôi hy vọng rằng nhà cầm quyền cuối cùng sẽ nhận ra rằng toàn thế giới hiện theo dõi những gì đang xảy ra tại Turkmenistan”, Soltan Achilova.

Được biết người thắng giải được chọn lựa do một ban tuyển chọn, gồm đại diện của 10 tổ chức nhân quyền toàn cầu, trong đó có Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Ân Xá Quốc Tế.

Ban tuyển chọn ca ngợi 3 người được đề cử̀ như là những người bảo vệ nhân quyền xuất sắc, bất chấp việc nhà cầm quyền cố gắng bịt miệng họ.

“Những người vào chung kết năm 2021 đều phải đối mặt với các chế độ độc tài, với nguy cơ của riêng họ và họ phải trả giá đắt cho điều đó".

"Khi những người bảo vệ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền, ngay cả trong thời kỳ đại dịch, họ truyền cảm hứng cho chúng tôi tiếp tục thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền cho mọi người, ở khắp mọi nơi”, Ban Tuyển Chọn giải.

Trong khi đó, bà Nada el Nashif là Phó Cao Ủy Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Bà cho biết, hoạt động trong lãnh vực bảo vệ nhân quyền, còn quan trọng trong thời buổi đại dịch hơn bao giờ hết.

“Cả ba câu chuyện đều nhắc nhở chúng ta về cốt lõi của quyền con người, các giá trị đoàn kết và truyền cảm hứng cho chúng ta".

"Mỗi người vào vòng chung kết, ngoài việc tạo ra sự khác biệt trong cộng đồng của họ, bằng cách đứng lên chống lại quyền lực tuyệt đối và áp lực quá lớn, đã và đang tiếp tục tạo ra sự khác biệt trên thế giới".

'Câu chuyện của họ đã truyền cảm hứng cho vô số câu chuyện nhân quyền can đảm khác, theo những cách thức lớn và nhỏ”, Nada el Nashif.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share