Môi trường được giới trẻ Úc quan tâm nhất sau sức khỏe tâm thân

Pedestrians with umbrellas are reflected in a puddle during wet weather in Melbourne, Friday, May 10, 2019. Melbourne is set for its wettest day of the year so far with 35mm or rain predicted for Friday. (AAP Image/David Crosling) NO ARCHIVING

Pedestrians in Melbourne Source: AAP

Những người Úc trẻ quan tâm đến vấn đề môi trường nhiều hơn so năm vừa rồi và hiện đứng hàng thứ nhì sau vấn đề sức khỏe tâm thần trong danh sách những vấn đề mà giới trẻ Úc bận tâm. Đó là kết quả từ hơn 25,000 người trẻ trong một cuộc khảo sát hàng năm do Mission Australia thực hiện.


Một cuộc khảo sát được thực hiện với những người trẻ trong độ tuổi vị thành niên cho thấy ba vấn đề mà khiến những người trẻ này bận tâm nhất hiện nay là sức khỏe tâm thần, vấn đề môi trường và sự phân biệt đối xử.

Đây là cuộc khảo sát lần thứ 18 của Mission Australia được thực hiện hàng năm.

Mission Australia tập trung vào giới trẻ và họ đã thu thập ý kiến của hơn 25,000 người tuổi từ 15 đến 19.

Khi được hỏi về những vấn đề quan trọng nhất ở Úc thì sức khỏe tâm thần chiếm vị trí hàng đầu với 36% người được hỏi cho rằng đây là điều mà nhiều người bận tâm hay ít ra là họ bận tâm, tiếp đến là vấn đề môi trường với 34%, vấn đề công bằng và phân biệt đối xử chiếm 24.8 %.

Giám đốc điều hành của Mission Australia, James Toomey nói rằng tỷ lệ người trẻ quan tâm đến vấn đề môi trường trong cuộc khảo sát năm nay so với năm ngoái 2018 tăng hơn 9.2%.

"Vấn đề sức khỏe tâm thần vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu của những người trẻ trong cuộc khảo sát năm ngoái và năm nay. Và chúng tôi cũng thấy nổi lên vấn đề môi trường như là mối quan tâm đứng hàng thứ hai của giới trẻ Úc ngày nay, năm ngoái nó đứng hàng thứ 8. Như vậy, nó cho thấy có một sự gia tăng đáng kể trong giới trẻ quan tâm về môi trường."

Có chưa tới 10% giới trẻ cho rằng những ý kiến của họ về vấn đề xã hội luôn được lắng nghe.

Tuy nhiên, cũng những khi nói về điều này khi nói trong giới bạn bè thì khoảng một nữa những người được hỏi trong cuộc khảo sát tin rằng ý kiến hay quan điểm của họ được chấp nhận tỷ lệ này là 45.2% và trong gia đình là 44.2%.

Ông Toomey nói kết quả cho thấy những người trẻ ở Úc đang cảm thấy mình không được lắng nghe trong xã hội.

"Họ không thấy các vấn đề liên quan đến họ được phản ánh trong các cuộc diễn ngôn trước công luận. Nhưng khi được hỏi, vậy vấn đề của họ được lắng nghe ở đâu, thì họ cũng xác định có thể ở trường học, trường TAFE và trường đại học. Họ cũng thể hiện cho thấy rằng họ không cần phải luôn được lắng nghe, hay quan điểm của họ phải luôn được tính đến. Vì vậy, điều nổi bật mà ta thấy ở đây đó là trường học là nơi đi đầu trong việc lắng nghe và đáp ứng lại với những mối quan tâm của những người trẻ."

Katie Acheson là chủ tịch của Liên minh Thanh niên Úc (Australian Youth Affairs Coalition) nói rằng, cảm giác bị bỏ ra ngoài dẫn người trẻ tới những nơi mà họ tiếng nói của họ được lắng nghe và tham gia vào các hoạt động đó như là biểu tình vì khí hậu chẳng hạn.

"Một cách nào đó những điều này nó cung cấp rất nhiều dữ liệu cho chúng ta thấy rằng có rất nhiều những người lớn Úc đã không biết được về những áp lực, căng thẳng và lo lắng mà những người trẻ Úc đang đối diện hàng ngày, đó là những vấn đề về khí hậu, về thế giới mà họ đang sống và những mối quan tâm về tương lai của chính họ."

