'Nữ thiên sứ hộ mệnh' cho quân nhân Úc ở Afghanistan

Afghan security officials at Kabul airport after the recent attack

Lực lượng an ninh Afghan tại phi trường Kabul Source: AAP

Lần đầu tiên, một nhóm nữ quân nhân Úc đã được triển khai lực lượng sang thành phố đầy nguy hiểm Kabul để bảo vệ các nam quân nhân đang làm nhiệm vụ ở đó.


Binh nhì Tegan Norris và Louise Marshall đã trải qua đợt tập huấn quân sự cùng nhau, họ cùng được phân công chung một đơn vị và giờ đang sát cánh làm nhiệm vụ ở Kabul.

Cả hai đều thuộc Đơn vị Bảo vệ Lực lượng tại căn cứ Qargha, thực hiện nhiệm vụ cùng với các nam quân nhân bộ binh khác.

Các nữ quân nhân này còn được biết với tên gọi ‘Thiên sứ hộ mệnh’ – nghĩa là những vệ sĩ của các quân nhân khác.

Như binh nhì Norris, cô luôn được trang bị vũ khí, ít nhất là một khẩu súng ngắn, để đi theo bảo vệ nhân viên của Úc tại trường quân sự ở Afghanistan        

“Mối đe dọa đến từ trong nội bộ nhiều hơn, đối với cả học viên lẫn người huấn luyện. Bạn sẽ phải có bản lĩnh thoải mái để có thể giao tiếp bình thường với mọi người, và cũng phải có cặp mắt tinh tường để quan sát chuyện gì đang bất thường diễn ra.”
“Mối đe dọa đến từ trong nội bộ nhiều hơn, đối với cả học viên lẫn người huấn luyện. Bạn sẽ phải có bản lĩnh thoải mái để có thể giao tiếp bình thường với mọi người, và cũng phải có cặp mắt tinh tường để quan sát chuyện gì đang bất thường diễn ra.”
Binh nhì Marshall cho hay, việc triển khai quân đội đến Afghanistan là một trải nghiệm mới so với những vai trò trước đây của cô khi còn ở trong đơn vị hậu cần.         

“Khi chúng tôi mới đến đây, chúng tôi luôn ở trong tâm thế cảnh giác cao độ, mọi thứ đều rất khác, bởi vì đây là một quốc gia hoàn toàn khác, chúng tôi không được chuẩn bị rất nhiều thứ. Nhưng cho đến nay đã là 5 tuần rồi và chúng tôi đã bắt đầu quen dần với mọi thứ ở đây, chúng tôi thấy thoải mái hơn một chút. Vẫn còn có những chuyện khiến chúng tôi phải đôi lúc hồi hộp, nhưng nói chung thì không có gì đặc biệt khiến chúng tôi phải quá lo lắng nữa.”

Hai nữ quân nhân này không thuộc lực lượng bộ binh, nhưng họ làm nhiệm vụ ở tuyến trước, đóng vai trò giống như những quân nhân chiến đấu ở Afghanistan.

Chỉ có một vài nữ vệ sĩ như vậy trong lực lượng quân đội tại Úc, nhưng tại Afghanistan, họ đóng vai trò rất quan trọng và rất cần những vệ sĩ như vậy, nơi đây một số lớp học quân sự chỉ cho phép nữ học viên được học.

Binh nhì Marshall nói cô đã trải qua 3 tháng tập huấn bộ binh, sử dụng vũ khí và các lớp học tự vệ trước khi được triển khai lực lượng.            

“Mười hai tuần tập huấn trong thực tế giúp chúng tôi hòa nhập và làm quen với nhau. Chúng tôi bắt đầu hiểu nhau, và làm những chuyện mà chỉ có đàn ông mới làm. Và khi đạt đến mức độ đó, chúng tôi đã thực sự sẵn sàng làm những chuyện chỉ dành cho các nam quân nhân.”

Có khoảng 300 quân nhân Úc ở khắp Kabul, làm nhiệm vụ hỗ trợ, cố vấn, và huấn luyện do NATO dẫn đầu.

Các quân nhân Úc không chủ động tham gia chiến đấu trong các chiến dịch, nhưng thành phố này là nơi khá nguy hiểm buộc họ luôn phải trong tâm thế sẵn sàng.

Như mới tuần trước, phi trường Kabul đã trở thành mục tiêu của hỏa tiễn và súng cối chỉ ngay sau khi phi cơ của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ hạ cánh.

Và một kẻ đánh bom tự sát đã tấn công một đoàn xe quân sự Đan Mạch đang di chuyển ở Kabul.

Định hướng đường đi ở Kabul là một trong những công việc nguy hiểm nhất của Lực lượng Bảo vệ quân nhân Úc, và người làm công việc này phải ở trong những chiếc xe bọc thép.

Hạ sĩ Andrew Norrie là người chỉ huy xe thiết giáp Bushmaster, làm nhiệm vụ đưa quân nhân Úc đi từ căn cứ này sang căn cứ khác      

“Mức độ nguy hiểm tại Kabul rất cao do có rất nhiều phe nổi dậy, cho nên chúng tôi được yêu cầu phải dùng những xe PMV, loại xe bọc thép bảo vệ những chuyên gia cố vấn. Giao thông ở đây khá khó khăn, cho nên di chuyển những chiếc xe kềnh càng như thế này qua các đoạn đường luôn là thử thách cho chúng tôi, và đòi hỏi các quân nhân trong đơn vị của tôi rất nhiều kỹ năng để vượt qua.”

Ông nói mối nguy hiểm lớn nhất mà đoàn xe của ông phải đối mặt là tấn công hỏa tiễn và súng cối, các tai nạn giao thông và những kẻ đánh bom tự sát.       

“Trong xe chúng tôi có hệ thống vũ khí trên mui xe, được sử dụng để quan sát mọi địa hình. Chúng tôi có thể quan sát xung quanh xe từ bên trong. Lúc nào cũng vậy, tài xế và phụ xe luôn phải quan sát địa hình. Khi ra khỏi thành phố Kabul, luôn luôn có nguy cơ gặp xe đánh bom. Cho nên chúng tôi phải luôn quan sát mọi xe hơi có biểu hiện lạ.”

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share