Một năm trôi qua kể từ khi WHO được thông báo về COVID-19

Illustration by the Centers for Disease Control and Prevention showing the coronavirus

Illustration by the Centers for Disease Control and Prevention showing the coronavirus Source: Centers for Disease Control and Prevention/AAP

Các công ty chế tạo thuốc chủng hiện chạy đua để vắc xin COVID-19 của họ được thử nghiệm và chấp thuận, trong một nỗ lực toàn cầu nhằm chế ngự đại dịch. Cũng đã một năm qua, khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới được một khoa học gia Trung Quốc thông báo về virus.


Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO ca ngợi, nỗ lực chế tạo vắc xin chưa từng có trước đây trên khắp thế giới, theo đó việc bào chế thành công vắc xin chống COVID-19 trong thời hạn dưới 1 năm.

Việc nầy diễn ra đúng 12 tháng, sau khi tổ chức y tế thế giới nầy được một nhà khoa học tại Trung Quốc, thông báo lần đầu tiên về loại virus nầy.

Các quốc gia như Âu Châu, Bắc Mỹ và Trung Đông bắt đầu chương trình chủng ngừa qui mô, nhằm bảo vệ dân chúng chống lại coronavirus.

Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus hiện đẩy mạnh việc phân phối vắc xin công bằng cho các nước.

“Việc phân phối vắc xin an toàn và hữu hiệu đã bắt đầu tại một số quốc gia, đây là thành quả tuyệt vời của khoa học".

"Điều nầy hết sức vĩ đại, thế nhưng WHO sẽ không ngồi yên cho đến khi mọi người cần đến tại các quốc gia, có thể tiếp cận với loại vắc xin mới và được bảo vệ”, Tedros Ghebreyesus.

Trong khi đó, Novavax bắt đầu việc thử nghiệm giai đoạn cuối trong việc trở thành vắc xin ứng viên cho Hoa Kỳ, sau khi đình hoãn cuộc nghiên cứu hai lần do các vấn đề trong việc chế tạo.

Có đến 30 ngàn tình nguyện viên tham gia, khi công ty Mỹ nầy tìm cách theo kịp các hãng dược phẩm khác đã được chấp nhận vắc xin của họ.

Novavax hứa hẹn cung cấp hàng triệu liều vắc xin cho một số quốc gia, trong đó có Tân Tây Lan, Hoa Kỳ và Anh quốc.

Giám đốc là ông Stanley Erck cho biết, không giống như các vắc xin khác như Pfizer-BioNTech, Novavax không cần phải giữ ở nhiệt độ siêu lạnh.

“Chúng ta có dữ kiện trong 6 tháng cho thấy vắc xin có thể được tồn trữ ở nhiệt độ thông thường của tủ lạnh, việc nầy giúp dễ dàng hơn để có thể phân phối trên toàn cầu,đó là lý do vì sao chúng tôi thiết lập các nhà máy trên khắp thế giới”, Stanley Erck.

Trong khi đó, một công ty dược phẩm Ấn Độ hy vọng, vắc xin COVID-19 do công ty AstraZeneca và đại học Oxford, sẽ được chấp thuận tại Ấn và Anh quốc trong vòng vài ngày tới.

Viện Huyết Thanh Ấn Độ cho biết, việc đăng ký vắc xin nầy, với mức hữu hiệu từ 70 đến 90 phần trăm, có thể được chấp thuận trong tháng giêng.

Giám đốc Viện là ông Adar Poonawalla cho biết, công ty đã bắt đầu chế tạo vắc xin.

"Chúng tôi có từ 40 đến 50 triệu liều đã được chế tạo và chúng tôi sản xuất thêm hàng tuần".

"Một khi chúng ta được sự chấp thuận thì tôi có thể nói trong vài ngày, việc đó tùy thuộc vào chính phủ quyết định xem họ có thể nhận bao nhiêu, nhanh chóng đến mức độ nào".

"Chúng tôi đang nói về việc đạt được ít nhất 300 triệu liều vào tháng 7 năm 2021”, Adar Poonawalla.

Được biết việc chủng ngừa tại Liên Âu đã bắt đầu một cách mạnh mẽ, khi khối nầy bắt đầu chiến dịch chủng ngừa 450 triệu người dân Âu Châu.

Đã có 8 nhân viên tại một viện dưỡng lão tại phía bắc nước Đức được tiêm chủng với 5 lần liều lượng đề nghị của vắc xin Pfizer-BioNTech và 4 người đã phải nhập viện.

Tại miền Nam nước Đức, có khoảng 1 ngàn liều đã được gởi trả lại, sau khi tìm thấy vắc xin có lẽ không được bảo quản đủ lạnh khi vận chuyển.

Người đứng đầu quận Lichtenfels là ông Christian Meissner nói rằng, nhà cầm quyền không thể liều lĩnh trong việc sử dụng vắc xin.

“BioNTech cũng nói rằng, vắc xin sẵn sàng để tiêm chủng cho mọi người, thế nhưng nói rằng ‘nó OK’ là quá yếu trong một tuyên bố về việc sử dụng vắc xin cho mọi người".

"Đó là lý do vì sao chúng tôi quyết định không dùng nó, sau khi đã suy xét cẩn thận".

