Người Úc gốc Afghanistan kêu gọi chính phủ tăng mức visa nhân đạo

Sydney resident Zaki Haidari rings his family in Kabul every few hours

Sydney resident Zaki Haidari rings his family in Kabul every few hours Source: SBS

Những người Úc gốc Afghanistan đang lo ngại rằng những người thân yêu của họ đang gặp nguy hiểm tính mạng ở Afghanistan sẽ không được chấp nhận vào chương trình cấp visa tị nạn của Úc.


Hơn 100.000 công dân Afghanistan đã nộp đơn xin thị thực nhân đạo, họ đang cố gắng chạy trốn sang Úc sau khi Kabul thất thủ và rơi vào tay Taliban vào tháng 8.

Nhưng chỉ có khoảng 3.000 chỗ trong chương trình nhân đạo của chính phủ Liên bang dành cho người Afghanistan. Do đó viễn cảnh bị từ chối hàng loạt là điều sắp xảy ra.

Mới đây trong cuộc Điều tra của Thượng viện về sự tham gia của Úc tại Afghanistan, viên chức Bộ Nội vụ, David Wilden, xác nhận rằng bộ phận của ông đã quá tải với quá nhiều đơn đăng ký.

"Chúng tôi có 26.000 đơn đăng ký. Có rất nhiều người cần được bảo vệ trên khắp thế giới và Afghanistan là nơi chúng tôi đang đặt ưu tiên."

Nhiều người Úc gốc Afghanistan đang lo sợ những người thân yêu của họ bị mắc kẹt.

Một cư dân ở Sydney, Zaki Haidari gọi điện cho gia đình mình ở Kabul vài giờ một lần để kiểm tra xem họ có ổn không. Anh lo lắng cho sự an toàn của họ dưới sự cai trị mới của Taliban, những kẻ từng bức hại người thiểu số Hazara trong quá khứ.

"Hiện tại gia đình tôi đang bị giam giữ trong nhà, họ không thể rời khỏi nhà vì nhiều rủi ro có thể xảy ra với họ nếu họ ra ngoài."

Nhưng mối lo ngại của Zaki càng trở nên tồi tệ hơn, khi anh cho rằng gia đình mình không được cấp visa vì không có đủ chỗ cho nhu cầu quá cao.

"Nếu tôi nhận được thư từ chối, tôi không biết sẽ phản ứng như thế nào. Qủa thật băn khoăn và lo lắng. Tôi không biết làm thế nào để có thể gửi tin nhắn đó cho mẹ tôi và nói rằng hồ sơ xin tị nạn của họ không được chấp thuận."

Các đại diện cộng đồng Afghanistan, như Sitarah Mohammadi hiện đang kêu gọi chính phủ Úc tăng mức phân bổ lên thêm 20.000 hồ sơ, để phù hợp với cam kết của một số quốc gia khác.
Sẽ có rất nhiều người bị bỏ lại, những người cần sự bảo vệ khẩn cấp của chúng ta. Tôi cảm thấy vô cùng lo lắng cho những người sẽ không được cứu xét.
Sarah Dale, từ Cơ quan Tư vấn Người tị nạn và giúp đõ tìm việc làm (RACS) là một người ủng hộ khác đang lên tiếng với hy vọng rằng chính phủ sẽ tăng số lượng người được nhận visa tị nạn.

"3000 visa nhân đạo do Chính phủ Úc cung cấp là con số hoàn toàn ảm đạm. Nếu chúng ta muốn thực hiện đúng 20 năm đã hứa với người dân Afghanistan, thì hôm nay Úc nên cam kết thực hiện 20.000 người được quyền tị nạn".

Ủy ban Thượng viện về sự can dự của Úc tại Afghanistan cũng xác nhận rằng ít nhất 286 công dân và thường trú nhân Úc đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ Chính phủ Liên bang vẫn còn mắc kẹt trong nước.

Con số này dựa trên những cá nhân đã đăng ký trực tiếp với Sở Ngoại vụ.

Chính phủ Úc trước đây đã tránh cung cấp ước tính về những người ở Afghanistan đang tìm cách đến Úc, với lý do lo ngại về an ninh.

Tuy nhiên, điều này là nguyên nhân của một cuộc trao đổi nảy lửa trong phiên điều trần ngày hôm qua giữa phát ngôn nhân đối ngoại của Lao động Penny Wong và David Wilden.

"Tôi không nhận được câu trả lời, hiện tại tôi đã giao cho Thượng nghị sĩ Payne với yêu cầu lịch sự là hãy đưa ra lời giải đáp. Tại sao họ không thể nói với người dân Úc chúng ta đã bỏ lại bao nhiêu người. Các công thậm chí không thể đưa ra một con số ước tính? "

Bộ trưởng Di trú đến nay vẫn chưa đưa ra bình luận, nhưng chính phủ đã nhấn mạnh việc phân bổ hàng năm hiện tại là mức sàn, không phải mức trần.

Thủ tướng sẽ có cuộc gặp gỡ quốc tế với các nhà lãnh đạo G20 để thảo luận về tình hình ở Afghanistan.

Điều này chẳng mấy an ủi với những người như Zaki, người cảm thấy thời gian không còn nhiều.

Anh đang hồi hộp chờ đợi email từ Bộ Nội vụ mỗi ngày và lo sợ về điều tồi tệ nhất.

"Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra với họ. Nỗi sợ hãi của tôi tăng lên hàng ngày với những gì Taliban đang làm với mọi người nói chung, và nói riêng ở Hazaras".


 


Share