Bị giết chỉ vì là đồng tính?

 Superintendent Tony Crandell

Superintendent Tony Crandell Source: SBS

Trong hai thập niên 70 và 90, tại NSW có đến 30 vụ tử vong bí ẩn bị nghi có lý do thù ghét người đồng tính.


Không tìm được hồ sơ vì sai lỗi chính tả

 

Năm 1986, cảnh sát đã phê trong hồ sơ về cái chết của một người tên "William Rudney" vắn tắt trong bốn dòng, nguyên văn "Không có hồ sơ pháp y về cái chết của một người có tên này."
Không có là phải, bởi vì tên của người chết là Rooney,R-0-0-n-e-y chứ không phải Rudney - và thực sự, cảnh sát có trong tủ hồ sơ các báo cáo pháp y về một nạn nhân tên William Rooney.
Lỗi chính tả tai hại này khiến họ bỏ qua những nghi ngờ của các thám tử khi cảnh sát cho là nạn nhân Whiliam Rooney qua đời vì say rượu té ngã trong một đường hẻm ở Wollongong.
Thay vào đó, các thám tử nghi Rooney bị một tay bạo dâm khét tiếng sát hại.
Chính tên này sau đó bị cáo buộc hãm hiếp 12 người đàn ông cả đồng tính lẫn dị tính trong đó có một nạn nhân đồng tính nhớ lại cảm giác kinh hoàng khi bị kẻ tấn công đe dọa:
"Tao sẽ giết mày giống như đã giết mấy thằng lại cái khác trong đường hẻm"
"Tao sẽ giết mày giống như đã giết mấy thằng lại cái khác trong đường hẻm"

Ba mươi năm đã trôi qua, nhưng cách làm việc phạm nhiều sai sót của cảnh sát vẫn xoáy vào nỗi đau của Wayne Davis, người bạn tình của người đã khuất William Rooney.
Davis, một cựu giáo viên trường TAFE khăng khăng cho rằng người yêu của mình bị sát hại chỉ vì một tội: anh là người đồng tính nam.
Ông Davis nói với SBS

