'Thật hoang đường khi cho rằng người tỵ nạn lấy mất việc của dân Úc"

Fablice Manirakiza performing at Assumption College in Victoria

Fablice Manirakiza performing at Assumption College in Victoria Source: SBS

Một ca sĩ tỵ nạn hát nhạc rap từ quốc gia Burundi ở Phi châu nói rằng quả là một chuyện hoang đường khi cho rằng người tỵ nạn lấy đi công việc của những người thất nghiệp tại Úc.


Là một chiến sĩ trẻ em, anh nầy lên tiếng chống lại những tình cảm chống di dân khi mở ra một khóa huấn luyện cho các học sinh tại trường học ở Úc.

“Đó là những gì xảy ra khi tôi còn bé tí, mẹ tôi mang thực phẩm về để cho chúng tôi khỏi đói." 

"Chúng tôi chỉ có một bữa ăn mỗi ngày mà thôi, chỉ qua việc hành khất thì quả cuộc đời quá tệ hại".

"Tôi thường kiếm được 5 đô la trong 2 tuần lễ và tôi là một con người vất vả trên các đường phố ở Burundi”, Fablice Manirakiza.

Âm nhạc là nền tảng để anh chàng nhạc sĩ nầy chia xẻ câu chuyện tuyệt vời về sự sống sót và rồi vươn lên của anh.

Fablice Manirakiza 26 tuổi đến Úc với tư cách một người tỵ nạn hồi năm 2007, lúc đó anh chẳng nói được một tiếng Anh nào cả.

Hơn một thập niên sau, anh nhận được một số giải thưởng cho những đóng góp từ đất nước mà anh nhận là quê hương, trong đó có Hội đồng Úc châu.

Trong một khóa huấn luyện về tương tác tại trường Cao đẳng Assumption ở tiểu bang Victoria, anh cho các sinh viên biết rằng, chính kỹ thuật mới có lỗi trong việc các công việc bi mất đi, khi kể ra các thí dụ về việc tự kiểm tra hàng hóa, ở lối ra tại các siêu thị.

“Chính máy móc của quí vị hiện lấy mất công việc, vì vậy có đôi chút lẩn lộn tại đây và có nhiều điều sai lạc, mà chúng ta phải xem xét xa hơn những gì chúng ta thấy".

"Là những người trẻ, chúng ta phải nhìn xa trông rộng, hiện nay quí vị oán ghét những điều mà chúng tôi không biết chuyện đó đang xảy ra”, Fablice Manirakiza.

Đó là một nhận xét đã được một học sinh lớp 12 là Alysha Literski nhắc đến, khi cô nghi ngờ những người cáo buộc người tỵ nạn đã lấy mất công việc, do chính họ chẳng chịu đi tìm việc làm chi cả.

“Vâng chúng ta luôn nghe chuyện về những người không muốn người tỵ nạn vào một quốc gia, bởi vì họ cho rằng không đủ công việc tại đây, thế nhưng rất nhiều lần những người tỵ nạn cố gắng tìm cách thoát ra khỏi một tình trạng tệ hại".

"Họ tìm kiếm công việc cũng như những người Úc khác, mà những người nầy thường cho rằng công việc bị lấy mất, trong khi chính họ là những người chỉ ngồi quanh chẳng làm gì và chẳng cố gắng tìm việc".

"Đó không phải là người tỵ nạn lấy công việc, họ muốn làm việc và có quyền làm việc”, Alysha Literski.
"Quí vị nghe nhiều câu chuyện về vụ diệt chủng Rwanda và những chuyện như vậy, thế nhưng quí vị không bao giờ thực sự hiểu biết chính xác về những vụ đó, cho đến khi quí vị thực sự nghe được một số người kể lại các câu chuyện hết sức thương tâm như vậy”, Rowan Conroy.
Trong buổi thuyết giảng, anh Fablice Manirakiza dùng chính câu chuyện tỵ nạn của mình để thuyết phục các khán giả trẻ rằng, chính họ cũng có thể làm chủ cho tương lai của chính mình.

“Tôi mất hết cha mẹ khi mới được 8 tuổi và tôi phải đối diện với bao thử thách trong một thế giới thứ ba, thế nhưng tôi vẫn tìm cách để được như ngày hôm nay, hầu chia xẻ câu chuyện đời tôi và hy vọng sẽ tạo nên những tác động đến quí vị".

"Vì vậy tôi nói với những người nghe là ‘nếu quí vị nghĩ là tôi đang thay đổi thế giới, thì tại sao quí vị không thể làm được”, Fablice Manirakiza.

Anh nhấn mạnh rằng, sự tự tin là chìa khóa giúp anh sống sót và tạo dựng nên cuộc sống mới tại Úc.

“Tôi muốn mỗi người trẻ hiểu rằng, mọi người đều có khả năng thay đổi cả thế giới, đặc biệt những người sống trong một quốc gia như nước Úc".

"Tại đất nước nầy quí vị có thể làm bất cứ điều gì mình muốn, quí vị có sự tự do, có quyền cất lên tiếng nói để tạo ra những ảnh hưởng đáng kể”, Fablice Manirakiza.

Còn học sinh Daniel Parkinson cho biết, anh cảm ơn những điều nghe được từ Fablice khi giải thích rằng, những hành động nhỏ bé cũng có thể tạo nên những phản ứng dây chuyền về sau.

“Đó thực sự là chuyện tốt khi bàn đến, bởi vì nó cho mọi người biết rằng quí vị không phải đi ra ngoài và làm những chuyện vĩ đại lớn lao".

"Quí vị chỉ làm những chuyện nhỏ thôi, chẳng hạn như nhặt rác hay tỏ ra tử tế với người khác, vốn là những chuyện tạo ra các ảnh hưởng dây chuyền và nó sẽ trở thành lớn lao hơn để thay đổi cả thế giới”, Daniel Parkinson.

Còn một học sinh bạn là Rowan Conroy cho rằng, nghe được trực tiếp về quãng đời tại một đất nước bị chiến tranh tàn phá, quả là việc mở rộng tầm nhìn.

“Chúng ta cảm thấy rất an toàn tại nước Úc nầy và dường như chúng ta nghe các câu chuyện hết sức khủng khiếp chỉ diễn ra tại các nước khác, ở Trung đông hay Phi châu".

"Quí vị nghe nhiều câu chuyện về vụ diệt chủng Rwanda và những chuyện như vậy, thế nhưng quí vị không bao giờ thực sự hiểu biết chính xác về những vụ đó, cho đến khi quí vị thực sự nghe được một số người kể lại các câu chuyện hết sức thương tâm như vậy”, Rowan Conroy.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share