“Lưỡng cực Ấn Độ Dương” là gì mà gây cháy rừng thảm khốc ở Úc?

The recent bushfires on the South Coast of NSW were preceded by extended periods of drought

The recent bushfires on the South Coast of NSW were preceded by extended periods of drought Source: AAP

Các nhà nghiên cứu khí hậu cho biết nhiệt độ đại dương trong hàng thế kỷ qua được lưu trữ trong các bộ xương san hô đang dẫn đến sự hiểu biết tốt hơn về những rủi ro của biến đổi khí hậu trong tương lai. Nghiên cứu cho thấy một sự kiện thời tiết được gọi là lưỡng cực Ấn Độ Dương đằng sau những thay đổi này, và là nguyên nhân gây ra các vụ cháy rừng ở Úc.


"Hiện tượng khí hậu quan trọng nhất ở Ấn Độ Dương là lưỡng cực Ấn Độ Dương, thường được gọi là IOD. IOD đề cập đến sự thay đổi hàng năm của nhiệt độ nước biển vùng nhiệt đới ở Tây và Đông Ấn Độ Dương, khiến thay đổi mô hình thời tiết ảnh hưởng đến lượng mưa của Úc. IOD thay đổi theo ba giai đoạn: tích cực, trung tính và tiêu cực. Trung bình mỗi giai đoạn xảy ra sau ba đến năm năm. "

Đó là lời giải thích từ Nha Khí tượng học về hiện tượng lưỡng cực Ấn Độ Dương.

Đây là một hiện tượng thời tiết ở Ấn Độ Dương tương tự như các sự kiện El Nino và La Nina ở Thái Bình Dương.

Các lưỡng cực Ấn Độ Dương IOD tích cực xảy ra khi vùng biển ở phía Tây Bắc nước Úc trở nên lạnh hơn bình thường, dẫn đến trời ít mây và mưa trên khắp các trung tâm nước Úc và phía Đông Nam.

Một IOD tích cực vào năm ngoái đã dẫn đến mùa hè khô nóng khiến cả nước Úc bốc cháy.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho biết mười lưỡng cực dương đã xảy ra kể từ năm 1240 đến nay, bốn trong số này xảy ra trong vòng 60 năm qua.
Chúng tôi có rất nhiều bằng chứng đang chỉ ra xu hướng này, từ dữ liệu sơ khởi và các quan sát của chúng tôi cùng các mô hình khí hậu, chúng tôi thấy rằng tại thời điểm này các sự kiện lưỡng cực Ấn Độ Dương trở nên phổ biến và mạnh hơn.
Trưởng nhóm nghiên cứu Nerilie Abram từ Đại học Quốc gia Úc nói rằng những thái cực như vậy có thể trở nên phổ biến trong tương lai.

"Chúng tôi có rất nhiều bằng chứng đang chỉ ra xu hướng này, từ dữ liệu sơ khởi và các quan sát của chúng tôi cùng các mô hình khí hậu, chúng tôi thấy rằng tại thời điểm này các sự kiện lưỡng cực Ấn Độ Dương trở nên phổ biến và mạnh hơn. Đó là vì đại dương đang nóng lên do ảnh hưởng của con người, phía tây Ấn Độ Dương nóng lên nhanh hơn so với phía đông Ấn Độ Dương và điều đó tạo ra những điều kiện xảy ra hiện trượng IOD này."

Giáo sư Abram là nghiên cứu gia thuộc nhóm các nhà khoa học toàn cầu tham gia vào nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích hóa học bộ xương san hô ở vùng xích đạo phía đông Ấn Độ Dương để xác định mức độ IOD tích cực đã xảy ra trong 500 năm qua.

Nghiên cứu cho thấycác hồ sơ san hô được phân giải chính xác và có độ phân giải cao đã được sử dụng để tái cấu trúc biến thiên lưỡng cực.

Giáo sư Abram giải thích.

“San hô rất tuyệt vời, chúng giống như cây cối của đại dương. Vì vậy, giống như một cái cây phát triển, san hô cũng vậy, những gì chúng ta có thể làm là đo đạc hóa học của bộ xương san hô đó qua những dải tăng trưởng. Điều này cho chúng ta một bản ghi chếp thực sự chính xác và chi tiết về nhiệt độ của đại dương mà san hô đã phát triển.”

Lưỡng cực Ấn Độ Dương hiện ở giai đoạn trung tính và các nhà khoa học sẽ không biết cho đến giữa năm nay liệu nó sẽ dẫn đến lượng mưa nhiều hay ít cho Úc.

Nghiên cứu nêu rõ tất cả các bằng chứng chỉ ra vai trò của biến đổi khí hậu do con người gây ra trong việc làm cho những sự kiện này trở nên thường xuyên và mạnh mẽ hơn.

Steven Hobbs là một nông dân thuộc thế hệ thứ tư, lính cứu hỏa tình nguyện và nhà sản xuất năng lượng tái tạo, sống tại một trang trại ở Kaniva ở Victoria gần biên giới Nam Úc.

Ông tin rằng nghiên cứu xác nhận những gì ông nhìn thấy trên mặt đất.

"Thời tiết khô hơn rất nhiều. Chúng tôi không còn đồng cỏ xanh tươi nữa và cảnh quan đều khô héo. IOD có tác động khá lớn đến lượng mưa ở phía nam nước Úc. Chúng tôi đã thấy điều đó xảy ra ở trang trại và thật không may. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc khiến thời tiết khô hạn, góp phần vào mùa cháy rừng năm nay.”

Nghiên cứu này có những hạn chế, các dự đoán về sự thay đổi lưỡng cực Ấn Độ Dương trong tương lai bị hạn chế do thiếu thông tin về quá trình biến đổi tự nhiên của các sự kiện trước sự thay đổi khí hậu do con người tạo ra.

Nhưng nghiên cứu cho thấy các sự kiện như thế này, trong quá khứ rất hiếm, hiện đang trở nên phổ biến hơn, được biểu thị bằng số lượng lớn các sự kiện đã trải qua kể từ năm 1960.

Đối với ông Hobbs, điều đó có nghĩa là những thay đổi trong cách quản lý trang trại của gia đình ông.

"Khi cha tôi làm nông, cứ sau mười năm chúng tôi lại bị hạn hán. Tới thế hệ của tôi cứ sau ba năm lại bị hạn hán. Điều đó có nghĩa là tôi phải thay đổi cách điều hành trang trại, các loại cây trồng mà tôi gieo hạt và thậm chí với động vật của mình. Những con vật sinh sản sẽ tốt hơn trong một môi trường có lượng mưa thay đổi nhiều hơn.”


Share