Hãy nói chuyện với người thân về cái chết

Western Sydney Local Health District multimedia manager Carlos Furtado has photographed Mount Druitt staff to show how they carefully treat patients.

Western Sydney Local Health District multimedia manager Carlos Furtado has photographed Mount Druitt staff to show how they carefully treat patients. Source: NSW HEALTH

Số lượng bệnh nhân nhập viện để chăm sóc sức khỏe cuối đời đang tăng mạnh, con số này hiện cao hơn bất kỳ các hình thức nhập viện khác. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc cho người cao niên và bệnh nhân đang khuyến khích mọi người bắt đầu có những cuộc trò chuyện với gia đình về kế hoạch cuối đời của họ.


Việc chăm sóc sức khỏe cuối đời (palliative care) ngày càng trở nên phổ biến và được quan tâm nhiều hơn tại Úc.  

Một báo cáo của Viện Y tế và Phúc lợi cho thấy kể từ năm 2012, số lượng bệnh nhân nhập viện để được chăm sóc y tế cuối đời đã tăng hơn 25% từ năm 2016 đến 2017.  Hơn 77.000 lượt nhập viện có liên quan đến việc chăm sóc giảm đau do bệnh tật trầm trọng. Hơn một nửa số bệnh nhân đã qua đời trong bệnh viện. 

Giám đốc điều hành Matthew James của Viện Y tế và Phúc lợi Úc so sánh dịch vụ chăm sóc cuối đời  tang 25%, trong khi các hình thức nhập viện khác chỉ tang 18%. 

“Dân số già tại Úc và những người mắc bệnh mãn tính ngày một gia tăng. Điều đáng chú ý là  trong năm 2016/2017, có 76% tất cả các ca nhập viện để chăm sóc giảm đau đớn cuối đời đều dành cho người cao niên 65 tuổi trở lên.” 

Phúc trình cũng phát hiện hơn một nửa số lượng bệnh nhân nhập viện để chăm sóc y tế cuối đời, có liên quan đến bệnh ung thư. 

Bản báo cáo được phát hành trùng với “Tuần lễ Chăm sóc Sức khỏe Cuối đời tại Úc”, một tuần dành riêng để chúng ta bắt đầu một cuộc trò chuyện về cái chết, việc chăm sóc cuối đời, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho những người thân trong những ngày cuối cùng của cuộc sống. 

Giám đốc điều hành Linda Hansen của Trung tâm Chăm sóc cuối đời New South Wales nói rằng nhiều người không có đủ thông tin.

“Tôi nghĩ rất nhiều người có thể không nhận được đủ thông tin về dịch vụ chăm sóc y tế cuối đời, dịch vụ chăm sóc tại nhà cũng như những hỗ trợ y tế cho những bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo tại nhà. Nếu chúng ta hiểu biết tất cả những dịch vụ này và những gì sẽ xảy ra, chúng ta sẽ đỡ hoảng sợ hơn khi tình huống không may diễn ra.”

Mặc dù nhiều người chia sẻ họ muốn chết ở nhà, dữ liệu cho thấy hầu hết cuối cùng những bệnh nhân này đều phải nhập viện.

Bà Hansen nói rằng cần có thêm các cuộc trò chuyện xung quanh các hình thức chăm sóc y tế cuối đời, cũng như hỗ trợ nhiều hơn cho "các dịch vụ tại nhà".

“Hiện nay không có đủ hỗ trợ cho mọi người trên khắp nước Úc, để được chăm sóc y tế cuối đời tại nhà. Vì vậy, khi có những tình huống khẩn cấp xảy ra sau giờ làm việc, vào giữa đêm, các thành viên gia đình chỉ cần có thể gọi điện cho ai đó mà họ biết là người tốt nhất có thể hỗ trợ mình. Nếu không có dịch vụ y tế cuối đời, thì một bác sĩ có thể giúp họ vượt qua tình huống nguy cấp. Do đó, việc trò chuyện trước về kế hoạch chăm sóc y tế cuối đời để gia đình của quý vị có thể hiểu rõ rất cần thiết. Ngoài ra các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của quý vị cần biết nguyện vọng của quý vị khi qua đời, trước khi quý vị rơi vào hoàn cảnh này".

 Việc trò chuyện về cái chết và sức khỏe cuối đời không hề dễ dàng. Thế nhưng cơ quan cao nhất về chăm sóc y tế cuối đời nói rằng đó là một cuộc trò chuyện quan trọng, đặc biệt đối với những người mong muốn tìm kiếm sự thoải mái, nhẹ nhàng trong những ngày cuối cùng của họ.

 


Share