Nguyên nhân tật cà lăm có thể từ gene di truyền

Teachers identified Sian Williams with stutter problem early in life

Teachers identified Sian Williams with stutter problem early in life. Source: SBS

Cứ 100 người lớn ở Úc thì có một người bị cà lăm hay còn gọi là nói lắp và cà lăm là một tật về rối loạn về phát âm mà đến bây giờ vẫn chưa rõ nguyên nhân. Nghiên cứu đang tiến hành về tật cà lâm đucợ thực hiện cùng lúc ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Úc tìm hiểu xem liệu di truyền từ có phải là tât cả nguyên nhân cho vấn đề này.


Cô gái 20 tuổi Sian Williams là một người bị tật cà lâm và cô chịu đựng nỗi khổ này đã nhiều năm nay.

"Tôi chỉ mmuốn về nhà. Tôi chỉ muốn kkhóc hết nước mắt xin Chúa hãy lấy đi gigiọng nói của tôi hoàn toàn. Tôi ghghét tiếng nói của mình."

Và cũng đã nhiều năm liền mẹ của em bà Azelene băn khoăn không biết nguyên nhân chính của cái tật cà lăm ở con gái mình là từ đâu.

"Là mẹ nên tôi biết là con mình từ nhỏ đến lớn chỉ sống trong gia đình, chưa từng vấp phải những khủng hoảng bi kịch hay bất hạnh nào trong đời để ảnh hưởng tâm lý của cháu khiến cháu nói lăp hay cà lăm. Vì vậy mà tôi không biết cái tật này ở đâu ra, do đâu mà có. Tôi nghĩ hẳn là phải từ di truyền trong gia đình, tôi chỉ đoán vậy chứ không biết chắc chắn."

Một cuộc nghiên cứu toàn cầu có sự tham gia của những chuyên gia của Úc đang tìm kiếm liệu có phải genes di truyền là nguyên nhân gây nên tật cà lâm ở một số người.

Giáo sư Angela Morgan từ Viện Nghiên Cứu Trẻ em Murdoch - Murdoch Children’s Research Institute nói có những bằng chứng cho thấy genes di truyền đóng một vai trò trong vấn đề này.

"Cho đến bây giờ thì chúng tôi biết rằng 70% những người có tật nói lắp là họ có tiền sử gia đình có người nói lắp. Chúng tôi cũng biết rằng đã có bốn gen đơn được xác định có liên quan đến tật nói lắp."

Con trai có khuynh hướng bị tật cà lăm nhiều hơn con gái đến 5 lần.

"Tật nói lắp thực sự nhìn thấy được ở trẻ ở độ tuổi mẫu giáo là 1 trong 10 . Tức 10 trẻ thì có 1 trẻ nói lắp. Nhưng chúng tôi biết có khoảng 80% trẻ em vượt qua được khuyết tật này, bât kể là có hay không có điều trị. Và phần còn lại thì vẫn tiếp tục bị tật nói lắp đeo đuổi dai dẳng về sau."

Trưởng nhóm nghiên cứu chính - Giáo sư Melanie Bahlo từ Viện nghiên cứu y khoa Walter và Eliza Hall - cho biết hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ngôn ngữ có thể dẫn đến các phương pháp điều trị được cải thiện.

"Để có được liệu pháp tốt hơn theo từng trường hợp bênh nhân thì bạn thực sự cần biết cơ sở di truyền của chứng rối loạn này. Do vậy mà chúng tôi phải tìm hiểu xem các gen nào là nguyên nhân gây nên tật cà lăm."

Các nhà nghiên cứu mong muốn có được khoản 3,000 người Úc tuổi từ 7 trở lên có tật nói cà lăm tham gia vào cuộc nghiên cứu.

Những người tham gia này là tự nguyện và sẽ trả lời các câu hỏi trong bản khảo sát trực tuyến, ghi âm một đoạn nói chuyện của họ và cung cấp một mẩu nước bọt để phân tích về gene di truyền DNA.

Cho đến nay đã có 600 người đăng ký tham gia.

Hiệp hội Phát âm Dễ dàng Úc - Australian Speak Easy Association ủng hộ những người có tật cà lăm.

Chủ tịch hiệp hội chi nhánh Victoria, Sophie Hatcher hoan nghênh cuộc nghiên cứu này.

"Tôi muốn thấy nhiều người tham gia vào cuộc nghiên cứu này. Bởi vì nếu nó có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của những người nói lắp thì tôi nghĩ rằng nó đã làm một công trình tuyệt vời có ích cho người."

Sian Williams không trông đợi có một thần dược cho chứng nói lắp của cô.

Mẹ cô nói rằng họ chỉ muốn biết nguyên nhân của tật nói lắp của con gái là khởi nguồn Từ đâu.

"Thật sự là không phải là chúng tôi tìm kiếm hay trông đợi sẽ có một phương pháp chữa trị cho chứng nói lắp ở con tôi. Phải nói là cháu là một cá thể đặc biệt. Nhưng với gia đình chúng tôi, sẽ rât thú vị nếu chúng tôi biết việc nói lắp bắt nguồn từ đâu."

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share