Mái ấm gia đình: Lấy chồng xa xứ và lập nghiệp

bi bo.jpg

Một gia đình nhỏ bé giữa vùng đất rộng lớn, nhưng thiếu họ hàng, người thân, những đứa con làm sao để phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được sự liên kết với ông bà, quê hương? Credit: Hà Trang

Nhiều người mẹ Việt qua Úc cưới chồng, và lập nghiệp ở vùng đất mới. Một gia đình nhỏ bé giữa vùng đất xa lạ, thiếu họ hàng, người thân, những đứa con làm sao để phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được sự liên kết với ông bà, quê hương. Người mẹ phải làm sao để tự thân lập nghiệp và làm lại từ đầu ở quê hương thứ hai?


"Ngày đặt chân đến Úc, có lẽ chưa bao giờ tôi dám nghĩ tới 9-10 năm sau mình sẽ thế nào, bởi tua ngược lại thời gian, quay trở lại thời điểm đó, có quá nhiều thứ nói với mình rằng trước mặt là những điều không thuận lợi.

Tôi dùng từ “không thuận lợi” chứ không dùng từ “khó khăn”, bởi chưa chắc sự không thuận lợi đã là khó khăn. Đó chỉ là nếu mình chọn đi con đường đó thì sẽ không thuận bằng con đường khác.

Còn khó khăn, tôi nghĩ đi đường nào cũng sẽ phải bỏ công, bỏ sức và khó khăn đương nhiên không thể thiếu khi làm bất kỳ việc gì, chứ không riêng gì việc lấy chồng, xa quê, sinh con, lập nghiệp ở một đất nước khác."

Nếu được đánh giá ngắn gọn hành trình của mình, tôi sẽ dùng ba từ: TỰ DO, TỰ LO, TRƯỞNG THÀNH.
BeFunky-collage.jpg
Hai bạn SuBi 8 tuổi và Subo 5 tuổi có thể viết và nói tiếng Việt nhuần nhuyễn. Credit: Hà Trang
Tôi xa gia đình năm 20 tuổi, năm 2017 xa nhà đi du học, có quãng thời gian 6, 7 năm trước khi sang Úc lập gia đình tập làm quen với việc tự xoay sở cuộc sống của mình, tôi tự giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống, tự đưa ra mọi quyết định của cuộc đời mình.

Tuổi 20 là tuổi luôn tò mò khám phá mọi thứ, chưa biết sợ, dám đương đầu, nên nhờ những năm tháng đó, tôi tích lũy được kinh nghiệm, vốn sống, đồng thời cũng ki cóp được bản lĩnh, để khi bước vào cuộc sống xa gia đình ở Úc, tôi chưa từng một phút nào hoang mang, mặc dù với những người thân xung quanh tại thời điểm đó luôn đặt dấu hỏi lớn cho tương lai của tôi: TÔI SẼ ĐI VỀ ĐÂU KHI NGAY CẢ NGÔN NGỮ CŨNG KHÔNG THẠO.

Bởi vì có bản lĩnh đó, tôi bước vào cuộc sống mới ở Úc với tâm thế: CÓ GÌ PHẢI SỢ? KHÓ TỚI ĐÂU GIẢI QUYẾT TỚI ĐÓ. Vì với tâm thế đó nên tôi chăm chút tổ ấm và nuôi con với thái độ LẠC QUAN: KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ. Cho đến bây giờ, khi nhìn lại mới thấy: “À sao hồi đó khó thế mà mình vượt qua được”...
LISTEN TO
Parenthood (Episode 33) I'm Vietnamese but my son is Australian image

Nuôi con ở Úc: Những điều trường học và xã hội Úc dạy con tôi

SBS Vietnamese

01/11/201923:54
Tình hình chung ở Úc là gia đình thiếu nhân lực, không sẵn người như ở Việt Nam. Việc gì cũng phải tự túc, đến việc bồi đắp tình cảm cho con cái với ông bà hay họ hàng cũng phải nỗ lực rất nhiều. Cao hơn thì là bồi đắp văn hóa nguồn cội cho các con.
Nhưng với tôi và gia đình, hai vợ chồng bù đắp những cái thiếu hụt đó tự nhiên lắm. Thiếu thì mình tìm cách bằng cách năng cho con trò chuyện với ông bà, nói tiếng Việt trong nhà, thường xuyên cho con đọc sách tiếng Việt, tìm hiểu về văn hóa Việt qua các trò chơi hay những chuyến thăm quê hương.

Còn lập nghiệp thì ở đâu cũng phải lập nghiệp. Cũng đều khó khăn như vậy cả. Ở Việt Nam có nhiều mối quan hệ hỗ trợ. Bên này phải tự tìm việc.

Nhưng bù lại thì lại là cơ hội để mình nghĩ xem, mình thật sự muốn gì để được làm công việc mà mình yêu thích và gắn bó với nó với tâm thế thoải mái và tận hưởng".
LISTEN TO
Nuôi con ở Úc: Chuẩn bị cho con vào tiểu học image

Nuôi con ở Úc: Chuẩn bị cho con vào tiểu học

SBS Vietnamese

06/07/202020:00
322109611_1512015335960163_8261627905968816763_n.jpg
Hà Trang hiện là giáo viên dạy tiếng Việt và kỹ năng học cho trẻ mẫu giáo và cấp một tại Úc. Cô tốt nghiệp chuyên ngành Chính trị Thế giới và Thạc sĩ Luật tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc. Credit: Hà Trang
"Cuộc sống ở bất kỳ đầu cũng có những điều thuận và không thuận, có những điều tốt và điểm tồn tại. Quan trọng là ở mình. Mỗi một xã hội như một dòng sông. Cuộc sống như một con thuyền. Chủ nhân của con thuyền phải là người chèo lái nó theo ý muốn của họ.

Dòng sông nào cũng có lúc chảy nhẹ nhàng, chậm chậm. Có có lúc nước chảy xiết. Và ngay cả những dòng sông vốn chảy từ từ, cũng có thể có lúc vì lý do gì đó mà đột nhiên nước chảy xiết dần. Quan trọng là người chèo lái con thuyền có bản lĩnh và kỹ năng chèo thuyền không."

Mời quý vị nhấn vào audio để nghe phỏng vấn.

 Đôi dòng về khách mời

Đoàn Phạm Hà Trang là mẹ của hai bé Subi và Subo, hiện sống tại Sydney.

Cô là một  có nhiều bài viết chia sẻ quan điểm nuôi dạy con cái, nhận được sự đồng cảm từ độc giả.

Hà Trang đang theo đuổi hành trình ươm mầm tiếng Việt và kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo và cấp một tại Úc. Cô tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.

Là một người mẹ di dân tại Úc, cô tin tưởng việc đồng hành cùng con, trao cho con chìa khóa của sự độc lập, tự tin đòi hỏi nỗ lực bền bỉ của cha mẹ.

Share