"Các liều lượng nầy chúng tôi không thể loại trừ 100 phần trăm, về việc liệu chúng có được vận chuyển đúng đắn hay không và chúng tôi không muốn làm tổn hại đến lòng tin của công chúng trong toàn thể chiến dịch chủng ngừa, bằng cách sử dụng nó”, Christian Meissner.
"Một người không đeo khẩu trang che miệng và mũi, tại một nơi công cộng sẽ được xem là một vi phạm”, Cyril Ramaphosa.
Trong khi đó, Tổng Thống đắc cử Joe Biden hy vọng sẽ sử dụng luật thời chiến để gia tăng việc sản xuất vắc xin, một khi ông tuyên thệ nhậm chức vào tháng tới.

Trung tâm Phòng Ngừa và Kiểm Soát Dịch bệnh cho biết, có hơn 2 triệu người nhận được mũi chích đầu tiên, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ là 20 triệu người vào cuối tháng nầy.

Một thành viên trong lực lượng chiến thuật COVID-19 của ông Biden là bác sĩ Celine Gouder cho đài CNBC biết rằng, nước Mỹ cần tăng tốc việc thử nghiệm và phân phối vắc xin.

“Quí vị sẽ thấy ông ta viện dẫn đến Đạo luật Sản phẩm Quốc phòng, nhằm chắc chắn rằng thiết bị bảo hộ cá nhân, khả năng thử nghiệm và nguyên vật liệu cho vắc xin được sản xuất với nguồn cung cấp đầy đủ, để những bước này không bị hạn chế”, Celine Gouder.

Còn Anh quốc đã phá vỡ kỷ lục nhiễm bệnh coronavirus, khi ghi nhận có hơn 40 ngàn ca nhiễm mới trong một ngày duy nhất.

Dịch vụ Y tế tiết lộ có hơn 20 ngàn bệnh nhân hiện được chữa trị tại bệnh viện, cao hơn con số 19 ngàn người vào cao điểm của đại dịch.

Các viên chức đổ lỗi cho việc báo cáo chậm trễ trong thời gian lễ lạc, thế nhưng thừa nhận rằng sự gia tăng lây nhiễm là đáng kể.

Người đứng đầu ngành dịch vụ y tế Anh quốc, ông Simon Stevens cho biết nước Anh hiện trở lại ‘tâm bão’, ý ông muốn nói lâm vào tình thế khó khăn trở lại.

“Đôi khi, tình huống xấu nhất lại mang đến những điều tốt đẹp nhất cho mọi người".

"Chúng ta chắc chắn thấy được chuyện đó, về phần các đồng nghiệp của tôi trong các ngành y tế công cộng, các y tá và bác sĩ tuyệt vời trong những phòng chăm sóc đặc biệt, nhân viên cứu thương, các điều dưỡng viên, lao công, những người dọn dẹp vệ sinh, cùng mọi người trong toán, thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia”, Simon Stevens.

Việc nầy diễn ra khi các tin tức truyền thông cho biết, có khoảng 200 người Anh trốn thoát khỏi việc cách ly bắt buộc, tại một địa điểm trượt tuyết ở Thụy Sĩ.

Chính phủ Thụy Sĩ ra lệnh các du khách từ Anh và Nam Phi, phải cách ly trong 10 ngày, thế nhưng có tin họ trốn khỏi ngôi làng Verbier, trước khi hết hạn cách ly.

Người đứng đầu ngành du lịch tại Verbier là ông Simon Wiget nhấn mạnh, hầu hết những người nói trên về nhà một cách bất hợp pháp và cho biết, tin tức nầy gây ra tình trạng cấm kỵ với người Anh.

“Đúng là chuyện đó hết sức tiêu cực đối với những người nầy và đối với hình ảnh chung của người Anh".

"Người ta đã từng chỉ tay vào người Trung Quốc, rồi đến người Ý, sau đó là người Tây Ban Nha, các nước khác nữa".

"Vì vậy, rất tiếc đây là điều mà chúng tôi phải giải quyết kể từ khi bắt đầu đại dịch này và chúng tôi cần phải làm”, Simon Wiget.

Còn Nam Phi đã tái áp dụng các hạn chế gắt gao, một ngày sau khi đạt đến mức một triệu trường hợp xác nhận nhiễm COVID-19.

Tổng Thống Nam Phi Cyril Ramaphosa loan báo việc cấm bán rượu và gia hạn lệnh giới nghiêm ban đêm.

Ông nói rằng, bất cứ ai bắt gặp không mang khẩu trang nơi công cộng sẽ bị phạt vạ hay có thể phạt tù.

“Từ nay, việc mang khẩu trang tại nơi công cộng là điều cưỡng bách đối với mọi người".

"Một người không đeo khẩu trang che miệng và mũi, tại một nơi công cộng sẽ được xem là một vi phạm”, Cyril Ramaphosa.

Cuối cùng một ký giả người Hoa tường thuật về vụ bùng phát đầu tiên coronavirus tại Vũ Hán, đã bị án tù 4 năm.

Tòa án tại Trung Quốc tìm thấy, bà Trương Triển có tội ‘gây ra tranh cãi và tạo ra khó khăn’.

Luật sư của bà cho biết, người phụ nữ 37 tuổi bị xét xử, do bà thi hành quyền tự do ngôn luận, tại một đất nước không có tự do báo chí.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share