Nhiều bệnh nhân COVID-19 tại Ấn Độ chết vì thiếu dưỡng khí do đường ống dẫn bị rò rỉ

Medical oxygen cylinders at a charging station in New Delhi

Medical oxygen cylinders at a charging station in New Delhi Source: AAP

Có ít nhất 22 bệnh nhân COVID-19 chết tại một bệnh viện ở Ấn Độ, sau khi thiếu dưỡng khí cung cấp do ống dẫn bị rò rỉ. Các viên chức cho biết chẳng có dưỡng khí cung cấp cho các máy thở trong khoảng 30 phút. Tai nạn nầy xảy ra trong cùng ngày, Ấn Độ ghi nhận có hơn 265 trường hợp nhiễm bệnh mới.


Tai nạn xảy ra tại thành phố Nashik, khi một bình ga được châm đầy tại một kho chứa ở một bệnh viện.

Người ta không rõ tai nạn xảy ra như thế nào và tại sao nguồn cung cấp dưỡng khí lại bị cắt đứt, vốn dẫn đến các máy thở cho các bệnh nhân.

Người phụ nữ đau buồn nầy cho biết, mẹ của bà chết đi trong đau đớn.

“Mẹ tôi đã chết vì không có dưỡng khí để thở, bà chết trong đau đớn".

"Bà ở đây trong 5 ngày qua và đã hồi phục, thế nhưng chẳng có dưỡng khí nên bà không thở được rồi ra đi, mọi người trong phòng đều chết cả”, một phụ nữ Ấn Độ.

Được biết thủ đô Tân Đề Li của Ấn Độ ghi nhận có hơn 28 ngàn ca nhiễm mới, trong khi con số hàng ngày trên cả nước đạt mức 295 ngàn trường hợp, sau 7 ngày liên tiếp có mức nhiễm bệnh trên 200 ngàn người.

Trong khi đó tại Hoa Kỳ, có 200 triệu người đã nhận được chủng ngừa, trong 92 ngày đầu tiên của chính phủ Biden.

Nay nhu cầu chủng ngừa giảm bớt, nên các doanh nghiệp hiện được đề nghị giảm thuế để các nhân viên có thể nghỉ có lương, hầu có thời giờ đi tiêm chủng.

Được biết có 43 phần trăm người lớn đi làm tại Mỹ, đã nhận được ít nhất là một mũi tiêm chủng.

Tổng Thống Joe Biden cho biết, ông không muốn bất cứ ai không tiêm chủng, chỉ vì họ cảm thấy thiếu điều kiện thuận lợi.

“Một điều quan ngại tôi nghe được từ rất nhiều người Mỹ, là họ chẳng có giờ nghỉ để đi chủng ngừa, hoặc mất một ngày công lao động bởi vì họ cảm thấy bị phản ứng nhẹ sau khi tiêm chủng".

"Vì vậy hôm nay tôi loan báo một chương trình, đề cập đến việc đó trên toàn quốc".

"Tôi kêu gọi mọi chủ nhân lớn hay nhỏ tại mỗi tiểu bang, hãy cho phép công nhân có giờ được nghỉ để đi chủng ngừa, vào bất cứ giờ giấc nào họ cần đến và được hưởng lương, nếu họ cảm thấy không khỏe sau khi tiêm chủng".

"Không có người dân Mỹ nào mất đi một đô la trong tiền lương, chỉ vì họ chọn cách làm tròn bổn phận yêu nước qua việc tiêm chủng”, Joe Biden.
"Quí vị chẳng cần phải lên trang mạng, cũng không cần phải điện thoại trước, chẳng cần làm gì cả mà chỉ cần có mặt tại địa điểm chủng ngừa nếu quí vị trên 60 tuổi và họ sẽ tiêm chủng cho quí vị”, Andrew Cuomo.
Tại tiểu bang Nữu Ước, bất cứ ai trên 60 tuổi có thể nhận được tiêm chủng tại các địa điểm chủng ngừa qui mô, mà không cần phải hẹn trước.

Thống Đốc Andrew Cuomo cho biết, các sắp xếp đã được thực hiện để tạo điều kiện dễ dàng cho mọi người tiêm chủng.

“Hãy đi vào chỗ tiêm chủng, rồi họ sẽ chích cho quí vị".

"Quí vị chẳng cần phải lên trang mạng, cũng không cần phải điện thoại trước, chẳng cần làm gì cả mà chỉ cần có mặt tại địa điểm chủng ngừa nếu quí vị trên 60 tuổi và họ sẽ tiêm chủng cho quí vị”, Andrew Cuomo.

Còn những người trên 50 tuổi có thể đến các địa điểm chủng ngừa do thành phố điều hành, kể từ thứ sáu vừa qua.

Trong khi đó tại Đức, đã có phản ứng lẫn lộn đối với một dự luật mới, theo đó áp đặt các hạn chế đồng nhất tại các khu vực mà virus lây nhiễm quá nhanh chóng.

Dự luật có tên là ‘chiếc thắng khẩn cấp’, được đề ra nhằm chấm dứt các biện pháp chắp vá, vốn áp dụng tại 16 tiểu bang ở Đức.

Nếu dự luật nói trên được chấp thuận, lệnh giới nghiêm sẽ được áp đặt từ 10 giờ đêm đến 5 giờ sáng, thực hiện việc giãn cách xã hội, các cơ sở giải trí và thể thao bị đóng cửa, cũng như việc đến mua sắm tại các cửa hàng bị hạn chế.

Các biện pháp nói trên sẽ được áp dụng tại các khu vực nào, mà hàng tuần có hơn 100 ca nhiễm trên 100 ngàn dân.

Trong khi đó, Thủ Tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez loan báo, có từ 5 đến 10 phần trăm vắc xin chống coronavirus, sẽ được hiến tặng cho châu Mỹ La Tinh, số lượng dự trù khoảng 7,5 triệu liều vắc xin.

Được biết Mỹ Châu La Tinh hiện gánh chịu đại dịch, theo một cách thức khác nhau.

Với dân số là 640 triệu người chiếm khoảng 8 phần trăm dân số thế giới, thế nhưng vùng nầy lại có gần 30 phần trăm số tử vong, được xác nhận do COVID-19 trên toàn cầu.

Trong khi đó tại Nhật Bản, những chiếc vé tham dự Thế Vận Hội Tokyo có thể không biết được tương lai ra sao, cho đến vài tuần lễ trước khi Thế Vận Hội khai mạc, mới biết được người giữ vé có được tham dự trên các khán đài hay không.

Được biết các khán giả hâm mộ ở ngoại quốc đã bị ngăn cấm và nay Ủy ban Tổ chức cho biết, một quyết định về khả năng của các khán đài, hoặc có thể không có khán giả nào được tham dự, hay các nơi tranh tài bị bỏ trống, chuyện nầy chỉ có thể quyết định cho đến tháng 6.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng ngôn ngữ của quí vị, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share