Một cuộc điều tra của thượng viện khuyến nghị tăng vĩnh viễn các khoản trợ cấp

Protests over JobKeeper

Source: AAP

Một cuộc điều tra của thượng viện vừa đưa ra khuyến nghị tăng vĩnh viễn các khoản thanh toán phúc lợi sau cuộc khủng hoảng coronavirus. Hiện chính phủ đã tạm thời tăng gấp đôi trợ cấp JobSeeker, nhưng nhấn mạnh rằng sự thay đổi chỉ là tạm thời.


Sự bùng phát của coronavirus đã thúc đẩy những thay đổi mạnh mẽ đối với hệ thống phúc lợi của Úc. Tuy nhiên, một ủy ban thượng viện cảnh báo rằng khi đại dịch kết thúc thì mọi thứ không nên quay trở lại như trước. 1,5 triệu người Úc đang đề nghị được nhận hỗ trợ JobSeeker. 900.000 yêu cầu đã được xử lý trong sáu tuần qua.

Peter Whiteford là một chuyên gia về chính sách công tại Đại học Quốc gia Úc:

"Các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách có lẽ đang gặp phải một loạt các vấn đề phức tạp nhất mà chúng ta phải đối mặt trong một thời gian rất dài. Câu trả lời không đơn giản nhưng chúng tôi sẽ phải suy nghĩ lại một cách cơ bản về các giả định của một loạt các chính sách "

Hỗ trợ JobSeeker trong sáu tháng- trước đây gọi là NewStart - đã được tăng thêm 550 đô la/tuần. Và các tiêu chí đủ điều kiện hỗ trợ đã được mở rộng. Nhưng Thủ tướng Scott Morrison khẳng định việc tăng số tiền hỗ trợ chỉ là tạm thời.
Và một báo cáo mới của Thượng viện cảnh báo rằng khoản hỗ trợ 40 đô la mỗi ngày trước đây đã khiến nhiều người rơi vào cảnh nghèo đói, vô gia cư và khổ sở về tinh thần.
Thượng nghị sĩ Greens Rachel Siewert là người chủ trì cuộc điều tra:

"Chúng tôi đã nghe về việc nhiều người bỏ bữa ăn, không uống thuốc, hoặc phải lựa chọn giữa các loại thuốc mà họ dùng, bỏ bữa ăn và cho con cái họ ngưng thuốc nếu họ có con. Trong một số trường hợp, vấn đề sức khỏe rất quan trọng. Và tất cả những điều đó được chỉ ra như một rào cản để họ tìm việc làm."

Tiền hỗ trợ JobSeeker hầu như đã không tăng kể từ năm 1994. Adrianne Walters đến từ Trung tâm Luật Nhân quyền, nói rằng bản báo cáo nêu bật những gì mà người ta đã biết từ lâu. Và cô phản đối việc quay trở lại các khoản thanh toán trước kia:

"Điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên, chúng tôi đã nghe từ nhiều năm nay về việc mọi người phải đưa ra quyết định nên dành tiền để ăn hay là trả tiền thuê nhà, điều này đơn giản là không thể chấp nhận được. Vì vậy, rõ ràng là chính phủ từ lâu đã cần phải tăng tỷ lệ trợ cấp an sinh xã hội."

Liên minh Luật Nhân quyền cho rằng các khoản thanh toán phúc lợi là một mạng lưới an toàn - và nên được đặt ở mức tiêu chuẩn tối thiểu để hỗ trợ cuộc sống.

Và trong khi Thủ tướng Scott Morrison thừa nhận những thách thức kinh tế phía trước, ông nói rằng khi mối đe dọa của dịch bệnh này giảm đi, thì trọng tâm là việc đưa mọi người trở lại làm việc:

"Chúng tôi cần các chính sách định hướng tăng trưởng để vượt qua những khó khăn, đó sẽ là sự chuyển giao những gì chúng ta đã thấy từ cuộc khủng hoảng COVID-19. Điều quan trọng là khi chúng tôi chuyển sang giai đoạn khác, chúng tôi không chỉ giúp mọi người tự tin về cơ hội làm việc được mở ra, doanh nghiệp của họ mở cửa trở lại, và giúp cho các cá nhân cảm thấy tự tin vào sức khỏe của mình để có thể tham gia vào cộng đồng."

Theo Bộ Ngân khố, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tới mức 10% vào tháng Sáu. Một số nhà phân tích nói rằng tỷ lệ thực sự có thể còn cao hơn. Peter Whiteford từ đại học quốc gia Úc nói rằng các khoản thanh toán phúc lợi có thể đóng một vai trò quan trọng khi chúng ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng:

"Nước Úc có khả năng tài chính để làm được nhiều hơn đối với hệ thống an sinh xã hội. Và điều thực sự quan trọng là chúng ta phục hồi sau những tác động hiện tại của đại dịch mà không cắt giảm chi tiêu quá nhanh. Bởi vì điều đó sẽ chỉ làm cho nền kinh tế suy thoái nhiều hơn, nhiều người sẽ không thể trả nổi tiền thuê nhà, vì vậy việc hỗ trợ đầy đủ hơn thực sự rất cần thiết."

Và quý vị có thể cập nhật thông tin mới nhất về coronavirus tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tạ

Share