Nga, Anh và Đức đối phó với các ca nhiễm coronavirus gia tăng kỷ lục

A statue of Vladimir Lenin in an empty square as paid non-working days are introduced in Russia

A statue of Vladimir Lenin in an empty square as paid non-working days are introduced in Russia Source: Getty Images

Nga, Anh và Đức lại đối phó với các ca nhiễm coronavirus mới cao kỷ lục lần đầu tiên trong nhiều tháng qua. Trong khi Nga đã áp đặt các hạn chế, Anh Quốc hiện nới lỏng việc du lịch đến các quốc gia trong ‘danh sách đỏ’.


Thủ đô Moscow của Nga đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt nhất trong hơn một năm, khi số ca tử vong và lây nhiễm do đại dịch hàng ngày đạt mức cao mới.

Trong tuần qua, có hơn 250 ngàn trường hợp nhiễm coronavirus đã được ghi nhận, với hơn 7.300 trường hợp tử vong.

Ông Anton Avdeev, từ Liên đoàn Công nhân Mai Táng Nga cho biết, con số này đã khiến các nhân viên nhà tang lễ đang cố gắng thực hiện các thủ tục cho người chết một cách tôn trọng.

“Các bác sĩ trưởng tiếp tục cho người chết vào các bao rác màu đen, việc nầy gây phản ứng trong xã hội vì truyền thống của chúng ta xem người chết là một con người, chứ không phải là một con chó hay con thỏ, cũng chẳng phải một con bò chết vì bệnh, mà là một con người đúng nghĩa", Anton Avdeev.

Để làm chậm vi rút, tất cả các dịch vụ không thiết yếu ở thủ đô sẽ đóng cửa trong khoảng thời gian được gọi là "thời gian không hoạt động", bắt đầu từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 7 tháng 11.

Cho đến tuần này, các nhà chức trách đã tránh xa việc phong tỏa nghiêm trọng đã được áp dụng ở nhiều quốc gia.

Thế nhưng chỉ trong 24 giờ qua, cả nước Nga đã ghi nhận hơn 35.500 ca nhiễm mới và hơn 1 ngàn trường hợp tử vong.

“Có những khó khăn trong công việc của các công tác lớn lao như nhà xác. Không ai có thể tiên đoán virus sẽ gây ra đến mức độ như vậy trong ngành mai táng".

"Mặc dù các vùng miền phải hiểu tình hình như vậy, bởi vì ở Moscow tất cả các trường hợp đều bắt đầu sớm hơn nhiều, thế nhưng mọi người đều nghĩ rằng nó sẽ trôi vào quên lãng”, Anton Avdeev.

Được biết Nga là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu và vẫn có tỷ lệ tiêm chủng thấp, mặc dù đã phát triển một số loại vắc xin của riêng mình.

Trong khi đó, số người chết cao thứ hai trong khu vực là ở Vương quốc Anh.

Trong tuần qua, Anh đã ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất kể từ tháng Bảy.

Mặc dù vậy, nước nầy vừa thông báo rằng họ sẽ loại bỏ bảy quốc gia cuối cùng khỏi "danh sách đỏ", do coronavirus của mình.

Bộ trưởng Giao thông Grant Shapps cho biết Colombia, Cộng hòa Dominica, Ecuador, Haiti, Panama, Peru và Venezuela sẽ bị loại bỏ từ tháng 11.

“Đây là tin tức tốt đẹp cho các du khách, mọi người có thể đi từ đây đến bất cứ nơi nào mà không phải trải qua thủ tục cách ly bắt buộc, do danh sách đỏ đã giảm xuống còn con số không".

'Chúng ta có thể làm như vậy bây giờ, bởi vì việc theo dõi virus không còn là mối bận tâm của các viên chức cao cấp y tế và vì vậy điều nầy áp dụng trên toàn Vương quốc Anh”, Grant Shapps .

Những thay đổi sẽ chỉ áp dụng cho những hành khách đã được tiêm chủng đầy đủ và bất kỳ ai không được tiêm chủng, sẽ vẫn phải thực hiện các xét nghiệm và hoàn thành kiểm dịch.

Anh cũng sẽ công nhận việc tiêm chủng coronavirus cho nhiều quốc gia hơn.

"Tin vui thực sự là hôm nay, ngoài việc không có quốc gia nào trong danh sách đỏ, không có kiểm dịch nữa vào lúc này, chúng tôi cũng có 30 quốc gia khác mà chúng tôi sẽ công nhận chương trình vắc xin của họ một cách hiệu quả".

'Vì vậy, từ những quốc gia bổ sung đó, mọi người sẽ có thể đến đây".

'Điều đó có nghĩa là có hơn 135 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, nơi chúng tôi công nhận chứng nhận của họ với những người được tiêm chủng đầy đủ".

'Một lần nữa thêm một tin vui cho lãnh vực du lịch và chúng ta hãy đối mặt với nó, đây là tin tức hàng đầu của cuộc khủng hoảng này trong năm rưỡi qua”, Grant Shapps.
“Một điều chắn chắn đối với chúng tôi và tôi muốn nói rõ rằng, sẽ không còn chuyện đóng cửa trường học, phong tỏa hay giới nghiêm nữa, khi các biện pháp nầy không còn thích hợp trong tình hình hiện tại. Đó là lý do vì sao chúng tôi sẽ dỡ bỏ các luật lệ, hiện vẫn còn là luật tại đây”, Dirk Wiese.
Tại Đức, số ca nhiễm đã tăng mạnh nhất trong hai tuần, với hơn 28.000 ca nhiễm mới.

Thế nhưng quốc hội Đức tuyên bố, sẽ không kéo dài "tình hình dịch bệnh trên phạm vi quốc gia" khi nó hết hạn vào tháng tới.

Ba đảng chính trị đang đàm phán để thành lập chính phủ kế tiếp cho biết, họ không ủng hộ tình trạng hết hiệu lực khẩn cấp.

Ông Dirk Wiese là Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội thuộc Nhóm Nghị sĩ Đức.

“Một điều chắn chắn đối với chúng tôi và tôi muốn nói rõ rằng, sẽ không còn chuyện đóng cửa trường học, phong tỏa hay giới nghiêm nữa, khi các biện pháp nầy không còn thích hợp trong tình hình hiện tại".

'Đó là lý do vì sao chúng tôi sẽ dỡ bỏ các luật lệ, hiện vẫn còn là luật tại đây”, Dirk Wiese.

Họ cho biết tình hình nói chung đã thay đổi, do thực tế là khoảng 2 phần 3 dân số hiện đã được tiêm chủng và nói thêm rằng trong khi đại dịch vẫn cần được đối phó một cách có trách nhiệm, thì các hạn chế về quyền công dân cần được giảm bớt.

Để biết được các dịch vụ và hỗ trợ hiện có bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/vietnamese.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share