Nuôi con ở Úc: Dạy con tự kỷ, không có chỗ cho sự mặc cảm của cha mẹ

Một buổi sinh hoạt của những người mẹ có con tự kỷ tại Foot Choice & Allied Health Footscray

Một buổi sinh hoạt của những người mẹ có con tự kỷ tại Foot Choice & Allied Health Footscray Source: Supplied

Khi sở hữu nguồn quỹ hỗ trợ khuyết tật quốc gia NDIS, phụ huynh có quyền hạn để tự mình đưa ra quyết định về những gì quan trọng đối với con cái họ và lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ. Một phòng khám cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho trẻ khuyết tật và chậm phát triển của người Việt chia sẻ với phụ huynh cách lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp.


Khi sở hữu nguồn quỹ hỗ trợ khuyết tật quốc gia NDIS, phụ huynh có quyền hạn để tự mình đưa ra quyết định về những gì quan trọng đối với con cái họ và lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ. Họ cũng có thể tự quản lý ngân sách của mình hoặc tìm đến một chuyên gia về kế toán, tài chính để được tham vấn.

Cụ thể, phụ hunh có thể lựa chọn để tự quản lý khoản tài trợ NDIS của con và thanh toán trực tiếp cho các nhà cung cấp.

Cha mẹ cũng có thể chọn thuê một đại lý để quản lý khoản tài trợ của mình, trong khi vẫn có thể chọn nhà cung cấp dịch vụ cho mình. Điều này được gọi là 'Quản lý theo Kế hoạch'.

Một Nhà Cung Cấp Dịch Vụ cho Người Khuyết Tật (Disability Service Provider) sẽ giúp người khuyết tật có được dịch vụ trợ giúp đã đề ra trong bản kế hoạch NDIS. Qua chương trình NDIS, phụ huynh có quyền chọn nhà cung cấp dịch vụ cho mình và thay đổi nhà cung cấp bất cứ lúc nào quý vị muốn.

Chứng tự kỷ là một khuyết tật phức tạp với tỉ lệ người mắc khá cao, khoảng 70 triệu người trên toàn thế giới, đến nay khoa học chưa tìm được nguyên nhân và cách chữa trị.

Tại Úc, Theo Autism Spectrum Australia, ước tính cứ khoảng 100 người thì lại có 1 người mắc chứng tự kỷ. Số bé trai có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn bé gái.
Chị Mai Phạm, giám đốc của công ty Foot Choice & Allied Health tại Footscray
Chị Mai Phạm, giám đốc của công ty Foot Choice & Allied Health tại Footscray Source: Supplied
Tham gia vào một buổi chơi và học của những người mẹ có con tự kỷ do Foot Choice & Allied Health Footscray tổ chức cùng Kids-talk-n-play mới thấy được nỗ lực không mệt mỏi của những bà mẹ, trong việc giúp con hòa nhập cùng bạn bè, tham gia vào trò chơi và giao tiếp xã hội.

Chị Mai Phạm, giám đốc của công ty Foot Choice & Allied Health tại Footscray, một phòng khám cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho trẻ khuyết tật và chậm phát triển chia sẻ với SBS những khó khăn mà cha mẹ gốc Việt có con tự kỷ thường gặp phải .

“Nhiều phụ huynh gặp cản trở về mặt ngôn ngữ. Do đó cha mẹ ít tiếp cận với các nguồn thông tin, mặc dù chính phủ cũng như nhiều bác sĩ chuyên môn đã cung cấp thông tin trên mạng, chủ yếu là tiếng Anh.
Rất nhiều trường hợp cha mẹ là những người có trình độ cao trong xã hội, nhưng lại không chấp nhận sự thật con bị tự kỷ nên hay nói tránh là hôm nay con ngủ không đủ, ăn không tốt, thay đổi tâm lý, mà không thật sự cởi mở chấp nhận tình trạng đó. Điều này tạo thiệt thòi cho con, khi cha mẹ bỏ lỡ những cột mốc vàng để can thiệp đúng lúc và kịp thời để giúp con phát triển nhanh và tiến bộ.
Khi gửi con theo học ở các trường đặc biệt, cha mẹ cũng khó thể theo sát được tình trang của con vì rào cản về ngôn ngữ.

Thứ hai là định kiến trong cộng đồng và các gia đình, khi cho rằng việc con bị chậm phát triển là do người phụ nữ không biết cách chăm sóc con. Nhưng thực tế việc chăm sóc con cần sự động viên, hỗ trợ tinh thần từ cả hai phía cha và mẹ. Khi con tự kỷ và chậm phát triển, cha mẹ là người tiếp xúc trực tiếp với con hàng ngày.

Một ngày mình gặp gỡ khoảng 6-7 khách hàng, mình đã thấy rất áp lực. Nhưng với các cha mẹ tiếp xúc với các con 24/24, 7 ngày trong tuần, mình có thể tưởng tượng mức độ vất vả của các cha mẹ như thế nào”, chị Mai Phạm nói với SBS.

Một trong những điều mà phụ huynh quan tâm là tìm và lựa chọn được những nhà cung cấp phù hợp cho bệnh tình của con minh.

“Rất nhiều trường hợp cha mẹ là những người có trình độ cao trong xã hội, nhưng lại không chấp nhận sự thật con bị tự kỷ nên hay nói tránh là hôm nay con ngủ không đủ, ăn không tốt, thay đổi tâm lý, mà không thật sự cởi mở chấp nhận tình trạng đó.

Điều này tạo thiệt thòi cho con, khi cha mẹ bỏ lỡ những cột mốc vàng để can thiệp đúng lúc và kịp thời để giúp con phát triển nhanh và tiến bộ.

Cha mẹ nên dành thời gian trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho trẻ chậm phát triển hoặc tự kỷ, yêu cầu họ phân tích các lợi ích, đồng thời tìm hiểu, so sánh giữa các nơi, lấy sự phát triển của con lên hàng đầu để chọn lựa.

Cha mẹ cần phải quan sát xem các chuyên gia trị liệu hoặc các chương trình điều trị có phù hợp với con hay không. Họ chỉ làm việc với con 1-2 tiếng một tuần, nhưng cha mẹ là người theo sát, đồng hành và hỗ trợ con cả ngày, do đó cha mẹ nên theo dõi, hỗ trợ cho con.

Nếu cha mẹ chỉ lệ thuộc vào sự hỗ trợ của các chuyên gia trị liệu thì không thể mang lại kết quả khác biệt cho con”.

Mời quý vị nhấn vào audio để nghe phần phỏng vấn.

Share