Tỷ lệ phân biệt đối xử vẫn ở mức cao trong các cộng đồng sắc tộc

A woman of muslim appearance looks at her mobile phone in Brisbane

Phụ nữ Hồi giáo luôn dễ chú ý với trang phục của họ Source: AAP

Khảo sát về sự hòa hợp xã hội cho thấy sự phân biệt đối xử trong nhiều cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng người Hồi giáo và Phi châu.


Một cuộc khảo sát trên 10,000 người bao gồm những người sinh ra ở Úc và người Úc gốc di cư đã cho thấy hầu hết những người tham gia vào cuộc khảo sát đều cho rằng nước Úc là một nơi đáng sống và đem lại cảm giác gắn kết.

Nhưng một báo cáo về sự hòa hợp xã hội thì lại cho thấy mức độ phân biệt đối xử với các cộng đồng Hồi giáo và Phi châu là rất cao.

Hơn một nửa số người Hồi giáo được sinh ra ở Úc tham gia khảo sát đã trả lời, mức phân biệt đối xử là khá cao trong 12 tháng qua.

Chủ tịch Hội đồng Liên đoàn Hồi giáo Úc châu, ông Keysar Trad nói ông không bất ngờ với kết quả này, và qua đó ông mong rằng những người làm chính sách sẽ xem xét cuộc khảo sát này một cách nghiêm túc.

“Rất tiếc, tôi không bất ngờ về kết quả này. Tôi cảm thấy buồn nhưng quả thực là không có gì ngạc nhiên. Chúng ta đều đã thấy mức độ phân biệt đối xử với người Hồi giáo đang gia tăng ở nhiều lĩnh vực, và riêng tôi thì tôi thực sự mong rằng kết quả khảo sát này sẽ là một sự thức tỉnh cho mọi người.”
"Tôi không bất ngờ về kết quả này. Tôi cảm thấy buồn nhưng quả thực là không có gì ngạc nhiên. Chúng ta đều đã thấy mức độ phân biệt đối xử với người Hồi giáo đang gia tăng ở nhiều lĩnh vực." Keysar Trad
Báo cáo này, được đăng trên tờ Australians Today, đã cho thấy một tỉ lệ rất lớn phụ nữ Hồi giáo có báo cáo về việc bị phân biệt đối xử, hơn 50% so với nam giới.

Ông Trad nói ông không cho rằng phụ nữ bị phân biệt đối xử có chủ đích, nhưng ông cũng nói rằng phụ nữ Hồi giáo rất dễ bị nhận ra.

“Người ta có thể biết ngay đó là một phụ nữ Hồi giáo qua cách ăn mặc. Có thể không phải ai là người Hồi giáo cũng quàng khăn, nhưng những người ăn mặc theo kiểu truyền thống thì chắc chắn là bị nhận ra.”

Các nhóm cộng đồng khác cũng cho biết họ đang phải hứng chịu sự kỳ thị.

Theo như báo cáo này, 23% người Nam Sudan nói họ không có việc làm, và 77%, tỉ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm cộng đồng của cuộc khảo sát, cho biết họ đã từng phải trải qua chuyện bị phân biệt, kỳ thị.

Người sáng lập Tổ chức Peace Initiative cho người Nam Sudan nói ông hi vọng kết quả cuộc khảo sát này sẽ được sử dụng để lập ra các chính sách chống phân biệt đối xử.

Và ông cũng nói thêm ông hi vọng những kết quả này sẽ giúp những thanh niên người Nam Sudan có việc làm.

“Số liệu khảo sát sẽ rất hữu ích trong việc cho các tổ chức thấy rằng Chính phủ có thể xem xét làm cách nào để hỗ trợ thanh niên tìm việc làm. Và đây là một trong những cách giảm thiểu những vấn đề xã hội khác.”

Niềm tin vào cảnh sát lại là một vấn đề nổi cộm khác trong báo cáo.

Chỉ có 26% người Nam Sudan tham gia khảo sát nói họ tin tưởng cảnh sát.
Theo như báo cáo này, 23% người Nam Sudan nói họ không có việc làm, và 77%, tỉ lệ cao nhất trong tất cả các nhóm cộng đồng của cuộc khảo sát, cho biết họ đã từng phải trải qua chuyện bị phân biệt, kỳ thị.
Ông Gor nói, những người nhập cư Nam Sudan thường có cái nhìn không tốt đối với cảnh sát, do đó cần phải có thêm nhiều hỗ trợ trong việc giao tiếp giữa cảnh sát và người nhập cư.

“Cộng đồng chúng tôi vẫn cảm thấy chưa có nhiều nỗ lực trong việc tạo mối liên hệ giữa cộng đồng với lực lượng cảnh sát, những người luôn phải có mặt nếu có tai nạn xảy ra. Giả dụ có tai nạn, làm sao cuộc điều tra có thể tiến hành và làm sao có đầy đủ thông tin nếu như cảnh sát không thể giao tiếp với cộng đồng. Từ đó sẽ dẫn đến thiếu sót rất lớn, và đó cũng là nguyên nhân vì sao nhiều người không tin tưởng cảnh sát.”

Trợ lý Bộ trưởng Sự vụ Đa văn hóa Zed Seselja trả lời ABC, ông nói kết quả của cuộc khảo sát này nên được sử dụng để giúp cải thiện những khó khăn mà người nhập cư Úc đã phải trải qua.

“Tôi không nghĩ những kết quả này cho thấy Úc là quốc gia phân biệt chủng tộc. Nhưng, không may, cũng như nhiều quốc gia khác, chúng ta có một số thành phần cực đoan trong cộng đồng. Và điều đó làm mọi người mất lòng tin khi gặp phải.

"Tôi hoàn toàn phản đối điều này, và đối với những ai phải trải qua chuyện bị kỳ thị, tôi tin rằng đó là cảm giác rất khó chịu và chúng ta cần phải lên tiếng chống lại điều đó. Điều tôi sẽ làm là tham gia với cộng đồng Nam Sudan để hiểu những gì họ đang phải trải qua và làm thế nào chúng ta có thể cải thiện được điều đó ở đất nước này.”

Quyền Chủ tịch Liên đoàn các Hội đồng Cộng đồng sắc tộc Úc, bà Eugenia Grammatikakis nói, bên cách những điều tích cực thì rõ ràng vẫn còn nhiều việc phải làm để cải thiện nhiều lĩnh vực.

“Bên cạnh những nỗ lực đáng kể trong việc hỗ trợ các vấn đề về đa văn hóa và tiến trình nhập cư, thì vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm, nhằm bảo đảm tất cả mọi thành viên trong cộng đồng, những người mới nhập cư, những người đang ổn định cuộc sống, và cả những người có gốc tị nạn, bảo đảm rằng họ có cảm giác là một phần trong cộng đồng và cảm thấy thuộc về cộng đồng đó.”


Share