"Chẳng nghi ngờ gì nữa, tại là gay nên cảnh sát xếp xó vụ của Bill, cho là chết vì tai nạn. Đúng ra cảnh sát phải điều tra tới nơi tới chốn mới phải chớ?"
Ông Davis kinh ngạc khi biết ngay cả cảnh sát hiện không thể tìm thấy hồ sơ cái chết của Rooney, nói rằng chỉ thấy có đăng tải trên báo chí.
Không chỉ người yêu của kẻ xấu số kinh ngạc, nhửng sai sót ban đầu cũng gây sốc cho ông Tony Crandell,  chỉ huy trưởng cảnh sát Surry Hills, một vùng nội ô Sydney.
"Đương nhiên là đáng báo động. Chết người cơ mà? Và chính vụ này gây nhiều thách đố cho các nhà điều tra, với rất nhiều trách nhiệm để bảo đảm rằng phải thực hiện điều tra kỹ lưỡng".
Chỉ huy trưởng cảnh sát Crandell đang xem xét 88 trường hợp tử vong từ những năm 1970 đến những năm 90 để kết luận xem có vụ nào gây ra do lòng thù ghét người đồng tính hay không.
Trong 88 vụ, hầu hết các ca tử vong đã được giải thích, hoặc ít nhất là đưa đến một số kết luận, nhưng các sai sót mà SBS đã phát giác ra tập trung vào 30 vụ án bí ẩn chưa tìm được lời giải đáp.
Từ đó, một bản tóm tắt của cảnh sát dày 439 trang về một cái chết bí ẩn của một trong những người đàn ông đồng tính tên Scott Johnson, người Mỹ đã được chuyển giao cho quan tòa pháp y của chính phủ hồi năm ngoái.
Về cái chết của Whiliam Rooney, ông Duncan McNab, thám tử cảnh sát và nhà văn viết về tội phạm thậm chí đã báo động cho phân đội chống Sát nhân và phân đội Unsolved Homocide về việc lập hồ sơ điều tra về cái chết của người này hồi tháng Năm.
Nhưng cảnh sát không hề liên lạc với ông Duncan McNab.
Khi được hỏi rằng vì sao người gióng lên tiếng chuông báo động về vụ sát nhân vì thù ghét đồng tính này không được hỏi tới, chỉ huy trưởng cảnh sát ông Tony Crandrell cho biết điều này không phù hợp với phương pháp điều tra của Cảnh Sát.
"Tất nhiên,tôi không phản đối. Tôi muốn có được các dữ kiện trước đã. Tôi sẵn lòng  nói chuyện về vụ này khi gộp  được tất cả những dữ kiện lại với nhau. Nhưng tôi chắc chắn sẽ không bênh vực cho một cuộc điều tra nếu điều tra ấy đã không được tiến hành một cách triệt để. "
Chưa đầy ba tuần sau cái chết của Rooney, người ta tìm thấy một người đàn ông 21 tuổi, đi uống rượu ở các bar và bị đánh gây chấn thương đầu nghiêm trọng ở Wollongong.
Trong một cuốn sách sắp xuất bản, có tựa đề " Getting Away With Murder"tạm dịch là " Thoát tay kẻ sát nhân", Nhà văn Duncan McNab cho biết một cuộc kiểm tra y tế theo yêu cầu của một thám tử cho thấy các vết thương của người đàn ông nói trên là do bị tấn công tình dục.
Và ông McNab nói về cái chết của Rooney:
"Trong vòng bốn hoặc năm tuần, một loạt các vụ tấn công khủng khiếp đối với những người đàn ông đồng tính, rất giống nhau khiến các nạn nhân khốn khổ này mất mạng, bắt đầu xảy ra ở Wollongong. Các tình tiết giống hệt nhau. thường là họ bị những kẻ say rượu tấn công, một số trong bọn họ bị đe dọa, một số  bị đánh thật sự, đánh vào phía sau đầu, bằng những vật nặng, thường là một tảng đá"
"Trong vòng bốn hoặc năm tuần, một loạt các vụ tấn công khủng khiếp đối với những người đàn ông đồng tính, rất giống nhau khiến các nạn nhân khốn khổ này mất mạng, bắt đầu xảy ra ở Wollongong. Các tình tiết giống hệt nhau. thường là họ bị những kẻ say rượu tấn công, một số trong bọn họ bị đe dọa, một số bị đánh thật sự, đánh vào phía sau đầu, bằng những vật nặng, thường là một tảng đá"
Thêm nhiều tắc trách của Cảnh sát
Trường hợp bị bỏ xó không điều tra như cái chết của Rooney với lời phê "không thể xác nhân" đâu phải là trường hợp duy nhất?
Đó cũng là câu trả lời của cảnh sát trong ba trường hợp khác trong báo cáo gửi  quan tòa pháp y, và trong mỗi trường hợp, cảnh sát đã không hề liên lạc với các nguồn cung cấp dữ kiện để xác minh.
Trong vụ của Peter Sheil hồi năm 1983, một nạn nhân mà thi thể với khóa cửa quần bị mở được tìm thấy ở một ghềnh đá nhô ra trên vùng biển phía đông Sydney.
Nhưng, một lần nữa, báo cáo cho biết không có hồ sơ pháp y về cái chết của một người tên đó và rằng, trong khi các thông tin được cho là do một anh chị em ruột của nạn nhân cung cấp cũng không được xác nhận.
Anh trai của nạn nhân cho biết cảnh sát đã không bao giờ tiếp xúc với gia đình, nhưng ông và hai anh chị em khác đã được trích dẫn lời trong một bài viết trên tạp chí Sydney Morning Herald ba năm trước đây.
Peter Sheil không phải là người đồng tính, nhưng ông bị bệnh tâm thần, và anh chị em của ông cho rằng ông đã bị tưởng lầm là người đồng tính khi lang thang qua một khu vực trên đỉnh vách đá nổi tiếng là nơi dân đồng tính trao đổi xác thịt.

Công lý không được thi hành
Wayne Davis, người yêu trước đây của WIlliam Rooney cho biết, người đi rồi đã đành, kẻ ở lại trong hoàn cảnh này khó mà vượt qua được.
"Mất một người thân đã là rất khổ, nhưng mất đi một người thân trong hoàn cảnh bạo lực thương tâm như vậy, người ta không bao giờ vượt qua được. Bill đã có một bạn tình có bạn bè yêu thương. Tất cả những nạn nhân bị hại đã có người yêu, gia đình, bạn bè yêu thương. Nhưng tội ác đã hủy hoại tất cả, không những người đã chết mà cả người sống nữa , bởi vì tội ác đã không được đưa ra ánh sáng công lý một cách nghiêm chỉnh "
Cho đến nay, cảnh sát chấp nhận tám trong số 30 trường hợp chưa được giải quyết có thể gây ra do thù ghét người đồng tính.
Hồi năm ngoái, Cảnh sát cũng treo giải thưởng một trăm ngàn úc kim cho bất cứ ai cung cấp tin tức liên quan dẫn đến việc bắt giữ các tên sát nhân  có nhúng tay vào bốn trong số tám vụ nói trên.
Để đọc câu chuyện đầy đủ, quí thính giả có thể vào trang web tương tác đặc biệt của đài SBS tại




Share