Người khuyết tật Úc lao đao trong cơn bão COVID-19

Visa rule changes open door to temporary visa applicants with a disability or health condition

Source: SBS

Những người ủng hộ người khuyết tật đang cầu xin chính phủ đưa ra những hướng dẫn rõ ràng hơn về cách họ bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên trong đại dịch coronavirus.


Jerrah, 14 tuổi, tiếp tục đến trường như những đứa trẻ khác cùng tuổi, mặc dù tỷ lệ nhiễm coronavirus tăng nhanh trên khắp nước Úc.

Việc em bị khuyết tật trí tuệ và hệ thống miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng có nghĩa là nguy cơ em tiếp xúc với virus COVID-19 lớn hơn so với hầu hết các bạn đồng trang lứa

Mẹ của em, Jess Stevens, nói rằng nếu em bị nhiễm COVID-19, cuộc sống sẽ trở nên hết sức khó khăn.

"Nếu con tôi nhiễm virus, thằng bé chắc chắn sẽ phải vào bệnh viện, khoachăm sóc đặc biệt. Đó là khoảng thời gian khá đáng sợ đối với chúng tôi."

Các biện pháp  khẩn cấp và hạn chế giao tiếp xã hội đã được thực hiện khi số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận ở New South Wales, tiểu bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, vượt qua con số 200 vụ.

Khi các nhà chức trách vẫn đang nỗ lực đấu tranh với dịch bệnh, những người Úc, không chỉ từ những người có thân nhân hoặc đang chăm sóc người khuyết tật cảm thấy bối rối.

Những người ủng hộ người khuyết tật đã khảo sát 200 gia đình, phát hiện ra 9 trên 10 người được hỏi lo lắng về cách chính phủ có thể bảo vệ cho các gia đình nghèo khó.
Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Liên bang cân nhắc để có các nỗ lực đưa người khuyết tật và những người chăm sóc cho họ vào kế hoạch quốc gia.
Mẹ của Jerrah cũng đang vật lộn vì tình trạng mua hàng tích trữ trong hoảng loạn, đây cũng là mối lo ngại của khoảng 15% được khảo sát,  tuyên bố rằng họ không thể mua thuốc cho những người thân đang bị bệnh.

"Chúng tôi có nhân viên hỗ trợ mua giùm gelrửa tay khổ, chúng tôi đang sử dụng khăn lau hàng ngày cho bé Jerrah. Đây là những thứ mà chúng tôi không thể mua được."

Một phần ba các gia đình có nhân viên hỗ trợ hoặc nhận trợ giúp từ các dịch vụ NDIS bị hủy do coronavirus.

38% khác đã mất thu nhập hoặc không thể làm việc.

Nếu các trường học đóng cửa, cô Stevens nói rằng việc chăm sóc liên tục choa đứa con khuyết tật không phải là một lựa chọn tối ưu cho gia đình.

Việc cô phải làm các công việc lặt vặt hàng ngày, như mua sắm đồ tạp hóa, đồng nghĩa với việc để Jerrah một mình và ảnh hưởng đến sự an toàn của em.

Mary Sayers là giám đốc điều hạnh của Tổ chức của Trẻ em và Thanh thiếu niên Khuyết tật Úc (Children and Young People with Disability Australia).

Bà nói rằng các biện pháp từ các siêu thị để hỗ trợ người yếu thế là một bước đi đúng hướng, nhưng vẫn chưa đủ.

"Thông điệp chính là các gia đình không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ. Chúng ta sẽ hiểu thêm về điều này khi chúng ta làm việc với họ. Chúng ta chỉ cần bảo đảm rằng tất cả chúng ta sẽ làm việc với nhau và phản ứng nhanh chóng. Những vấn đề này đang leo thang chóng mặt. Nếu các trường học đóng cửa, bước tiếp theo là gì? "

Cựu lãnh đạo đảng Lao động Bill Shorten nói rằng chính phủ cần phải hành động ngay.

“Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Liên bang cân nhắc để có các nỗ lực đưa người khuyết tật và những người chăm sóc  cho họ vào kế hoạch quốc gia. Người khuyết tật và người chăm sóc họ cần đặc biệt được quan tâm. Đây là nhóm dễ bị tổn thương, cùng với những người Úc lớn tuổivà những người mắc bệnh từ trước, những người có nguy cơ cao nhất với coronavirus và sự lây lan của nó."

Bộ trưởng Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Quốc gia, Stuart Robert, nói rằng các gia đình, người chăm sóc và nhà cung cấp sẽ được chỉ dẫn rõ ràng nếu các dịch vụ bị gián đoạn.

Thông tin cập nhật nhất có sẵn trên trang web của Bộ Y tế.


Share