Mái ấm gia đình: Làm sao để anh chị em gắn kết thuận hòa?

302372668_458064783022865_6458493239415907979_n (1).jpg

Family Coach Linh Le Credit: SBS

Get the SBS Audio app

Other ways to listen

Chuyên gia khai vấn gia đình Linh Lê chia sẻ trải nghiệm của chị trong vai trò làm mẹ khi hai con trai ở tuổi teen xung đột và đánh nhau. Con trai lớn xiết cổ em để lấy điện thoại rồi quăng vào tường. Chị chỉ im lặng, bình tâm và áp dụng 5 bước để giải quyết mâu thuẫn...


Nguyên nhân dẫn đến bất hòa, ganh đua, ghen ghét giữa các anh chị em trong gia đình

Là nỗi sợ. Sợ không được thương và không được chấp nhận/thuộc về gia đình.

Tất cả các hành động hay cử chỉ, hoặc bất cứ một sự việc nào diễn ra mà khiến các con cảm giác mất tình yêu thương hoặc không được chấp nhận/thuộc về, thì các con sẽ phản ứng, như cãi lại, đổ thừa, bào chữa, giận dữ. Từ đó dẫn đến xung đột, đem lòng ghen ghét, đố kỵ.

Quan trọng nhất là nên xây dựng mối quan hệ với chính mình.

Linh xin chia sẻ 3 cái cần cốt lõi mà mình nên rõ nhất về con người mình, qua những gì Linh học được đó là:

Mình cần có sự hiện hữu. Mình cần có sức ảnh hưởng. Mình cần được cảm giác xứng đáng.

Nghe thì dễ lắm, miễn là có được 3 cái cần này là đủ, nhưng mà mỗi người chúng ta lại có cách nghĩ khác nhau, nên mình dễ hiểu lầm nhau. Xung đột xảy ra từ chỗ không thấu hiểu nhau.

Không thấu hiểu nhau là chuyện thường tình, vậy cái gì dẫn đến ghen ghét nhau?

Phản ứng cuả mình. Vì phản ứng không hữu ích cuả mình bắt nguồn từ chỗ thiếu nhận thức về nội tâm.

Thống kê cho biết nhận thức nội tâm, tức EQ định đoạt 80% sự thành công trong cuộc sống trong khi IQ chỉ cho 20% thôi.

Nếu muốn có thêm nhận thức về nội tâm, thì hiển nhiên, bắt đầu từ bản thân là nơi tốt nhất.

Ví dụ khi người nào nói mình là ‘sai’, thì người có quan hệ không tốt với bản thân sẽ khổ sở, giận dữ, lo âu, ghét người kia, để tâm. Họ sẽ cảm thấy nặng nề để tiến về phiá trước. Người có quan hệ tốt với bản thân sẽ nhẹ nhàng nhận ra cảm xúc cuả mình và để xuống dễ dàng, giúp họ tiếp tục với cuộc sống mà họ đang hướng tới.
Quan hệ tốt hay xấu không phải vì mình hạp hay không hạp nhau. Mà bắt nguồn từ chỗ mình hiểu về nội tâm của mình bao nhiêu và có nhận thức như thế nào về thế giới bên ngoài.
Nên Linh thấy, mối quan hệ gia đình tốt không phải là lúc nào gia đình cũng phải yêu thương đoàn kết. Mà dưạ trên cách ứng xử cuả mỗi người khi có xung đột.

Làm sao để duy trì sự gắn kết, yêu thương của các anh chị em với nhau?

Cách thứ nhất mà Linh đã từng theo đuổi

1. Đó là coi sự thành công gia đình như là một công ty thành công.

Các thành phần đều hòa đồng, đoàn kết, tạo ra thành quả, và mọi chuyện suôn sẻ. Để được vậy thì mình phải rõ ràng hướng đi cuả công ty, và thấu hiểu rất rõ ràng từng thành phần một và đặt các mối quan hệ lên hàng đầu.

Quan trọng nhất là lúc nào cũng duy trì được việc nhân viên cần mình và muốn ở cạnh mình. Vậy thì nhân viên sẽ tuân theo chỉ định cuả mình. Mình là chủ nên phải nỗ lực quan sát và ra quyết định.

Nhưng làm như vậy thì không bền, vì mình nuôi con không để con cần mình, mà để con từ từ, KHÔNG cần mình.

