Palestine phản bác kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ

Palestinian President Mahmoud Abbas holds up a document as he speaks during a Security Council meeting at United Nations headquarters, Tuesday, Feb. 11, 2020. (AP Photo/Seth Wenig)

Palestinian President Mahmoud Abbas speaks during a Security Council meeting at United Nations headquarters, Source: AP

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã giận dữ từ chối kế hoạch hòa bình ở Trung Đông của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Trong khi đó đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc đã cáo buộc ông Mahmoud Abbas là kẻ nói hai lời, lập lờ có chủ ý.


Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas phát biểu với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng kế hoạch hòa bình ở Trung Đông của Tổng thống Donald Trump là "một món quà cho Israel" và là điều mà người Palestine không thể chấp nhận được.

"Chúng tôi từ chối đề nghị này vì nó cho rằng miền Đông Jerusalem không còn thuộc chủ quyền của Nhà nước Palestine. Chỉ riêng điều đó là đủ để chúng tôi từ chối kế hoạch này. Kế hoạch này sẽ khiến Palestine bị chia cắt mà không có sự kiểm soát nào trên đất liền, trên không và đặt dấu chấm hết cho người tị nạn Palestine.

Thỏa thuận này sẽ chấm dứt mọi cơ sở cho một kế hoạch hòa bình, đồng nghĩa với việc từ chối tất cả các thỏa thuận và nghĩa vụ để thiết lập hai quốc gia dọc theo đường biên giới trước năm 1967. Kế hoạch này sẽ không mang lại hòa bình. hoặc ổn định cho khu vực.

Do đó chúng tôi sẽ không chấp nhận kế hoạch này. Chúng tôi sẽ đối đầu kế hoạch này ngày từ bây giờ."

Tuy nhiên Đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc, ông Daniel Danon, đã chỉ trích lập trường của ông Abbas.

"Abbas rất thành thạo nghệ thuật đánh nước đôi. Ông ta đến Liên Hợp Quốc, ông ta giả vờ cam kết hòa bình, nhưng vẫn kích động các hoạt động ở quê nhà.

Trước khi ông ta rời đi, Abbas khuyến khích người Palestine nổi loạn và sử dụng các hành động bạo lực đối với người Israel. Kết quả đáng buồn là thương vong từ cả hai phía, người Palestine và người Israel."

 Ông Abbas khẳng định rằng kế hoạch do phía Mỹ đưa ra là không khả thi.

"Đây là tình thế mà họ sẽ cung cấp cho chúng tôi. Thật sự giống như một miếng pho mát méo mó. Ai trong số quý vị sẽ chấp nhận tình trạng tương tự và hoàn cảnh như vậy?”
Abbas rất thành thạo nghệ thuật đánh nước đôi. Ông ta đến Liên Hợp Quốc, ông ta giả vờ cam kết hòa bình, nhưng vẫn kích động các hoạt động ở quê nhà.
94% người Palestine từ chối sáng kiến hòa bình Trung Đông của Tổng thống Donald Trump, theo một cuộc thăm dò được công bố vào thứ Ba tuần này.

Cuộc thăm dò cũng phát hiện sự ủng hộ cho giải pháp hai nhà nước với Israel giảm mạnh và gần hai phần ba ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang.

Ông Danon nói với Hội đồng Bảo an kêu gọi Tổng thống Abbas giảm bạo lực và tham gia vào các cuộc đàm phán trực tiếp để giải quyết cuộc xung đột ở Trung Đông.

"Về phần Israel, chúng tôi tiếp tục sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp với người Palestine. Tổng thống Abbas không nên đến New York. Ông nên đến Jerusalem giống như cách mà Tổng thống Sadat đã làm, khi ông đến phát biểu tại quốc hội ở Knesset. Chúng tôi vẫn cam kết với tiến trình chính trị của mình và chúng tôi cảm ơn chính quyền Trump đã cố gắng trở thành một phần của giải pháp chứ không phải là vấn đề."

Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ Philippe Goffin, đại diện cho các thành viên Liên minh Châu Âu của Hội đồng Bảo an, đã nhấn mạnh cam kết của EU đối với giải pháp hai nhà nước.

“Chúng tôi tái khẳng định mối quan tâm của chúng tôi về hoạt động định cư của Israel tại Lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng là bất hợp pháp trong Luật Q uốc tế và tạo thành một trở ngại cho hòa bình cũng như giải pháp hai nhà nước.

Chúng tôi bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hoạt động thôn tính tiềm tàng, sau khi nhiều lần kêu gọi sáp nhập các khu vực ở bờ Tây.

Việc sáp nhập bất kỳ phần nào của Lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng bao gồm miền Đông Jerusalem đều hành vi vi phạm Luật pháp quốc tế, làm suy yếu khả năng tồn tại của giải pháp hai nhà nước và thách thức triển vọng hòa bình chính đáng, toàn diện và lâu dài."

Tổng thống Abbas hoan nghênh các nỗ lực hòa giải của cái gọi là Bộ tứ Trung Đông - Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ, EU và Nga - nhưng nói rằng đây không phải là nơi một mình Hoa Kỳ có thể đưa ra kế hoạch.

"Thành thật mà nói, một mình Hoa Kỳ không thể là người hòa giải duy nhất. Trong số bộ tứ, Hoa Kỳ được chào đón nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu Mỹ xuất hiện với tư cách là người hòa giải duy nhất, chúng tôi sẽ không chấp nhận."


Share