Úc rót tiền đầu tư "khổng lồ" vào quân đội

News Bulletin 1208

An MH-60S Seahawk with Helicopter Sea Combat Squadron 85 the during Talisman Sabre exercise in July Source: AAP

Những binh lính ưu tú của Úc sẽ được vũ trang và huấn luyện tốt hơn để đối phó với các mối đe dọa an ninh, bao gồm khủng bố. Đây là kế hoạch trị giá hai tỷ đô la được thực hiện trong hai mươi năm, nhằm hiện đại hóa các lực lượng quân đội đặc biệt của Úc, trước sự gia tăng căng thẳng ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, cùng với việc quân sự hóa ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.


Thủ tướng Scott Morrison đã được một số binh sĩ thuộc lực lượng tác chiến đặc biệt của Úc gọi tắt là SAS, đưa đi tham quan doanh trại quân đội Holsworthy ở Sydney.

Ông Morrison đã tuyên bố tăng cường tài trợ ba tỷ đô la cho lực lượng quốc phòng Úc trong  chuyến thăm nơi này vào thứ Hai.

"Đây sẽ là một phần rất quan trọng trong cam kết của chúng tôi, duy nhất- lớn nhất, nhằm nâng cao năng lực của lực lượng quốc phòng kể từ Thế chiến thứ hai đến nay. Chúng ta sẽ nâng cao trình độ công nghệ, khả năng nghiên cứu và đổi mới để bảo đảm những người lính Úc được trang bị tốt nhất có thể, để đối mặt với những công việc nguy hiểm nhất".

Tiền đầu tư của chính phủ sẽ được sử dụng trong hai thập kỷ tới như là một phần của Dự án GREYFIN.

Giai đoạn một sẽ bao gồm 500 triệu đô la được sử dụng trong bốn năm và hướng tới việc trang bị áo giáp, vũ khí, thiết bị nhảy dù và thiết bị lặn.
 
Thủ tướng Scott Morrison nói rằng đây là một phần trong cam kết của chính phủ, dành 2% GDP của Úc cho lực lượng quốc phòng vào năm 2020.

"Nguồn đầu tư này nhằm bảo đảm rằng các lực lượng quân đội đặc biệt của chúng ta tiếp tục đứng đầu về khả năng phòng thủ và chiến đấu, vì các mối đe dọa luôn ở đó, các thách thức luôn hiện diện, và chúng ta phải luôn sẵn sàng đối mặt với chúng, không chỉ bây giờ mà còn trong 20 năm tới".
Đây sẽ là một phần rất quan trọng trong cam kết của chúng tôi, nhằm nâng cao năng lực của lực lượng quốc phòng kể từ Thế chiến thứ hai đến nay. Chúng ta sẽ nâng cao trình độ công nghệ, khả năng nghiên cứu và đổi mới để bảo đảm những người lính Úc được trang bị tốt nhất có thể, để đối mặt với những công việc nguy hiểm nhất.
Chính phủ cũng đang xem xét yêu cầu từ Mỹ và Anh trong việc giúp Úc giám sát Vịnh Persian Gulf và bảo vệ các chuyến hàng chở dầu, chống lại sự can thiệp của Iran vào eo biển Hormuz.

Ngoài ra sự gia tăng căng thẳng ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, cùng với việc quân sự hóa ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp cũng là điều mà Úc cần chuẩn bị.
 
Tuần trước, nghị sĩ tự do Andrew Hastie, đã kêu gọi một cách tiếp cận mới với Trung Quốc, so sánh sự trỗi dậy của Hoa lục với Đức Quốc xã.

Nghị sĩ chịu trách nhiệm về Quốc phòng của đảng Lao động, Richard Marles, đã chỉ trích các bình luận này.
 
"Thực tế là mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc rất phức tạp. Đây là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất mà đất nước chúng ta đang có, chúng ta phải làm cho đúng. Sự thịnh vượng và an ninh trong tương lai của mỗi người dân Úc sẽ được xác định bằng việc liệu chúng ta có làm đúng hay không. Hiện tại, chính phủ đang có những hành động rất bối rối và thiếu tổ chức."

Mặc dù Lao động hoan nghênh nguồn tài trợ mới, nhưng các chuyên gia như Tiến sĩ Malcolm Davis từ Viện Chính sách chiến lược Úc tin rằng việc này sẽ được coi là không đáng kể ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, nơi nhiều quốc gia đã hiện đại hóa quân đội của họ từ lâu.

"Chính phủ nhận thấy môi trường đang xấu đi. Hoạt động quân sự không chỉ liên quan đến khủng bố; mà còn về các mối đe dọa quyền lực lớn và tiềm năng như gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, việc này có khả năng xảy ra sai lầm nghiêm trọng, ví dụ như vấn đề Bán đảo Triều Tiên, nơi có một số lượng lớn người Úc ở đó. Do đó lực lượng tác chiến đặc biệt của Úc SAS phải có khả năng phát triển nhanh chóng”.
 
Nhu cầu chi tiêu nhiều hơn trong các lực lượng quân sự đặc biệt đã được nêu bật trong Bạch thư Quốc phòng 2016.

Share