Và như Linh đã nói, mình không thể thấu hiểu nhau triệt để, để mà không phật lòng nhau, mà chỉ có thể uyển chuyển trong cách ứng xử thôi. Việc này thì đơn giản, nhưng phải học và tập.

Đó là cách thứ hai, cũng là cách mà Linh hàng ngày phải tập dợt.

2. Học để thấu hiểu nội tâm, để biết cách ứng xử để con có được cảm giác mình hiện hữu, mình ảnh hưởng, mình xứng đáng.

Như vậy mình vừa có thể duy trì sự gắn kết, vừa cho các con nhìn thấy cách ứng xử của cha mẹ trong những lúc bất hòa để duy trì tình cảm và làm tốt đẹp thêm trong các mối quan hệ.
Mái ấm gia đình không phải lúc nào cũng phải thành công, đoàn kết, yêu thương, gắn bó. Nhưng gia đình phải là nơi mình có thể thật thà trao đổi, nhưng vẫn có cảm giác mình hiện hữu, mình có sức ảnh hưởng và xứng đáng là chính mình.
Khi mình đã có ý thức về nội tâm thì mình cũng không cần phải nỗ lực duy trì sự gắn kết trong gia đình nữa mà mình có thể thảnh thơi sống cuộc đời của mình, vì mình sẽ có cái nhìn khác với xung đột.
pexels-victoria-akvarel-4140308.jpg
Những bất hòa trong gia đình xuất phát từ nỗi sợ. Credit: Pexels

Khi con cái nảy sinh mâu thuẫn, cha mẹ nên làm gì để mâu thuẫn trở thành cơ hội để học hỏi và hoàn thiện?

1.TIN CHẮC đây là cơ hội. Phải TIN chắc. Để năng lượng không bị lung lay. Không thì chẳng giúp được ai, mà bảo đảm sẽ châm dầu thêm vào lửa, rồi tạo ra khoảng cách càng lớn.

Sau đó là tùy thuộc mình hiểu trẻ bao nhiêu và hiện tại việc gì đang xảy ra. Khả năng quan sát cuả mình càng rõ thì càng dễ. Quan trọng nhất là cha mẹ khoan cho là mình BIẾT con đang nghĩ gì. Mình sẽ mất khả năng quan sát.
Chuyên gia khai vấn gia đình Linh Lê cảm thấy hạnh phúc khi tìm ra con đường hạnh phúc để nuôi dạy con cái.
Chuyên gia khai vấn gia đình Linh Lê cảm thấy hạnh phúc khi tìm ra con đường đúng đắn, đi sâu vào nội tâm để nuôi dạy con cái. Credit: Family Coach Linh Le
Linh cho một ví dụ trong gia đình cuả Linh. Linh đã xin phép hai con cho Linh kể. Xung đột gần đây nhất là trong muà COVID hai anh em đánh nhau.

Mẹ nhờ anh đi lấy điện thoại cuả em. Em không đưa. Anh xiết cổ lấy phone, gỡ vỏ ra, quăng vào tường, lủng một lỗ trong tường và nát cái iphone.

Sau đó thì hai anh em có sự trưởng thành thấy rõ, tới nay thì vẫn chưa có lần cãi vã hay xung đột nào. Nhưng nói chuyện nhiều hơn trước và hoà nhã hơn nhiều trong các bữa ăn.

Lúc đó 11 giờ khuya rồi. Khi Linh biết, thì Linh thở thật sâu, rồi hỏi mình là mình có ổn không? Có giận không? Và thấy ngay lúc đầu thì có hơi thất vọng ở cả hai con và hơi bực vì bị phá giấc ngủ.

Nên Linh khoan nói gì, Linh chỉ gật đầu vài cái cho con biết là Linh đã nghe và hiểu, rồi Linh ngồi dậy từ từ, đi từ từ, cho Linh thời gian để được định tâm lại.

Linh và chồng đi ra xem có cần gọi cấp cứu không. Không cần, nên mọi người về phòng đi ngủ.

Hôm sau Linh chở con lớn đi chơi bóng chuyền, đáng lẽ Linh bệnh nên không đi, nhưng Linh biết sẽ có cơ hội nói chuyện với con. Lúc đó cũng chưa rõ mình sẽ nói gì, vì còn tuỳ con có sẵn sàng chưa…

Nhưng Linh biết tại sao Linh muốn được gần con. Vì Linh biết con đang mang tâm sự. Có lẽ tự trách, Có lẽ vẫn giận dữ.

Linh không màng, chỉ biết là con đang khổ, dù con là người đánh em.