Bà Acheson nói bà không ngạc nhiên khi vấn đề sức khỏe tâm thần và môi trường là hai chuyện khiến giới trẻ quan tâm nhiều nhất.

"Khi chúng tôi xem xét các hỗ trợ mà chúng tôi cần cung cấp cho những người trẻ tuổi, đó là chúng tôi bắt đầu giải quyết một số vấn đề lớn mà họ quan tâm. Biến đổi khí hậu là một trong số đó. Sự quan tâm của giới trẻ cũng đặt ra cho chính phủ một câu hỏi rằng quý vị có thực sự muốn hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho những người trẻ không? Tiếp đến là biến đổi khí hậu phải là một trong những vấn đề hàng đầu mà chính phủ cần giải quyết.'

Trong cuộc khảo sát năm nay câu hỏi về bắt nạt lần đầu tiên được đặt ra.

Hơn một phần năm số người được hỏi (21 phần trăm) cho biết họ đã trải qua bắt nạt trong 12 tháng qua, với 80 phần trăm (79,9 phần trăm) của những người trẻ này cho biết nó diễn ra tại trường học, trường TAFE hoặc đại học.Ba mươi bảy phần trăm (37,3%)  phụ nữ trẻ và 27,3% nam thanh niên nói rằng họ đã bị bắt nạt trực tuyến.

Ba mươi phần trăm thanh niên Thổ dân và dân đảo Torres Strait cho biết đã trải qua việc bị bắt nạt, so với thanh niên không phải là thổ dân tỷ lệ này là 20%.Ông Toomey nói rằng đây là mối quan tâm lớn.

"Trong khi một phần năm số người được hỏi nói rằng chỉ tính trong thời gian năm nay họ đã trãi qua việc bị bắt nạt, thì vấn đề này ở những người trẻ Thổ dân và dân đảo Torres Strait lên tới một phần ba. Như vậy, có một số khác biệt rất đáng chú ý giữa những kinh nghiệm mạng giữa những người trẻ Thổ dân và dân đảo Torres Strait và những người đồng trang lứa ở Úc."

Ms Acheson nói rằng tỷ lệ cao những người trẻ bản địa bị bắt nạt cần phải được can thiệp gấp để đảo ngược tình hình.

"Những gì các số liệu này đang nói cho chúng ta biết đó là họ, những người trẻ bản địa, đang bị bắt nạt một cách nhất quán, hệ trọng và có hệ thống. Nó không chỉ trong sân chơi, nó đến từ rất nhiều nơi. Đó không phải là môi trường mà bạn muốn con cái mình được nuôi dưỡng. Những thống kê này thực sự gây sốc. Chúng tôi thực sự cần phải giải quyết chúng."

Nhìn chung, những người trẻ tuổi Thổ dân và Người Đảo Torres Strait xếp hạng sức khỏe tâm thần, rượu và ma túy, và phân biệt đối xử là ba vấn đề quan trọng nhất của họ, còn môi trường họ xếp ở vị trí thứ tư.

Mission Australia đang đưa ra một số khuyến nghị:

... Đầu tư vào hỗ trợ gia đình để ngăn chặn tình trạng vô gia cư;
... Đầu tư vào các nguồn lực mới tại các trường học để chống lại bắt nạt;
... Các chương trình hỗ trợ sức khỏe tâm thần mới, tập trung vào phòng ngừa;
... Các biện pháp để giữ những người trẻ tuổi trong giáo dục và việc làm;
... Và các chính sách tập trung vào những thách thức mà những người trẻ bản địa phải đối mặt ..

Mission Australia cũng khuyến nghị nên có tiếng nói của những người trẻ tuổi đưa vào khi thảo luận các chính sách và chương trình cho những người trẻ tuổi. Bất cứ ai muốn có thông tin hoặc hỗ trợ về sức khỏe tâm thần có thể liên hệ với

Đường dây trợ giúp Trẻ em 24 giờ một ngày 1800 551 800 hoặc Lifeline vào 13 11 14.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share