New Zealand đồng ý tiếp nhận người phụ nữ có liên hệ với IS sau khi cô bị Úc tước quốc tịch

Al Hawl camp in Syria

Al Hawl camp in Syria Source: AAP

New Zealand đã đồng ý cho hồi hương một người bị cáo buộc là chiến binh IS cùng với hai con nhỏ của cô ta, ba người này đã bị giam giữ tại Thổ Nhĩ Kỳ kể từ tháng Hai đến nay.


Chính phủ New Zealand nói sẽ hồi hương một người bị cáo buộc là chiến binh IS và người này đã bị Úc tước quốc tịch.

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nói người phụ nữ và các con của cô ta bị bắt khi họ cố gắng vượt qua biên giới Syria trái phép để đi vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ chỉ định danh người phụ nữ bởi chữ cái đầu của tên bà là S-A, nhưng truyền thông New Zealand gọi tên cô ta là Suhayra Aden, khi bị bắt cô ta 26 tuổi.

Thủ tướng Jacinda Ardern nói New Zealand thực hiện trách nhiệm quốc tế và không thể tước quyền công dân của một người nếu điều đó khiến họ trở thành người vô xứ.

Khi thực hiện những kế hoạch này, chúng tôi bảo đảm là chúng tôi đã suy nghĩ kỹ lưỡng về sự an toàn và xem đó là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Chúng tôi đã làm rất nhiều việc trong vài tháng qua nhằm bảo đảm sự hồi hương được thực hiện một cách an toàn, đặc biệt lưu ý đến cộng đồng trong nước.

Quyết định xảy ra sau khi New Zealand và Úc tranh cãi là nước nào có trách nhiệm hồi hương người phụ nữ này.

Aden là người mang hai quốc tịch New Zealand và Úc, sau đó Úc đã tước quốc tịch của cô dựa theo đạo luật chống khủng bố.

Thủ tướng Scott Morrison nói quyết định của Úc dựa trên lợi ích an ninh quốc gia và Úc không muốn nhìn thấy những kẻ khủng bố hưởng lợi từ quyền công dân của mình.

Bà Ardern bảo đảm sự hồi hương của công dân Suhayra Aden là an toàn cho cộng đồng chung của New Zealand.

Nếu chúng tôi chọn không chấp nhận cho những người này hồi hương thì sẽ dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ tự chuyển vận những người này về lại New Zealand mà không đi theo một quá trình kiểm tra an ninh đặc biệt nào, và điều này là không đúng, cho sự an toàn của chúng ta hay cho bất kỳ trẻ em nào tham gia trong quá trình chuyển vận.

Suhayra Aden bị cáo buộc đã rời gia đình tại Úc vào năm 2014 để đi đến Thổ Nhĩ Kỳ, với mục tiêu gia nhập tổ chức IS tại Syria.

Sau đó được biết cô ta hối hận về quyết định của mình và cố gắng quay trở lại nhưng không thành công.

Bà Anjum Rahman, thuộc Hội đồng Phụ nữ Hồi giáo trả lời Đài Phát thanh New Zealand quyết định hồi hương người phụ nữ là quyết định đúng đắn.

Tôi hy vọng chính phủ sẽ chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ và có sự tham gia của các nguồn lực khác nhau và những chuyên môn cần thiết, nhằm bảo đảm cô ấy là một người an toàn và phải thực hiện những công việc an ninh cần thiết. Cho tới nay chúng ta biết rằng cô ta chưa được kết án với bất kỳ tội danh nào, cũng như chưa có bằng chứng nào công khai ra công chúng. Vì vậy cho tới giờ, cô ta vẫn là một công dân New Zealand đang trên đường về nước.

Có khoảng 60,000 phụ nữ và trẻ em vẫn còn bị giam giữ tại khu trại giam al-Hawl ở Syria, sau khi họ rời IS vào năm 2019, thời điểm tổ chức được gọi là Nhà nước Hồi giáo này bị sụp đổ.

Trong số bị giam giữ có hàng trăm người nước ngoài, được bảo vệ bởi Lực lượng Dân chủ Syria cho những người Kurd lãnh đạo và được Mỹ hỗ trợ.

Bà Rahman nói chính phủ New Zealand có nghĩa vụ bảo vệ người phụ nữ khi người này định cư trong cộng đồng.

Công việc của chính phủ là bảo đảm cô ta được cộng đồng ủng hộ, bảo đảm cô ta được ủng hộ về sức khoẻ tâm thần, bảo đảm chính phủ nói chuyện với trường học nơi các con của cô ta nhập học, bảo đảm những đứa trẻ không bị ảnh hưởng bất lợi.

Bà Rahman cũng cầu xin người dân New Zealand chấp nhận Suhayra Aden và các con của cô ta gia nhập vào cộng đồng, với những sự cân nhắc về an toàn đã được bảo đảm.

Chúng tôi hy vọng rằng tại bất cứ cộng đồng nào mà cô ta sống chung, thì hãy cho cô ta cơ hội làm lại cuộc đời, trở thành một phần của đất nước này, bảo đảm rằng các con của cô ta lớn lên khoẻ mạnh, được giáo dục tốt, được quan tâm chăm sóc. Đó là kết quả tốt nhất cho tất cả mọi người. Nếu cô ta càng bị áp lực nhiều hơn và các con của cô càng bị áp lực nhiều hơn, thì càng khó có thể đạt được kết quả tích cực.


Share