Và Linh dùng 5 Bước Để Gắn Kết,

1. Quên mình là ai, có trách nhiệm gì, nhớ là con có hai nỗi sợ cốt lõi, không được thương và không được chấp nhận, nên phải củng cố chuyện này trước.

2. Lắng nghe để con đỡ khổ

3. Hỏi để hiểu con hơn

4. Xin phép chia sẻ

5. Chia sẻ

Linh đã chia sẻ gì?

Khi này Linh chia sẻ về cấu tạo cuả nội tâm và mức độ trưởng thành, nhất là nhắc nhở con là bộ óc phán đoán vẫn chưa hoàn chỉnh. Sau đó con đã tự có giải pháp là dù hai đứa đều sai, con thật sự không muốn vậy và sẽ chịu trách nhiệm mua phone mới cho em bằng tiền cuả mình.

Sau đó Linh tìm cơ hội nói chuyện với con trai nhỏ, cũng đi theo 5 bước tạo Gắn Kết.

Sau khi em giận dữ, và bày tỏ cảm giác đau trong tâm, vì anh lại đánh em, và làm em cảm thấy không được an toàn. Linh cứ ngồi và đồng cảm với con.

Con nói một hồi thì sẵn sàng nhận lỗi, là mình hơi quá đáng, và cuối cùng thì nói sẽ trả nửa số tiền mua điện thoại mới.

Linh không chia sẻ gì với con ngoại trừ cho con biết là anh cũng đã chịu trả một nửa.

Trong sự thay đổi thái độ cuả cả hai con thì rõ ràng các con đã nhận được bài học gì đó, rất sâu vì có sự thay đổi rất lớn.
Linh biết rõ là khi có xung đột thì không ai là kẻ vui, và các con càng cần sự ân cần cuả mình hơn. Đôi khi là bắc thang cho con leo xuống, lúc thì để xoa diụ tổn thương. Đây chính là cơ hội để học hỏi và hoàn thiện cho cả con lẫn mẹ.

Anh chị em gắn kết sẽ mang lại lợi ích gì?

Nếu như mình phải vật chất hoá tình cảm gia đình anh chị em, thì không biết kể sao cho xuể, từ phương diện tài chánh đến tinh thần, việc giúp đỡ, đùm bọc, che chở, an ủi, không nói sao cho hết, có lẽ vì tình cảm gia đình quá bao la nên đây cũng là một nỗi khổ tột đỉnh của những bậc cha mẹ mà không tạo ra được mối quan hệ tốt giữa các con.

1. Có sự chấp nhận lẫn nhau, dù tốt dù xấu, không màng người ngoài nói gì, xã hội nói gì.

2. Có sự đồng cảm, mình có cảm giá được thấu hiểu. Khi ra xã hội sẽ ít người thấu hiểu mình, nhưng mình biết, trong nhà anh chị em sẽ hiểu mình. Cảm giác ấm áp, cho mình năng lượng tích cực để sống.

3. Cảm giác có giá trị ảnh hưởng, mình tin tưởng rõ là gia đình sẽ mong được gặp mình, mình là phần quan trọng cuả gia đình.

Đây cũng là lý do mà Linh bỏ việc đi dạy trong trường mà tìm đến các gia đình, vì đi đâu thì đi, nhưng cái dây ràng buộc với gia đình là dây buộc chặt nhất.

Vì vậy, nếu mình đau khổ trong ràng buộc này thì mình sẽ phải vùng vẫy rất khổ sở, mà đôi lúc không gỡ ra được và cần đến sự trợ giúp cuả các chuyên gia, còn nếu mình được cài lại với nhau bằng một mối quan hệ vững chắc ngọt ngào, thì dù đi đến đâu, xa nhau như thế nào, thì mình lúc nào cũng sẽ có tình yêu thương đầy tràn.

Khi một con người lúc nào cũng cảm thấy mình được yêu thương, được nghĩ đến, có sức ảnh hưởng, thì cuộc sống cuả họ sẽ rất tươi rất đẹp, và bình an trong tâm hồn. Họ sẽ có năng lượng để sống thật tốt cuộc đời cuả họ. Và cuối cùng mình cũng chỉ mong vậy cho các con trong vai trò là cha là mẹ của mình.

Tham gia của chuyên gia khai vấn gia đình Linh Lê.

Mời quý vị nhấn vào audio để nghe phỏng vấn với khách mời Linh Lê.

Share